image hoi dap
image hoi dap

Phân tích đánh giá nội dung truyện ngắn Những ngày mới của Thạch Lam

icon-time15/3/2024

Mỗi chúng ta không còn xa lạ với những tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam Với phong cách đặc biệt, Thạch Lam đã mang tới cho độc giả nhiều cảm xúc qua truyện ngắn Những ngày mới.


Dàn ý Phân tích đánh giá nội dung truyện ngắn Những ngày mới của Thạch Lam

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

Thân bài:

- Tác phẩm "Những ngày mới" của Thạch Lam xây dựng hình ảnh nhân vật chính Tân với ngòi bút giản dị, chân thực.

- Tân là một chàng trai trẻ sống ở một làng quê nghèo nhưng từ nhỏ đã luôn có khát vọng có cuộc sống thành công và được trải nghiệm những tiến bộ ở thành thị, và ước mơ của anh cũng là ước mơ của cha mẹ anh.

- Tuy nhiên, với tình hình kinh tế khó khăn sau chiến tranh và trong giai đoạn đổi mới Tân phải đối mặt với mất việc làm và cha anh qua đời.

- Từ đó, Tân đã thích nghi và tìm thấy hạnh phúc của chính mình.

- Tân được xem là nhân vật đại diện của người dân Việt nam trong thời kì đất nước ở giai đoạn đầu của sự đổi mới, thời kì mà người dân phải lao đao vì công việc, kinh tế khó khăn.

- Nhưng quan trọng nhất, ở Tân và những người nông dân ở ngôi làng yên bình ấy, chúng ta thấy họ luôn vui vẻ, yêu thương nhau, làm việc chăm chỉ, trân trọng những gì mình đang có và luôn khao khát cuộc sống, một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Kết bài: 

Tóm lại vấn đề cần nghị luận


Phân tích đánh giá nội dung truyện ngắn Những ngày mới của Thạch Lam

Thạch Lam luôn tâm niệm: “Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên…, văn chương là một thứ khí lớn thanh cao và đắc lực làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. Và tác phẩm ‘’ Những Ngày mới’’ của Thạch Lam đem đến cho người đọc niềm vui từ chính công việc làm đồng giản dị của một gia đình thường dân trong những ngày mới của đất nước Việt Nam sau khi đổi mới.

Tác phẩm "Những ngày mới" của Thạch Lam xây dựng hình ảnh nhân vật chính Tân với ngòi bút giản dị, chân thực. Tân là một chàng trai trẻ sống ở một làng quê nghèo nhưng từ nhỏ đã luôn có khát vọng có cuộc sống thành công và được trải nghiệm những tiến bộ ở thành thị, và ước mơ của anh cũng là ước mơ của cha mẹ anh. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu đổi mới đất nước với tình hình kinh tế khó khăn sau chiến tranh, Tân phải đối mặt với mất việc làm và cha anh qua đời. Điều này thúc đẩy anh quyết định trở về quê hương và bắt đầu một cuộc sống mới giản dị. Từ đó, Tân đã thích nghi và tìm thấy hạnh phúc của chính mình. Điều này cho thấy dù ngoại cảnh tác động đến con người như thế nào thì con người sẽ sẵn sàng chấp nhận thay đổi và thích nghi một cách nhanh chóng. 

Dù Tân có ước mơ được sống ở thành thị để trải nghiệm những thứ tân tiến nhất thì khi hoàn cảnh đất nước có nhiều thay đổi và Tân không thể thực hiên ước mơ của mình được nữa, anh ấy đã sẵn sàng thay đổi môi trường ở của mình. Tân được xem là nhân vật đại diện của người dân Việt nam trong thời kì đất nước ở giai đoạn đầu của sự đổi mới, thời kì mà người dân phải lao đao vì công việc, kinh tế khó khăn. Nhưng quan trọng nhất ở Tân và những con người Việt Nam ở giai đoạn ấy, chúng ta thấy họ luôn vui vẻ, yêu thương nhau, làm việc chăm chỉ, trân trọng những gì mình đang có và luôn khao khát cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây là những đức tính quý báu của nhân dân Việt Nam qua nhiều thế hệ. Những đức tính ấy cần được thực hiện và giữ gìn. 

Truyện ngắn "Những ngày mới" không chỉ là một câu chuyện về cuộc sống của một chàng trai trẻ trong một làng quê nghèo, mà còn là một bức tranh đầy cảm hứng và ý nghĩa, đem lại cảm xúc và bài học cho độc giả.


Phân tích, đánh giá chủ đề và các nét đặc sắc nghệ thuật truyện “Những ngày mới”

Cuộc sống con người gắn liền với chuỗi ngày lao động miệt mài, làm việc không ngừng nghỉ. Những công việc tốt không nhất thiết phải là những việc gắn với sự tân tiến, hiện đại của xã hội nhộn nhịp chốn đô thành mà đơn giản chỉ cần công việc ấy có thể tạo ra thu nhập cho bản thân, đóng góp cho xã hội và khiến bản thân vui lòng. Truyện ngắn “Những ngày mới” của Thạch Lam đã cho ta thấy niềm vui từ chính công việc làm đồng giản dị, quen thuộc chốn thôn quê, cái nghề “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” qua hình ảnh người nông dân Tân. Truyện đã thành công thể hiện chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật.

