Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích Anh hùng tiếng gọi đã rằng (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó, nếu nhận xét về tính cách của nhân vật này
Mỗi một thời đại, một giai đoạn lịch sử, người anh hùng lí tưởng được các nhà văn, nhà thơ “trình làng” theo nhiều cách khác nhau. Người anh hùng ở thời chiến có những người xuất thân bình thường nhưng lại mang đầy hoài bão lớn, khao khát đánh đuổi bọn xâm lăng để giành lại độc lập dân tộc. Còn người anh hùng ở thời trung đại thì sao? Sau đây, mời các bạn theo dõi bài viết Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích Anh hùng tiếng gọi đã rằng (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó, nếu nhận xét về tính cách của nhân vật này.
Dàn ý Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích Anh hùng tiếng gọi đã rằng (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó, nếu nhận xét về tính cách của nhân vật này
Mở bài
- Đặt vấn đề: sức ảnh hưởng của đại thi hào Nguyễn Du đối với nền văn chương.
- Vấn đề: Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích Anh hùng tiếng gọi đã rằng (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó, nếu nhận xét về tính cách của nhân vật này.
Thân bài
- Nhân vật văn học, hình tượng nhân vật.
- Giới thiệu chung: đoạn trích sau phân cảnh Kiều báo ân, báo oán người anh hùng Từ Hải giàu nghĩa khí, qua đó nói lên khát vọng tự do của con người thời đại.
- Phân tích:
+ Lí tưởng: cao cả, đứng lên bảo vệ những người yếu thế trong xã hội, chống lại cái xấu.
+ Lời nói: đanh thép, chắc nịch, hùng hồn.
+ Hành động: đi đến đâu, đánh thắng đến đấy. Khí phách oai phong lẫm liệt.
- Nhận xét tính cách nhân vật: người chính trực, quả cảm, người anh hùng ngang tàn, xứng đáng là tấm gương cho nhiều thế hệ noi theo.
Kết bài
- Kết thúc vấn đề.

Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích Anh hùng tiếng gọi đã rằng (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó, nếu nhận xét về tính cách của nhân vật này.
Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc đóng góp nhiều tác phẩm nổi tiếng cho nền văn chương nước nhà. Có thể nói, những tác phẩm của ông đã để lại dấu ấn sâu sắc không chỉ trong lòng công chúng trong nước và còn gây tiếng vang lớn trong cộng đồng quốc tế. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du, ta không thể không nói đến đoạn trích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng” trong tác phẩm “Truyện Kiều” với hình tượng nhân vật Lí Hải – hình tượng nhân vật người anh hùng lí tưởng cao cả.
Nhân vật văn học được các nhà cầm bút thể hiện qua nghệ thuật ngôn từ để hình tượng hóa con người. Văn chương ở thời kì nào cũng vậy, để phản ánh thế giới hiện thực muôn hình vạn trạng, ắt cần đến hình tượng nhân vật. Hình tượng nhân vật đại diện cho một thế hệ người tại chính giai đoạn đó. Nhân vật lão Hạc hay chị Dậu khái quát lên hiện trạng xã hội Việt Nam thuở bấy giờ với những bất công, số phận hẩm hiu, bất hạnh của những con người dưới đáy xã hôi, những kẻ thấp cổ bé họng không biết bấu víu vào ai. Thông qua nhân vật, tác giả thể hiện thái độ, tâm tư, tình cảm của mình đồng thời mở ra những quan điểm, những bài học nhân sinh, nhân đạo sâu sắc.
“Anh hùng tiếng đã gọi rằng” là phần tiếp theo sau cảnh Thúy Kiều báo ân, báo oán. Đoạn trích đã thể hiện người anh hùng Từ Hải giàu nghĩa khí, qua đó nói lên khát vọng tự do của con người thời đại.
Lời nói đanh thép, hùng hồn của Từ Hải đã chứng minh được khí phách ngùn ngụt. Từ Hải xem mình là “anh hùng”, mà đã là anh hùng thì tất, đó là người hội tụ tất cả tinh hoa, vừa mạnh về sức lực, vừa giỏi về trí tuệ. Người anh hùng đấy luôn đứng dậy đấu tranh để bảo vệ chính nghĩa, nhận thấy bất bình lập tức ra tay. Chí khí người anh hùng Từ Hải khó ai có thể có được. Cách Từ Hải nói chuyện với Thúy Kiều sau hơn nửa năm chung sống mặn nồng, dù không muốn chia li nhưng vì việc lớn, Từ Hải buộc lòng phải ra đi. Lời nói gãy gọn, chắc nịch cho chúng ta cảm nhận khí thế đang chảy cuộn trào trong Từ Hải.
Không chỉ vậy, về lí tưởng, có thể khẳng định, Từ Hải là người mang đậm khí phách lớn của người anh hùng:
“Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”
Từ Hải đã cứu Thúy Kiều thoát khỏi lầu xanh, đó là một trong nhiều minh chứng rõ ràng nhất cho lí tưởng của chàng. Từ Hải không dung tha mọi “bất bằng”, sẵn sàng đứng dậy đấu tranh chống lại cái xấu, những điều bất bình trong lòng xã hội. Đó là một khí phách lớn, hiên ngang, lẫy lừng. Hành động của anh đã cứu Thúy Kiều thoát khỏi bao điều nguy hiểm phía trước. Không nhờ Từ Hải, liệu rằng, Thúy Kiều có được những phút giây chung sống mặn nồng êm đềm như hôm nay? Cuộc sống chốn lầu xanh vốn dĩ đầy thị phi, rập rình hiểm nguy, không ngoa khi nói rằng, Từ Hải đã cứu Kiều thay đổi cuộc đời.

Qua đoạn trích, hình ảnh Từ Hải hiện lên là một người oai phong lẫm liệt. Từ Hải xem vua quan triều đình là “loài giá áo túi cơm”. Từng bước đi của chàng, đi đến đâu, quân đánh thắng đến đấy. Đó không chỉ là sức mạnh thể chất mà còn thể hiện được trí khôn chiến lược hành quân của Từ Hải. Mọi hành động của anh, suy cho cùng đều nói lên khí phách ngang tàn, một dũng sĩ được mọi người nể trọng.
“Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc”, quả vậy, bằng chứng là từ nhân vật Từ Hải trong đoạn trích “Anh hùng tiếng gọi đã rằng”, độc giả tận mắt chứng kiến người anh hùng với lí tượng cao đẹp không thua kém bất kì người anh hùng nào khác trong mỗi thời đại, ở Từ Hải thậm chí có phần nhỉn hơn khi toát lên vẻ đẹp từ ngoại hình đến tính cách đều cao quý, cao thượng. Song hơn tất cả, tính cách của nhân vật là thứ để lại dấu ấn lớn trong lòng độc giả nhất. Bởi lẽ, người anh hùng Từ Hải đã đứng lên bảo ệ những người yếu thế trong xã hội, bảo vệ chính nghĩa, lẽ phải. Với anh, những thứ bất công trong xã hội đều phải loại bỏ, trừ khử. Anh không ngần ngại chê trách những điều xấu xa mà nhiều người dẫu biết nhưng không dám lên tiếng. Một người chính trực, quả cảm, ngang tàn như Từ Hải, xứng đáng là tấm gương cho nhiều thế hệ noi theo. Văn học và cuộc sống không biết từ lúc nào đã hòa quyện lại với nhau, để cùng xây dựng nên con người với những điều tốt lành trong cuộc sống. Và đây, chính là chức năng lớn nhất của văn chương, hướng con người đến “chân – thiện – mĩ”.
Như vậy, qua đoạn trích “Anh hùng tiếng gọi đã rằng” đã thể hiện được hình tượng nhân vật Từ Hải – người anh hùng với lí tưởng cao cả.
-------------------------------------
Trên đây là bài viết Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích Anh hùng tiếng gọi đã rằng (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó, nếu nhận xét về tính cách của nhân vật này do Topbee biên soạn. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn Văn!