image hoi dap
image hoi dap

Phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau ngắn gọn

icon-time11/12/2023

Năm mới là giây phút mọi người quây quần bên nhau thế nhưng cũng có những việc đáng chê trách và phê phán trong năm mới, chính vì thế Tú Xương đã sáng tác nên bài thơ Năm mới chúc nhau. Sau đây, mời các em cùng Topbee tìm hiểu bài viết phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau.


Dàn ý phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau

1. Mở bài: 

- Giới thiệu về tác giả Tú Xương

- Giới thiệu về nội dung chính của bài thơ Năm mới chúc nhau

- Trích dẫn thơ

2. Thân bài: 

- Nêu những đặc điểm nổi bật, phong cách sáng tác của Trần Tú Xương

- Nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ Năm mới chúc nhau

- Giải thích thể loại thơ trào phúng là gì? Tại sao Tú Xương lại chọn thể loại này để sáng tác nên bài thơ Năm mới chúc nhau?

- Phân tích nội dung chính của bài thơ:

+ Bốn câu thơ đầu: Tác giả mỉa mai, chê bai những người trưởng giả học làm sang, ông đã biến tấu, thêm từ ngữ vào câu chúc quen thuộc của nhân dân ta và câu thơ đã đem đến một ý nghĩa hoàn toàn khác.

+ Bốn câu thơ tiếp theo: Châm biếm, lên án, phê phán những thành phần không có tài cán gì nhưng vẫn mua được chức quan cao trong triều. Bốn câu thơ đã thể hiện sự thối nát, kệch cỡm của bọn chúng nơi quan trường.

+ Bốn câu thơ tiếp: Tác giả mỉa mai, giễu cợt cho thái độ của bọn quan lại khi “mừng nhau cái sự giàu” hay “mừng nhau lắm sự sinh con”. Người đọc thất vọng và buồn bã trước khung cảnh hỗn loạn, nhố nhăng và hài hước trước mắt.

+ Bốn câu thơ cuối: Tưởng đâu là những lời chúc Tết bình thường nhưng cuối cùng lại mang ý nghĩa châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu đang tồn tại trong xã hội.

3. Kết bài: 

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Nêu cảm xúc của em sau khi đọc xong tác phẩm. Em rút ra được bài học gì cho riêng bản thân mình?

- Khẳng định vị trí của tác phẩm trong nền văn học Việt Nam và trong trái tim của độc giả.


Phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau (hay nhất) 

Phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau - ảnh 2

Tú Xương là một trong những tác giả nổi tiếng và tài năng của nền văn học Việt. Những sáng tác của ông có rất nhiều chủ đề đa dạng, và một trong số đó phải kể đến thơ ca Trung đại trào phúng. Bài thơ nổi tiếng nhất của Tú Xương chính là bài thơ Năm mới chúc nhau đã lên án, phê phán những thói hư trong xã hội.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu

Phen này ông quyết đi buôn cối

Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang

Đứa thì mua tước đứa mua quan

Phen này ông quyết đi buôn lọng

Vừa chửi, vừa la cũng đắt hàng.

Nó lại mừng nhau cái sự giàu

Trăm nghìn vạn mở để vào đâu

Phen này ắt hẳn gà ăn bạc

Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu.

Nó lại mừng nhau sự lắm con

Sinh năm đẻ bẩy được vuông tròn

Phố phường chật hẹp người đông đúc

Bồng bế nhau lên nó ở non.

Tú Xương là một nhà thơ tài ba của nền văn học Việt Nam, nhắc đến Tú Xương người đọc sẽ nhớ ngay đến phong cách thơ có sự kết hợp tài tình giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và đậm chất trữ tình. Bài thơ Năm mới chúc nhau là một bài thơ đặc biệt của Tú Xương được viết theo thể thơ trào phúng nhằm lên án, phê phán những điều xấu trong xã hội vào năm mới.

Thể thơ trào phúng là cách viết vô cùng độc đáo, lấy tiếng cười để xây dựng tâm tư, tình cảm của con người và rồi từ đó chống lại những điều xấu xa, thoái hoá, lạc hậu trong xã hội. Việc Tú Xương lựa chọn thể thơ này và viết nên bài thơ Năm mới chúc nhau cũng đã cho thấy được tư duy mới lạ, quyết bảo vệ những giá trị tốt đẹp của ông.

Bài thơ mở đầu với bốn câu thơ:

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu

 Phen này ông quyết đi buôn cối

Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

Mùa xuân đến mang theo niềm vui và lời chúc tốt đẹp mà mọi người dành cho nhau. Thế nhưng trong những vần thơ của Tú Xương, ta đã cảm nhận được một góc nhìn khác. Ông “lẳng lặng” mà ngồi nghe bọn “nó” chúc lẫn nhau, chúc nhau “trăm tuổi bạc đầu râu” là một câu chúc mong muốn sức khoẻ, may mắn đến người nghe thế nhưng Tú Xương đã sử dụng từ “nó” để thể hiện sự chán ghét của mình

Cách xưng hô “ông - nó” đã thể hiện lối nói trịch thượng, lố lăng, coi thường người khác của những người có chức, có quyền trong xã hội ngày xưa. Ông bật cười khi nghe bọn chúng chúc nhau, dùng cối giã trầu có nghĩa là không còn răng để nhai trầu nữa, ta cảm nhận được sự thâm thuý và sâu cay trong những vần thơ của ông.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang

Đứa thì mua tước đứa mua quan

 Phen này ông quyết đi buôn lọng

Vừa chửi, vừa la cũng đắt hàng.

Đồng tiền trong thời kì này có ma lực vô cùng ghê gớm, nó có thể thao túng tất cả và trong đó có chức quan cao quý. Việc mà nhiều người phải cố gắng, ra sức học tập và tu dưỡng nay lại được mua bán một cách dễ dàng. Bốn câu thơ trên đã thể hiện sự thối nát của một thế hệ, sự kệch cỡm của bọn quan lại không có tài nhưng lại dùng tiền để che lấp. “Vừa chửi, vừa la cũng đắt hàng” là một câu thơ đặc biệt đã làm nổi bật rõ rệt thói trơ tráo và vô liêm sỉ của chúng.

Nó lại mừng nhau cái sự giàu

Trăm nghìn vạn mở để vào đâu

Phen này ắt hẳn gà ăn bạc

Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu.

Cách diễn đạt của câu thơ này vô cùng đặc biệt như cách nói khoa trương “trăm nghìn vạn mở”, bọn chung vui mừng và hạnh phúc khi tưởng chừng “phen này ắt hẳn gà ăn bạc” đã thể hiện sự lố lăng, xấu xa trong bản chất con người của chúng.

Nó lại mừng nhau sự lắm con

Sinh năm đẻ bẩy được vuông tròn

Phố phường chật hẹp người đông đúc

Bồng bế nhau lên nó ở non.

Và cuối cùng bọn chúng vui mừng vì “sinh năm đẻ bảy”, thế nhưng lúc này là lúc tiếng cười trào phúng bật ra để làm thấy rõ được sự lộn xộn, ô hợp của lớp người. Tú Xương đã bộc lộ rõ suy nghĩ của mình và lên án những người như thế trong xã hội xưa một cách trực diện và rõ ràng.

Bài thơ là sự vận dụng thành công của những từ ngữ giàu sức gợi hình và gợi tả nhằm mỉa mai những người có tầng lớp cao nhưng không xem ai ra gì trong xã hội xưa. Bài thơ xứng đáng là một trong những bài thơ hay và xuất xắc nhất của Tú Xương.

Phạm Kim Chi
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question