Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Tống biệt hành (Thâm Tâm)

icon-time26/10/2023

Cấu tứ thơ là linh hồn, là mô hình nghệ thuật của tác phẩm, cung cấp cho độc giả một thế đứng, thế nhìn, cách cảm nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Hình ảnh trong thơ, giúp cho việc diễn đạt nội dung thêm gợi cảm, sinh động. Để tìm hiểu sâu hơn về cấu tứ và hình ảnh hãy cùng Topbee đến với tác phẩm Tống biệt hành.


Dàn ý phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Tống biệt hành (Thâm Tâm)

1. Mở bài:

+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm

+ Giới thiệu vấn đề cần nghị  luận ( Cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Tống biệt hành (Thâm Tâm))

2. Thân bài: 

- Phân tích về cấu tứ 

+ Cấu tứ trong nhan đề Tống biệt hành vừa mang phong vị cổ xưa vừa hiện đại.

+ Ngày xưa đưa tiễn nhau thường gắn liền với không gian, địa danh…cụ thể. Thế nhưng ở đây cuộc tiễn đưa diễn ra trong không gian, thời gian không có gì đặc biệt: không ở bến sông mà lòng lại có sóng=> tình cảm đã làm dậy sóng trong lòng.

+ Cấu tứ chủ yếu dựa trên nghệ thuật tương đồng, tương phản

- Phân tích hình ảnh 

+ Hình ảnh mở đầu của bài thơ đó là tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ “sóng lòng”. Cuộc chia li diễn ra trong tâm cảnh. Vừa là tiếp nối ý thơ của người xưa mà có những sáng tạo riêng

+ Hình ảnh ẩn dụ “hoàng hôn trong mắt trong” vừa cụ thể vừa lãng mạn hóa nỗi buồn chứa đầy trong tâm trạng

+ Đặc biệt hình ảnh “ly khách” lặp lại 2 lần vang lên âm điệu trầm hùng của một hành khúc, một tráng ca

+ Những hình ảnh đó biểu hiện những cung bậc cảm xúc giàu giá trị và nó mang những lời thơ sâu lắng, tạo lên những cơn sóng lòng đầy mới mẻ

+ Hình ảnh so sánh “một chị hai chị cùng như sen/ khuyên nốt em trai dòng lệ sót” gợi nhiều liên tưởng khác nhau. Thể hiện nỗi lo của người ra đi về hai người chị, nhấn mạnh sự níu giữ bằng mọi cách của người ruột thịt

3. Kết bài: 

- Tác dụng của cấu tứ cà hình ảnh của bài thơ Tống biệt hành

+ Cấu tứ thơ và hình ảnh đã được Thâm Tâm sử một cách đắc địa, giúp bài thơ trở nên hấp dẫn và gây ấn tượng mạnh mẽ lên người đọc.

+ Tình cảm của tác giả


Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Tống biệt hành (Thâm Tâm)

Đọc một câu thơ hay làm con người ta có cảm giác đứng trước một bến đò gió thổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường và hướng đến những vùng trời đẹp hơn nhân tính hơn. Chính bởi thơ ca luôn mang trong mình những cảm xúc chân thành và làm lay động lòng người ngập tràn cảm giác mà từ đó tạo nên những giá trị trường tồn với thời gian. Viết về hình tượng người tiễn đưa Và hình tượng ly khách nhà thơ Thâm Tâm Đã gieo vào lòng độc giả những cảm xúc khó quên qua tác phẩm “Tống biệt hành”, Đặc biệt thể hiện qua cấu tứ và hình ảnh của bài thơ.

Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Tống biệt hành (Thâm Tâm)

Thâm Tâm là bút danh của Nguyễn Tuấn Trình quê tại Hải Dương. Tên tuổi Thâm Tâm gắn liền với bài “Tống biệt hành”. Bài thơ được viết vào năm 1940, bằng giọng thơ cưng cáp, phản phất hơi thơ cổ, tuy vẫn đượm chút “bâng khuâng khó hiểu của thời đại”, bài thơ đã thể hiện niềm mến thương sự ngưỡng mộ và trân trọng đối với người lên đường đi xa đến cái lớn. Có một điều mọi người dễ nhận thấy và thống nhất với nhau là “Tống biệt hành” vừa mang phong vị cổ xưa vừa hiện đại. Mang phong vị cổ xưa được thể hiện ngay ở tên bài, nó cho thấy sự kế thừa người xưa về mặt thể loại “hành”, vừa có sự kế thừa ở đề tài tống biệt, chưa kể hình tượng ly khác còn gợi cho người đọc liên tưởng đến cuộc ra đi của Kinh kha ở sông Dịch. Tuy viết về đề tài tống biệt quen thuộc và đề cập đến chí làm trai của con người thời đại nhưng Thân Tâm đã có những sáng tạo và cách thể hiện rất độc đáo. Người xưa đưa tiền nhau thường gắn liền với không gian, địa danh… cụ thể, đặc biệt là bến sông. Thế  nhưng ở đây cuộc tiễn đưa diễn ra trong không gian, thời gian không có gì đặc biệt: Không ở bến sông mà lòng lại có sóng. Không phải sóng từ ngoại cảnh tác động hồn người mà chính là tình cảm đã làm dậy sóng trong lòng. Nếu với người xưa ngoại cảnh tác động đến tâm cảnh, khi đến với Thâm Tâm tâm trạng không lệ thuộc vào ngoại cảnh. Nếu như trong thơ Đường xưa cấu tứ thường dựa trên các mối quan hệ giữa không gian - thời gian, hữu hạn - vô hạn….Thì cấu tứ trong “Tống biệt hành” chủ yếu dựa trên nghệ thuật tương đồng và tương phản. Mở đầu bài thơ nghệ thuật tương đồng được tác giả sử dụng rất điêu luyện:

“Đưa người, ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng

Bóng chiều không thẳm, không vàng vọt

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?”

