Phân tích bài thơ Ba tiêu của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi là một nhà thơ tài ba của nền văn học Việt Nam, những sáng tác của ông vô cùng xuất sắc và để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc, một trong những bài thơ ấy chính là bài thơ Ba Tiêu. Sau đây, mời các em tìm hiểu bài viết phân tích bài thơ Ba tiêu của Nguyễn Trãi.
Bài thơ Ba tiêu của Nguyễn Trãi
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,
Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu, gượng mở xem..
Phân tích bài thơ Ba tiêu của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi là tác giả tài ba của nền văn học Việt Nam, những sáng tác của ông được xem là “thiên cổ hùng văn” của dân tộc và bài thơ Ba tiêu là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của ông. Bài thơ là một bài ca giao cảm với thiên nhiên, vạn vật, với cây chuối đang dần dần chín trong mùa xuân. Ngoài ra bài thơ Ba tiêu còn là một lời tâm sự của một người tràn đầy tình yêu và cuộc sống, về sự lạ và đẹp của cây chuối như một bức thư tình thầm kín và lãng mạn.
Nếu các nhà thơ ngày xưa hay lựa chọn những chủ đề xa vời, đẹp đẽ thì Nguyễn Trãi lại lựa chọn một chủ đề hết sức dân dã và bình dị: cây chuối, vô cùng gần gũi với đời sống và khung cảnh làng quê:
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,
Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Bài thơ được viết vào khoảng độ đầu xuân, tác giả mới viết rằng “bén hơi xuân”. Cây chuối là một loại cây vô cùng dễ trồng, không hề kén đất, dù cho đất có khô cằn và chai sạn thì cây Ba tiêu vẫn “tốt lại thêm”. Cây đang xanh tươi giờ đây lại càng tốt hơn bởi vì mùa xuân đang đến, thổi một làn hơi mới cho vạn vật, cây lại tốt thêm nhiều như một vị anh hùng đã tìm được đất dụng võ cho riêng mình. Khi lá khô héo, cây chuối vẫn như người trung nghĩa mãi bám chặt vào thân mãi không rời, vô cùng ý nghĩa và cảm động.
Sang câu thơ tiếp theo, tác giả Nguyễn Trãi đã sử dụng từ “buồng” một cách độc đáo, buồng ở đây vừa có thể hiểu theo nghĩa đây là từ chỉ “buồng chuối” hoặc có thể hiểu là buồng của các thiếu nữ ngày xưa. So với các loài cây khác cho ra “buồng” vô cùng kì lạ, thế nhưng nó lại mang trong mình “màu thâu đêm”, đó chính là mùi hương thơm ngát, là sự toả ngát hương chuối lan trùm khắp không gian.

Hai câu thơ tiếp theo dồn nén bao tâm tư, xúc cảm, sức nặng của toàn bộ bài thơ:
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu, gượng mở xem..
Theo một vài nghiên cứu thì câu thơ này của Ức trai được viết dựa trên một vế câu đối “Thư lai tiêu diệp văn do lục” có nghĩa là “ Thư viết trên lá chuối gửi đến lời văn còn xanh”, đây được xem như là một sự sáng tạo độc đáo và mới lạ của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi đã nhìn hình ảnh chiếc tàu lá chuối như một bức thư tình, vẫn còn đang phong kín lại, bên trong đó là biết bao tâm sự còn đang dang dở, bao tình cảm và suy tư của đôi lứa yêu nhau. Cách nói “Phong còn kín” là một cách nói vô cùng độc đáo và mới lạ khi chỉ sự e lệ, ngại ngùng, còn trong trắng của tàu lá chuối. Nguyễn Trãi đã nhìn vạn vật bằng ánh mắt có tình, chỉ là một tàu lá chuối bình thường nhưng lại được ví như bức thư tình của đôi trai gái yêu nhau, vô cùng cuốn hút và mới lạ.
Và tình tứ nhất có lẽ phải kể đến câu thơ cuối cùng “Gió nơi đâu, gượng mở xem…”. Qua câu thơ, người đọc dường như cảm nhận được từng đợt gió xuân nhè nhẹ, man mát đang thổi, bằng thủ pháp nhân hoá độc đáo, Nguyễn Trãi đã nhân hoá cơn gió như một đôi bàn tay ngập ngừng, run rẩy, ngại ngùng và thận trọng mở bức thư tình còn đang dang dở ấy. Cây chuối và gió xuân lúc bây giờ cũng được bạn đọc liên tưởng đến hình ảnh chàng trai và cô gái, họ yêu nhau say đắm, chàng trai thì trẻ trung, đầy sức sống, còn cô gái thì e thẹn, nghẹn ngùng. Một ý thơ vô cùng hay và để lại rất nhiều cảm xúc cho bạn đọc.
Thông qua bài thơ Ba tiêu của Nguyễn Trãi, người đọc cảm nhận được sự tài ba và khéo léo trong việc vận dụng các biện pháp tu từ của tác giả, kết hợp với các hình ảnh liên tưởng giản dị và mộc mạc, khiến người đọc vô cùng ấn tượng không chỉ trước khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ mà còn là những tình cảm đặc biệt của chính tác giả, tình cảm lứa đôi lãng mạn. Bài thơ xứng đáng là một bài thơ hay nhất của Nguyễn Trãi và sẽ mãi neo đậu trong trái tim bạn đọc mặc kệ thời gian có qua đi.
-------------------------------------
Trên đây là bài viết phân tích bài thơ Ba tiêu của Nguyễn Trãi. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn văn!