Phân tích khổ thơ thứ 6 trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

icon-time2/1/2023

Bằng ngòi bút tài hoa của mình Tố Hữu đã thành công tái hiện vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và con người nơi chiến khu Việt Bắc vừa hiện thực, vừa trữ tình qua đoạn thơ thứ 6 bài thơ “ Việt Bắc ”. Và sau đây mời các bạn cùng Topbee đi tìm hiểu khổ thơ này nhé!


Dàn ý phân tích khổ thơ thứ 6 trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

I. Mở bài 

Giới thiệu tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc, dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận là khố thơ thứ 6:

“ Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

II. Thân bài

* Nội dung đoạn thơ: Đoạn trích ca ngợi hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp, thơ mộng, hùng vĩ cùng con người Việt Bắc đôn hậu, chăm chỉ.

- 2 câu đầu: giới thiệu đối tượng của nỗi nhớ ( hoa và người).

- 2 câu tiếp: Thiên nhiên và con người Tây Bắc vào mùa đông.

- 2 câu tiếp: Thiên nhiên và con người Tây Bắc vào mùa xuân.

- 2 câu tiếp: Thiên nhiên và con người Tây Bắc vào mùa hạ.

- 2 câu cuối: Thiên nhiên và con người Tây Bắc vào mùa thu.

* Khái quát nghệ thuật.

- Mang phong cách thơ chữ trình chính trị.

- Giọng thơ tâm tình, tha thiết.

- Mang đậm tính dân tộc.

III. Kết bài 

Cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm Việt Bắc

Phân tích khổ thơ thứ 6 trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích khổ thơ thứ 6 trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu của nền văn học nước nhà.  Ông đã đóng góp cho nền nền thơ ca Việt Nam rất nhiều tác phẩm, tiêu biểu trong đó là tác phẩm “ Việt Bắc”. Bài thơ ca ngợi con người và cuộc sống nơi chiến khu Việt Bắc tuy gian khổ mà hào hùng. Đặc biệt là ở khổ thơ thứ 6 đã khắc họa rõ nét cảnh sắc thiên nhiên cùng con người nơi núi rừng Tây Bắc

Tố Hữu sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cha là nhà nho, mẹ là nhà thơ, có lẽ chính vì vậy mà Tố Hữu ngay từ nhỏ đã mong trong mình một tính yêu tha thiết với văn học dân gian. Thơ Tố Hữu đặc biệt thể hiện một lẽ sống lớn,  một tình cảm lớn của con người Cách mạng. Đặc biệt Thơ ông mang đậm tính dân tộc qua nội dung, hình thức của các tác phẩm. “Việt Bắc” được coi là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và đây cũng là đỉnh cao của thơ ca thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, miền Bắc nước ta đã được giải phóng. Khoảng tháng 10 năm ấy, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời khu Việt Bắc chuyển về Hà Nội. Trong không khí lịch sử ấy và tâm trạng khi chia tay với Việt Bắc , tác giả đã sáng tác bài thơ. Việt Bắc là khúc ca hào hùng, cảm động về nghĩa tình của nhân Việt Bắc đối với các cán bộ kháng chiến. Bài thơ được viết theo thể đối đáp càng gợi lên sự bình dị, ấm áp và thân quen đến lạ lùng. Thể lục bát đã giúp tác phẩm có nét âm hưởng nhẹ nhàng, trầm bổng mà sâu lắng. Việt Bắc là khu căn cứ địa kháng chiến được thành lập từ năm 1940, gồm sáu tỉnh viết tắt là “Cao – Bắc – Lạng – Thái – Tuyên – Hà”. Nơi đây, cán bộ chiến sĩ và nhân dân Việt Bắc đã có mười lăm năm gắn bó keo sơn, nghĩa tình (1940 – 1954).

“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

Mở đầu đoạn thơ là câu hỏi tu từ của người về Thủ đô, nhằm bộc lộ tâm tư tình cảm và nỗi nhớ da diết tới người và cảnh nơi Việt Bắc thân yêu.. Chữ “ta” và “nhớ” được điệp đi điệp lại thể qua đây ta thấy được lòng thủy chung son sắc của người chiến sĩ cách mạng. Nỗi nhớ ấy hướng đến “những hoa cùng người” đó chính là cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc. “Hoa” là sự kết tinh của hương sắc, còn “người” là kết tinh của đời sống xã hội. Suy cho cùng, “người ta là hoa của đất”. Hoa và người được Tố Hữu đặt cạnh nhau càng làm sáng và tôn lên vẻ đẹp của cả không gian núi rừng.