Truyện dưới góc nhìn của chàng thanh niên tên Tân kể về chính cuộc sống lao động của mình. Gia đình anh không thuộc dạng khá giả nhưng vẫn đứng nhất nhì trong làng. Vì muốn có được công việc tân tiến, tiếp xúc với những điều thịnh đạt chốn đô thị, từ bé Tân đã được gửi vào Hà Nội. Nhưng chàng mất việc vì khủng hoảng kinh tế do ảnh hưởng của chiến tranh. Và rồi anh quyết định về quê hương sống cuộc đời yên bình, từ bỏ cái xa hoa của Hà thành. Kể từ đó cuộc đời anh sang trang mới, vẫn ẩn chứa những khó khăn, vất vả nhưng lại khiến anh yêu và quý công việc này, cảm nhận được sự hạnh phúc. Những người nông dân chân chất nơi đây cũng giống Tân, vui vẻ, hăng say lao động với việc đồng án và họ luôn giúp đỡ lẫn nhau.

Tác phẩm “ Những ngày mới “ kể về cuộc sống lao động giản dị của người nông dân trong thời kì đổi mới đất nước qua hình tượng nhân vật Tân cùng những người dân nơi đây. Tư tưởng và suy nghĩ của họ luôn hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống và kể cả lao động. Những người nông dân trong thời kì đổi mới hằng ngày hăng say làm việc, “chăm chú vào công việc làm”,” không để ý gì đến cảnh vật chung quanh”. Họ tìm được những niềm vui bình dị trong sự vất vả, lấm tấm mồ hôi, lương ba cọc ba đồng của cái nghề trồng lúa. Những người nơi đây họ san sẻ niềm vui cho nhau,”các thợ đàn bà họp nhau lại một chỗ ăn trầu và nói chuyện mùa màng còn ông cụ thì loay hoay buộc lại mấy cái hái để dùng đến buổi gặt chiều”,giúp đỡ lẫn nhau vô cùng chân thành và nhiệt tình, chia sẻ cho nhau từng miếng cơm miếng nước. Họ trân trọng từng bó lúa mà họ làm ra, “vui vẻ khi thấy những bông lúa chắc, vàng ngả sát vào người”,”những bông lúa ấy đối với Tân quý lắm và như có một ý nghĩa thiêng liêng, đấy là kết quả của cả một năm làm lụng khó nhọc và vất vả”. Cuộc sống nông dân tuy có khó khăn, vất vả nhưng vẫn chứa chan hạnh phúc, tiếng cười. Bởi họ biết được giá trị của những công việc họ đang làm, hết mình bán sức cho việc làm nông để cho ra những mùa vụ tươi tốt, thắng lợi,”họ làm việc xong cũng vui vẻ, sung sướng tuy những lúa gặt không phải là của họ”. Hơn thế nữa, đó chính là tình người, tình làng nghĩa xóm của nhân dân nơi đây. Dưới cái nắng chói chang, thứ họ nhận được là những cuộc nói chuyện vui đùa, những bữa cơm giản dị giờ nghỉ trưa, từng cốc nước vối đánh tan cơn khát. Bên cạnh đó, chính cái khung cảnh yên bình, thanh tịnh nơi thôn quê cũng dễ khiến con người ta xao xuyến. “ làng mạc ở chân trời rung động trong ánh nắng”, “những dải mây trắng lững thững ở phía xa”,”ở dưới thung lũng, sương mù lạnh trắng xóa lan ra lẫn với làn khói tỏa ở xung quanh các làng”, làm sao có thể cưỡng nổi trước khung cảnh tuy bình dị nhưng lại đẹp đến nao lòng như thế. Người nông dân thời kì đổi mới khác với những người nông dân thời xưa. Nếu như qua hình tượng nhân vật Lão Hạc, Chị Dậu với số phận bi thảm ta thấy được sự bần cùng, số phận bi thảm thì đến với người nông dân trẻ tên Tân, ta thấy được những ý nghĩ, mơ ước hướng mình tới những gì tốt đẹp hơn. Đó là những gì người lao động có trong thời kì đổi mới. Nhà văn Thạch Lam đã khắc họa thành công một xã hội với bối cảnh kinh tế, cuộc sống và công việc giản dị của người nhân dân thời ấy. Qua đó, tác giả muốn hướng người đọc đến những khát vọng tốt đẹp, tươi mới và xán lạn hơn. Dù cuộc sống luôn mang đến khó khăn, thử thách nhưng sẽ luôn có chiếc chìa khóa để đi qua cánh cửa ấy nếu như ta tìm hướng giải quyết và nghĩ đến những điều lạc quan.