Bốn câu thơ chia thành hai phần câu xứng nhau. Hai câu thành một cặp mỗi cặp là một câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất diễn tả nỗi lòng của người đưa tiễn, còn câu hỏi thứ hai là nỗi lòng của người ra đi tạo lên sự đối xứng giữa “người” và “ta”. Tình cảm của người tiễn là “sóng lòng” con người ra đi là “hoàng hôn trong mắt”. Tạo lên sự tương đồng, cân xứng khiến cho khổ thơ trở nên hài hòa và đồng điệu trong tình cảm của những người trong cuộc. Thủ pháp nghệ thuật xuất sắc nhất có lẽ phải kể đến nghệ thuật tương phản: tương phản giữa người và cảnh. “Không đưa qua sông”, “không thắm, không vàng vọt” nhưng có “tiếng sóng” và “đầy hoàng hôn”. Đây là sự tương phản giữa ngoại cảnh và nội tâm con người. Đặc biệt là sự tương phản trong chính con người: tương phản giữa bề ngoài và tâm trạng. Bề ngoài người khác tỏ ra thản nhiên “một giã gia đình một dửng dưng” Nhưng sâu bên trong lại là buồn đau “hoàng hôn trong mắt trong”. Đó là sự tương phản giữa một người mang chí lớn nhưng tình cảm lại sâu nặng, Nhờ nghệ thuật tương phản, Nhân vật lý cách trở thành hình tượng mang vẻ đẹp, sự đặc sắc hiếm có. Đây chính là đóng góp mới mẻ của Thâm Tâm ở một đề tài rất quen thuộc.

“Đưa người ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng”

Tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ “sóng lòng” để mở đầu bài thơ. Cuộc chia li diễn ra trong tâm cảnh, vừa là tiếp nối ý thơ của người xưa vừa có những sáng tạo riêng. Khác hẳn quan niệm xưa trong văn chương “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Đến với Thâm Tâm nỗi buồn không đến từ ngoại cảnh, mà là sóng buồn trong chính tâm trạng tác giả. Người xưa thường mượn hình ảnh dòng sông con đò để gợi đôi bờ ly biệt. Giống như Đỗ Phủ khi tiễn  bạn lên đường làm việc nghĩa, cũng mượn hình ảnh dòng sông để diễn tả tâm trạng:

“Gạt dòng lệ lúc trên sông tiễn bước

Trời cao man mác nghĩ buồn thay”

Thâm Tâm chỉ mượn ý thơ của người xưa là chia ly, có dòng sông nhưng ở đây dòng sông tạo nên bởi ảo giác chứ không phải dòng sông thật, sóng cũng là “sóng lòng”. Chính lòng người mang một dòng sông ly biệt, chính lòng người tạo lên một cuộc tiễn đưa. Hình ảnh ẩn dụ “hoàng hôn trong mắt trong” là cách diễn đạt vừa cụ thể vừa lãng mạn hóa nỗi buồn chứa đầy trong tâm trạng.  Nỗi buồn dâng tràn từ trái tim nên đôi mắt, thấm đẫm cả buổi li biệt. Điệp ngữ “ly khách” lặp lại hai lần vang lên như một âm điệu trầm hùng của một hành khúc, một trắng ca. Những hình ảnh đó biểu hiện những cung bậc cảm xúc sau giá trị mà nó mang những lời thơ sâu lắng tạo lên những cơn sóng lòng đầy mới mẻ. Hình ảnh so sánh “một chị hai chị cùng như sen/ khuyên nốt em trai dòng lệ sót” gợi nhiều liên tưởng khác nhau.  Thể hiện nỗi lo của người ra đi với hai người chị, nhấn mạnh sự lưu giữ bằng mọi cách của những người ruột thịt. “Nốt” sự níu giữ là hy vọng cuối cùng của người chị đối với người em trai. Người ly khách bị níu giữ từ mọi phía hai người chị yếu đuối, bầy em thơ…Bởi lẽ họ chưa thể hiểu hết lý tưởng của người ly khách. Tác giả cố ý tô đậm sự níu giữ của người thân để bộc lộ mâu thuẫn giữa bề ngoài và tâm trạng bên trong của người ly khách. Từ đây tác giả tô đậm ý chí lớn, bộc lộ tình cảm sâu sắc của người ly khách, người ly khách càng bị níu giữ thì ý chí càng hiện rõ, ly khách cần day dứt, dằn vặt trong lòng thì càng chứng tỏ bề sâu của tình cảm.

Cấu tứ và hình ảnh đã được Thâm Tâm sử dụng một cách đắc địa, giúp bài thơ trở nên hấp dẫn và gây ấn tượng mạnh mẽ lên người đọc. Chẳng ai muốn có những cuộc chia li. Thâm Tâm đã tạo nên một hình tượng đẹp và chân thực về con người qua Tống biệt hành. Thể hiện sự tôn trọng và tình cảm với những người tráng sĩ đã hoàn thành tư tưởng “chí làm trai”. Thâm Tâm đã tạo nên một âm điệu hùng tráng và cổ điển riêng làm phong phú và sâu sắc hơn, với những phương diện giá trị của phong trào thơ mới. Thâm Tâm đã chứng minh rằng phát triển có kế thừa truyền thống là một nguyên tắc sáng tác luôn luôn đúng đắn.

Trần Thùy Dương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question