Phân tích bài thơ Đất Nước đoạn 3 (chi tiết)

icon-time5/1/2023

Đoạn thơ bắt đầu từ những truyền thuyết, huyền thoại đã được lưu truyền bao đời nay. Nhưng qua cái nhìn đầy mới mẻ, độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm. Những ngọn núi, dòng sông không đơn thuần là cảnh sắc thiên nhiên bình thường, mà trong đó ẩn dấu bao câu chuyện của văn hóa lịch sử tính chất thiêng liêng


Dàn ý Phân tích bài thơ Đất Nước đoạn 3 (chi tiết)

I. Mở bài 

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm: sinh ra và lớn lên trong một gia đình tri thức cách mạng, ông là một nhà thơ nổi bật trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Giới thiệu đôi nét về bài thơ Đất Nước: được hoàn thành ở chiến khu Trị- Thiên, in lần đầu vào năm 1974.

Xác định rõ vấn đền cần nghị luận: đoạn thơ thứ 3. 

II. Thân bài

- Nội dung đoạn thơ: Với cái nhìn sâu rộng, Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện hết sức mới mẻ về những địa danh, thắng cảnh tiêu biểu của Đất Nước.

- Giá trị nghệ thuật.

+ Sử dụng linh hoạt và sáng tạo chất liệu dân gian vào những vần thơ hiện đại.

+ Bút pháp trử tình chính luận.

III. Kết bài 

- Trích dẫn một số nhận định hay về bài thơ Đất Nước.

- Nêu cảm nhận của bản thân sau khi học xong tác phẩm.

Dàn ý Phân tích bài thơ Đất Nước đoạn 3 (chi tiết)

Phân tích bài thơ Đất nước đoạn 3 (chi tiết)

Nguyễn Khoa Điểm cũng là một trong số các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược. Trong những năm tháng chiến đấu quyết liệt ấy, giống với những nhà văn cùng thơi khác, ông cũng chọn đất nước làm đề tài chính, qua đó nhằm ca ngợi và cổ vũ tinh thần, hào khí cách mạng. Trong đó, “Đất Nước” là một trong số các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khoa Điềm. Đoạn thơ thứ 3 chính là những lập luận sắc bén nhưng cũng đằm thắm tính trữ tình để từ đó giúp độc giả trả lời câu hỏi: Ai đã làm nên Đất Nước?

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”.

Lượt qua có thể thấy, hàng loạt các địa danh, tiêu biểu của Đất Nước đã được Nguyễn Khoa Điềm kể ra. Đó là những nơi đã in đậm dấu ấn lịch sử, dấu ấn tinh thần, lối sống nhân dân. Qua đó nhà thơ đã tinh tế mà ca ngợi rằng, những thắng cảnh tuyệt đẹp từ Bắc vào Nam, từ ngược về xuôi, từ rừng núi đổ ra biển cả đều là do nhân dân ta hóa thân thành. Trước hết, nhà thơ đã đưa ta đến miền Bắc thân yêu, nơi có Núi Vọng Phu, hòn Trống mái là tượng trưng cho tình nghĩa thủy chung sâu sắc. Tiếp theo là đến với vẻ đẹp bất tử về lòng yêu nước nồng nàn của người anh hùng làng Gióng, anh dũng bất khuất đánh đuổi giặc ngoại xâm,… những hình ảnh ấy nối tiếp nhau mà hiện lên, qua đó càng chứng tỏ rằng bất cứ danh lam thắng cảnh nào xuất hiện trên dải đất hình chữ S này cũng là mồ hôi, công sức của nhân dân tạo thành. Với cái nhìn đầy bao quát, nhà thơ đã khẳng định rằng nếu thiên nhiên kiến tạo nên thế núi hình sông, thì chính nhân dân mới là những người kiến tạo nên linh hồn cho mỗi ngọn núi, dòng sông đó. Với những dẫn chứng, hình ảnh cụ thể, Nguyễn Khoa Điềm đã thành công chứng minh việc nhân dân đã tạo nên đất nước.

Phân tích bài thơ Đất Nước đoạn 3 (chi tiết)

Đoạn thơ bắt đầu từ những truyền thuyết, huyền thoại đã được lưu truyền bao đời nay. Nhưng qua cái nhìn đầy mới mẻ, độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm. Những ngọn núi, dòng sông không đơn thuần là cảnh sắc thiên nhiên bình thường, mà trong đó ẩn dấu bao câu chuyện của văn hóa lịch sử tính chất thiêng liêng, đó chính là những minh chứng thiêng liêng nhất, xúc động nhất cho sự đóng góp, hóa thân của nhân dân để làm nên Đất Nước.

“ Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sông ông cha

Ôi! Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”.

Từ những khám phá mới mẻ, Nguyễn Khoa Điềm đã đi tới kết luận : Tuy chỉ là những con người bình dị, vô danh, nhưng chính những người dân ấy đã lặng lẽ dân hiến cả cuộc đời mình để tạo nên những dòng sông, những ngọn núi trải dài trên khắp mọi miền của Tổ Quốc. Nhà thơ không khỏi bồi hồ xúc động với lòng yêu mến, tự hào, điều đó đã được thể hiện qua thán từ “ôi”. Cảm ơn những “ cuộc đời” nhỏ bé, đã góp sức mình gây dựng nên nước nhà. 

Bài sự tài hoa của mình, những vần thơ của Nguyễn Khoa Điềm không chỉ gợi được bề dày lịch sử mà còn gợi được không gian mênh mông. Đoạn thơ trên là niềm xúc động thiêng liêng cùng những lời ngợi ca về sự đóng góp, hóa thân to lớn mà những người đi trước đã giữ và lưu truyền lại cho thế hệ mai sau.

--------------------------------------

Trên đây Topbee đã vừa cung cấp tới các em cách lập Dàn ý và bài văn mẫu về Phân tích bài thơ Đất Nước đoạn 3 (chi tiết). Rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, chúc các em học tốt bộ môn Ngữ Văn lớp 12!

Nguyễn Phương Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question