Truyện không những xây dựng thành công chủ đề mà còn mang đến cho người đọc những nét đặc sắc về nghệ thuật. Câu chuyện được kể với qua ngôi kể thứ ba, là người ngoài truyện, có cái nhìn bao quát về toàn bộ câu chuyện. Việc sử dụng ngôi thứ ba giúp người đọc có điểm nhìn khách quan, chân thực,toàn diện hơn về cuộc sống lao động và đặc điểm của nhân vật Tân và những người nông dân chốn thôn quê. Từ đó, khái quát lên hình tượng người nông dân trong thời kì đổi mới chân chất, chăm chỉ, yêu lao động và hướng đến những điều tốt đẹp. Qua điểm nhìn hạn tri của nhân vật Tân, người đọc cảm nhận chân thực, sinh động, gần gũi hơn về công việc làm nông của người dân. Việc sử dụng điểm nhìn ngôi thứ nhất góp phần làm rõ hơn, bộc bạch , dễ nắm bắt sự sung sướng, trân trọng của Tân cũng như người nông dân khác khi làm ra từng bó lúa, tạo ra những thành phẩm lao động. 

Cách xây dựng câu chuyện vô cùng đơn giản nhưng đã tinh tế thể hiện những giá trị nội dung của truyện. Kể từ lâu, lao động đã là một chủ đề quen thuộc của những áng văn hay. Qua cuộc đời với những thăng trầm của nhân vật Tân, người đọc càng thêm hiểu rõ hơn về niềm yêu thích của anh với công việc, thấy được giá trị của những công việc làm nông và vẽ đẹp của cuộc sống yên bình nơi thôn quê. Đồng thời, việc lấy bối cảnh xã hội trong thời kì đổi mới giúp người đọc như trở về mà cảm nhận những ngày đầu khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước, qua đó, tạo nên chiều sâu, sức khơi gợi và để lại nhiều cảm xúc, ấn tượng sâu đậm. 

Ngôn ngữ và hình ảnh trong truyện cũng được sử dụng một cách khéo léo. Để miêu tả, khắc họa cuộc sống lao động giản dị của người nông dân và khung cảnh yên bình chốn thôn quê, tác giả đã sử dụng những từ ngữ và hình ảnh vô cùng đơn giản, gần gũi và mang đậm chất địa phương. Những hình ảnh “Những gánh lúa vàng nặng trĩu”, “trời nhá nhem tối”, “tiếng néo đập lúa trên cối đá”, “tiếng hái đưa vào gốc lúa xoàn xoạt như tiếng trâu bỏ ăn cỏ” cùng từ ngữ “bát nụ vối”, “ăn quà”, “ngon lành”, “ sung sướng” như đưa người đọc đến gần hơn với cuộc sống lao động với nhiều niềm vui, hạnh phúc của người nông dân thời kì đổi mới. 

Một trong những nét đặc săc của nghệ thuật là cách xây dựng hình tượng nhân vật. Thạch Lam không chọn cách lấy sự bần cùng, khó khăn, số phận bị thảm để làm nổi bật lên giá trị tâm hồn đẹp đẽ của người nông dân mà lại chọn sự lạc quan, chăm chỉ, chân chất của người nông dân thời kì đổi mới để thể hiện sự thay đổi suy nghĩ về công việc của con người lao động. Tác giả dùng chính những cái tươi mới, tốt đẹp của người nông dân để diễn tả chính vẻ đẹp thực tại trong nội tâm họ. Thêm vào đó, cách miêu tả tâm trạng của nhân vật Tân càng khiến tăng thêm giá trị của công việc làm nông ở chốn quê và khung cảnh thiên nhiên cùng con người nơi đây: “Chàng thấy vui vẻ, một mối tình nảy nở giữa tâm hồn Tân với những người thợ gặt giản dị và mộc mạc chung quanh chàng”, “Tâm hồn chàng có liên lạc và rung động cùng với cảnh vật. Chàng có cái cảm giác rằng mình sống…,”,”Tân tiếc hồi thuở nhỏ không sống ở thôn quê để được gần gũi với cảnh vật. Chàng thích sống bên cạnh những người nhà quê chất phác và mộc mạc.” 

Mỗi tác phẩm văn chương đều tạo nên những giá trị riêng của nó. Liệu tác phẩm ấy có nổi bật giữa phiên chợ văn chương hay không đều là do những giá trị mà nó tạo nên. Giá trị ấy có ý nghĩa thì tác phẩm mới như cây đại thụ đem lại bóng mát cho đời, như phù sa bồi đắp dinh dưỡng cho đất mà để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc. “ Những ngày mới” của cây bút Thạch Lam là một tác phẩm như thế. Câu chuyện mang lại cho người đọc cái nhìn mới, độc đáo về cuộc sống lao động chăm chỉ của người nông dân trong thời kì đổi mới, khung cảnh thiên nhiên yên bình và con người thật thà nơi thôn quê. Qua đó, nhà văn người Hà thành muốn khơi gợi những khát vọng, ý nghĩa tốt đẹp, khơi dậy sự lạc quan của người đọc. Tác phẩm đã vượt qua mọi băng hoại của thời gian để sống mãi đến tận ngày nay. 

Hoàng Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question