Mỗi một câu thơ lục tả cảnh lại được Tố Hữu đan xen thêm một câu thơ bát tả người sự tài tình đó đã làm nổi bật vẻ đẹp chân thực cảnh sắc bốn mùa. Mỗi mùa lại có một vẻ đẹp nét đặc trưng riêng tạo nên một bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng Tây Bắc trùng điệp tràn ngập ánh sáng tươi vui cùng những màu sắc , đường nét âm thanh rạng rỡ, ấm áp, được thể hiện qua các câu thơ sau.

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Mở đầu cho bức tranh thiên nhiên là khung cảnh mùa Đông. Điều đó đã làm chúng ta đặt ra một câu hỏi là tại sao tác giả lại tả mùa đông trước thay vì diễn tả bốn mùa theo quy luật của tự nhiên là Xuân, Hạ, Thu, Đông? Có lẽ đó chính là bởi nhà thơ sáng tác “Việt Bắc” vào tháng 10 năm 1954, đây là thời điểm bắt đầu của một mùa đông điều đó đã tạo nguồn cảm hứng để Tố Hữu viết về khung cảnh mùa đông trước.

Khi nói về mùa đông Việt Bắc, điều mà làm tác giả nhớ đến đó chính là những nắng ấm của một mùa đông rực rỡ, thay vì không khí giá buốt, lạnh lẽo. Hình ảnh “Hoa chuối đỏ tươi” màu đỏ của của những bông hoa chuối hiện lên như những ngọn đuốc, đốm lửa long lanh rực rỡ mang tới hơi ấm cho mùa đông giá rét, làm xua tan đi cái lạnh lẽo của núi rừng. Người dân Tây Bắc hiện lên với công việc lao động hằng ngày của mình, những tia mùa đông đã chiếu vào con dao- dụng cụ quen thuộc của họ khi lên rẫy lên nương điều đó phần nào đã giúp người đọc  đọc thấu được đời sống lao động, sinh hoạt của họ. Màu đỏ của hoa chuối quyện với màu vàng của nắng trên đèo cao đã tạo thành Bằng ngòi bút tài hoa, Tố Hữu đã diễn tả một bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc với mùa đông tràn đầy rạng rỡ và hi vọng.

Kết thúc mùa đông ta được Tố Hữu dẫn đến xem bức tranh mùa xuân ở với vẻ đẹp thật thơ mông, trữ tình.

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

“Mơ nở trắng rừng” đây là loại hoa mang đặc trưng của mùa xuân Việt Bắc, những bông hoa mơ nở trắng xóa cả hết cả một khu rừng. Kết hợp với đó là hình ảnh “người đan nón” đang “chuốt từng sợi giang”. Động từ “chuốt” được Tố Hữu sử dụng một cách rất khéo và tinh tế quan đó đã diễn tả sự mềm mại, tỉ mỉ, cần cù trong công việc của người đan nón. Nhờ vậy mà họ đã làm ra những chiếc nón thật đẹp. 

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Tiếng ve kêu vang giữa cả một khi “rừng phách” đã làm nên cái động giữa muôn vàn cái tĩnh. Màu vàng của rừng phách chính là sự báo hiệu cho một mùa hè đã về trên xứ sở vùng cao. Sự yên tĩnh của núi rừng đã bị xé tan bởi những tiếng ve. Nhờ đó mà bức tranh mùa hè Tây Bắc chợt bừng sáng, với đầy tươi mới. Không khó để nhận ra khi ở mỗi bức tranh về thiên nhiên ta đều thấy thấp thoáng hình ảnh bóng dáng con người. Đây chính là sự tài ba trong việc gắn kết mối tâm giao giữa con người với thiên nhiên miền Tây Bắc của Tố Hữu. 

"Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

Mùa thu về tới núi rừng Tây Bắc mang theo bên mình một ánh trăng dịu, mát lành. Cụm từ “Trăng rọi hòa bình ” là biểu hiện của sự viên mãn, tròn đầy chiếu rọi cả một khu rừng vừa trải qua gian lao vất vả để giành lấy sự tự do, hòa bình. Chính ánh trăng ấy cũng đã làm nên vẻ đẹp rất riêng của mùa thu chiến khu Việt bắc. Tố Hữu nhìn trăng mà nhớ người, nhớ tới “tiếng hát”  gợi nhắc tới tình nghĩa thủy chung son sắt. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ở chiến khu Việt Bắc cũng đã từng nhắc đến mùa thu đầy ánh trăng qua bài thơ “ Cảnh khuya” :

“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Việt Bắc là một tiêu biểu của thơ Tố Hữu, với sự tài hoa trong việc sử dụng các bút pháp nghệ thuật, Tố Hữu đã thành công bộc lộ sự gắn bó sâu sắc và nhớ thương da diết với cảnh và người nơi Việt Bắc. 

-------------------------------------

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích khổ thơ thứ 6 trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu do Topbee tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp các em hoàn thành tốt bài văn của mình. Chúc các em học tốt và đạt điểm cao bộ môn Ngữ Văn!

Nguyễn Phương Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question