Phân tích khổ 3 Tây Tiến học sinh giỏi
Với cái nhìn đa chiều, phong phú, Quang Dũng đã thành công khắc họa phong thái hùng dũng và một tâm hồn tươi trẻ, tài hoa của những người lính qua khổ 3 bài thơ Tây Tiến. Để hiểu rõ hơn về đoạn thơ này mời các em tham khảo bài mẫu dưới đây
Dàn ý khổ 3 Tây Tiến học sinh giỏi
I. Mở bài
- Khái quát tác giả, tác phẩm, dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích là khổ 3
II. Thân bài
1. Khái quát
- Tác giả Quang Dũng ( quê quán, cuộc đời, phong cách nghệ thuật,..)
- Tác phẩm Tây Tiến ( hoàng cảnh sáng tác, nội dung,..)
- Đoạn thơ ( vị trí, nội dung,..)
2. Phân tích
+ Chân dung những người chiến sĩ được Quang Dũng khắc họa rất độc đáo qua diện mạo, từ đó phản ánh hiện thực tàn khốc, thiếu thốn, gian khổ nơi chiến trường => Ca ngợi lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của những người lính Tây Tiến
+ Tâm hồn hào hoa, lãng mạn được thể hiện qua những cụm từ “dữ oai hùm”, câu thơ “mắt trừng gửi mộng qua biên giới” => khí thế và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm mang vinh quang, tự do về cho đất nước
+ Những chiến sĩ với lí tưởng cao đẹp “Áo bào thay chiếu anh về đất” => người lính hi sinh một cách thanh thản, cao cả và thầm lặng
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp tả thực
+ Từ ngữ Hán – Việt cổ kính
+ Các biện pháp nghệ thuật như: nói giảm nói tránh, nhân hóa,…
III. Kết bài
Nêu cảm nhận của bản thân.

Phân tích khổ 3 Tây Tiến học sinh giỏi
Quang Dũng sinh năm 1921 mất năm 1988 là một nghệ sĩ tài năng, hồn thơ ông phóng khoáng, hồn hậu nhưng cũng rất lãng mạn. Tây Tiến là tác phẩm tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng. Bài thơ được viết bằng bút pháp lãng mạn kết hợp với sự sáng tạo về giọng điệu,ngôn ngữ, hình ảnh từ đó đã bộc lộ một nỗi nhớ da diết của tác giả về đoàn binh Tây Tiến nơi núi rừng miền Tây thơ mộng, hùng vĩ. Và nỗi nhớ tha thiết những người đồng đội của Quang Dũng được khắc họa qua tám câu thơ sau đây:
“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo dài thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Tác phẩm Tây Tiến được in trong tập thơ “Mây đầu ô”. Bài thơ này được tác giả sáng tác khoảng năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh. Khi nhà thơ đã rời đoàn quân Tây Tiến chuyển sang công tác tại một đơn vị khác. Ở nơi chiến trường gian khổ ấy, những người lính phải sống và chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thiếu thốn nhưng họ vẫn lạc quan và chiến đấu anh dũng.Toàn bài thơ được bao trùm bởi nỗi nhớ tha thiết, cồn cào.
Nhớ về Tây Tiến, tác giả không chỉ nhớ thiên nhiên, núi rừng mà còn nhớ những người đồng đội cùng vào sinh ra tử, trèo đèo lội suối, vượt qua muôn vàn những thách thức. Quang Dũng đã hồi tưởng và vẽ lại bức chân dung cả đoàn quân Tây Tiến đậm chất bi tráng.
Người người chiến sĩ cách mạng phải sống trong điều kiện sinh hoạt, chiến đấu thiếu thốn nên:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Chỉ với hai câu thơ, tác giả đã đề cập đến một hiện thực tàn khốc, đó là căn bệnh sốt rét hiểm nghèo mà những người lính thường mắc phải. Trong những năm thán chiến đấu gian khổ nơi chiên trường, căn bệnh quái ác đó đã hành hạ những người lính, làm cho những mái đầu đã bị rụng tóc, vẻ mặt xanh xao vì bệnh tật, đói khát, ốm đau. Và sự hi sinh lớn lao của những người lính tây tiến trong hiện thực nghiệt ngã ấy lại được Quang Dũng thể hiện bơi một tâm hồn lãng mạn, từ đó đã làm cho hình tượng người lính trở nên dữ dằn hơn như những con hổ oai phong chốn rừng thiêng.
Tuy dữ dằn, oai hùng là vậy, nhưng trong họ vẫn rạo rực một tình yêu thương:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
Các chàng trai Tây Tiến đa phần đều còn trẻ, nhưng họ đã bỏ lại bao ước mơ hoài bão để lên đường đi chiến đấu. Với đôi mắt “trừng” lên họ thầm hứa sẽ hoàn thành nhiệm vụ, mang vinh quang về cho Tổ Quốc. Một lòng đánh giặc là thế, nhưng trong tim các chiến sĩ vẫn để dành chỗ cho những “ dáng kiều thơm” nơi Hà thành đó có thể là những người em, người bạn gái thân thương ở quê nhà. Với cái nhìn đa chiều, phong phú, Quang Dũng đã thành công khắc họa phong thái hùng dũng và một tâm hồn tươi trẻ, tài hoa của những người lính.
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
Nơi nào có chiến tranh, nơi ấy sẽ tràn đầy sự hi sinh và mất mát. Bên đường nơi mà đoàn quân đã chiến đấu anh dũng có những nấm mồ mọc lên. Giữa rừng núi bạt ngàn ấy, không một nén hương, không một người thân. Những câu thơ đem đến cho người đọc bao sự xúc động về cái chết cô độc giữa rừng lạnh lẽo, nhưng lại là sự bi tráng. Câu thơ thứ hai vang lên đầy khảng khái, dù biết khi ra đi có thể sẽ chẳng trở về được, nhưng người lính lại không nuối tiếc gì. Với họ nếu hi sinh mà mang về được hòa bình tự do cho đất nước thì cũng xứng đáng.
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Đến khi đã nằm xuống, người lính vẫn không có mảnh chiếu che thân, nhưng với Quang Dũng mảnh chiếu ấy chính là “áo bào”. Một cái chết hào hùng và oanh liệt vì là chết cho đất nước. Đất đã sinh ra anh và sẽ dang rộng vòng tay đón anh trở về khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ thiêng liêng của mình. Tiếng gầm của dòng sông Mã như một lời chào tạm biệt để tiễn anh về với đất mẹ Điều đó đã khẳng định chắc chắn rằng sự hi sinh và ra đi của các chiến sĩ đã đi vào cõi bất tử.
Đoạn thơ đã gợi lên được khí thế anh dũng của đoàn quân. Những chiến sĩ cách mạng với ý chí kiên cường, nghị lực. Họ đã bỏ gấp lại những hoài bão, những ước mơ để lên đường theo tiếng gọi của con tim, của Tổ Quốc. Họ đã sống, chiến đấu và hy sinh. Họ bảo vệ Tổ Quốc không tiếc tuổi xuân của mình.
--------------------------------
Trên đây là Dàn ý và bài mẫu Phân tích khổ 3 Tây Tiến do Topbee chọn lọc và biên soạn. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em hoàn thành tốt bài văn của mình. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn!