Phân tích Lưu biệt khi xuất dương học sinh giỏi
Phan Bội Châu có một lòng yêu nước nồng nàn, ông đã từng dành cả tuổi xuân của mình để hoạt động cách mạng, tổ chức các phong trào yêu nước, không chỉ vậy ông còn lặn lội tới các quốc gia xa xôi để học hỏi. Có lẽ vì vậy mà các tác phẩm của ông được cho là đỉnh cao của thơ ca cách mạng vào thời kì ấy. Sau đây mời thầy cô và các bạn cùng đi Phân tích Lưu biệt khi xuất dương học sinh giỏi qua đó sẽ thấy rõ được ý chí quyết tâm và lòng yêu nồng nàn mà Phan Bội Châu dành cho quê hương, tổ quốc.
Dàn ý Phân tích Lưu biệt khi xuất dương học sinh giỏi
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quất về Phan Bội Châu và sáng tác “Lưu biệt khi xuất dương” của ông.
II. Thân bài
- “Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời. ”
=> Phan Bội Châu quan niệm rằng, nếu đã là đấng nam nhi thì phải xác định cho bản thân chí hướng riêng, dám mưu đồ, dám suy nghĩ về những chuyện kinh thiên động địa, về cách để xoay chuyển cục diện
- “Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai?”
=> Phan Bội Châu đã nhận thức được vài trò, trách nhiệm của mình trước số phận, trước thời cuộc lịch sử
- “Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài!”
=> Như một lời tự bạch về nỗi đau, sự xót xa, tủi nhục khi phải chứng kiến cảnh tượng nước mất nhà tan.
- “Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. ”
=> Các hình ảnh lớn lao, kì vĩ như tiếp thêm sức mạnh cho Phan Bội Châu bay lên cao, vươn ra xa khỏi hiện thực nghiệt ngã để ngang tầm với vũ trụ
III. Kết bài
Suy nghĩ và tình cảm của em sau khi đọc xong tác phẩm.

Phân tích Lưu biệt khi xuất dương học sinh giỏi
Một nhà phê bình văn học đã từng viết “Con người viết văn, con người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị. Ngòi bút Phan Bội Châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, lí tưởng anh hùng”. Thật vậy, Phan Bội Châu có một lòng yêu nước nồng nàn, ông đã từng dành cả tuổi xuân của mình để hoạt động cách mạng, tổ chức các phong trào yêu nước, không chỉ vậy ông còn lặn lội tới các quốc gia xa xôi để học hỏi. Có lẽ vì vậy mà các tác phẩm của ông được cho là đỉnh cao của thơ ca cách mạng vào thời kì ấy. Và khi ý chí làm trai sôi sục, cháy bỏng trong tâm trí, trong trái tim ông thì chính là lúc “Lưu biệt khi xuất dương” được sáng tác. Tác phẩm ra đời như một mốc đánh dấu thời điểm Phan Bội Châu đãn sẵn sàng từ giã bạn bè, đồng đội lên đường sang Nhật.
Đối với Phan Bội Châu, ông quan niệm rằng, nếu đã là đấng nam nhi thì phải xác định cho bản thân chí hướng riêng. Nhất là trong thời đại đầy biến động khi ấy, con người ta càng cần phải có những biến đổi sâu sắc về ý chí để tìm ra một con đường riêng cho bản thân, cho đất nước và cho dân tộc:
“Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời. ”
Trong vụ trụ rộng lớn này với lý tưởng cao đẹp, ý chí, tư thế vững vàng sẽ làm cho con người trở nên mạnh mẽ và to lớn hơn cả, không chuyện gì là không làm được. Với Phan Bội Châu, đã là đấng nam nhi “vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao” thì phải có “chí”, phải tạo ra được cái “lạ” cho riêng mình, chính là sống một cách phi thường, hiển hách. Dám mưu đồ, dám suy nghĩ về những chuyện kinh thiên động địa, về cách để xoay chuyển cục diện, xoay chuyển càn khôn. Quan niệm này tuy có phần giống với lí tưởng nhân sinh của các nhà nho đi trước nhưng nó thể hiện sự táo bạo và quyết liệt hơn, khi chính con người lại dám đối mặt với vũ trụ, với trời đất rộng lớn bao la để tự khẳng định bản thân. Quan niệm trên vừa kế thừa được truyền thống của cha ông đồng thời cũng thật mới mẻ từ đó đã tạo nên một con người, một Phan Bội Châu với sự khỏe khoắn, tư thế ngang tàn, ngạo nghễ, thách thức cả càn khôn. Tư thế ấy thể hiện sự tự chủ động trước một đất nước, một thời cuộc đầy biến động và cũng là lí tưởng đứng lên vì yêu nước, vì thương dân.

Khôn chỉ riêng Phan Bội Châu mà Phạm Ngũ Lão cũng đã từng bày tỏ quan niệm của ông về chí làm trai qua bốn câu thơ trong “Thuật hoài”
“Múa giáo non sông trải kháp thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Công danh quân tử còn vương nợ,
Luống hẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.”
Trước thời cuộc ấy, Phạm Ngũ Lão đã tự ý thức được trách nhiệm của bản thân trước vận mệnh đất nước. Đó là một suy nghĩ đầy tính thiết thực; ngày nào còn bóng dáng quân thù thì ngày ấy vẫn nợ công danh với giang sơn, xã tắc thù nhà nợ nước vẫn chưa trả hết. Mặc dù Phạm Ngũ Lão và Phan Bội Châu ở cách nhau bảy thế kỉ nhưng ta thấy quan niệm về chí của hai người vẫn mang nét giống nhau, nó như một nền tảng vững chãi của tất cả các bậc nam nhi dù ở thời nào thì cũng phải có. Phan Bội Châu đã viết:
“Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai?”
Tới hai câu này ta có thể thấy, Phan Bội Châu đã nhận thức được vài trò, trách nhiệm của mình trước số phận, trước thời cuộc lịch sử. Nói một cách khác, ông khẳng định “Trong khoảng trăm năm” này, ông sẽ phát huy hết tài năng, tri thức của mình, sống thật hiển hách, trở thành một nhân vật quan trọng và không thể thiếu được.
Hai câu thơ kế tiếp Phan Bội Châu bày tỏ thái độ quyết liệt của một đấng nam nhi trước tình cảnh đất nước suy tàn, rơi vào tay lũ giặc giặc ngoại xâm, tay sai, những kẻ bán nước.
“Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài!”
Khi đứng trước sự khủng hoảng nghiêm trọng của chế độ phong kiến “Non sông đã chết”, đó không chỉ là cái chết của chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền dân tộc mà còn là sự suy tàn của đất nước có chế độ phong kiến, triều đình thối nát. Với người có lý tưởng cao đẹp, lòng yêu nước nồng nàn như Phan Bội Châu khi phải chứng kiến viễn cảnh ấy quả thật là đau đớn và nhục nhã khôn cùng. Vậy nên giờ đây, sách vở thánh hiền cũng chẳng còn quan trọng khi tổ quốc đã rơi vào tay kẻ thù. Phan Bội Châu đã tại dựng một tư tưởng với đầy sự mới mẻ, táo bạo và tiến bộ, đậm đà tính cách mạng.
“Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. ”
Vỡi việc sử dụng một loạt các hình ảnh lớn lao, kì vĩ như tiếp thêm sức mạnh cho Phan Bội Châu bay lên cao, vươn ra xa khỏi hiện thực nghiệt ngã để ngang tầm với vũ trụ. Qua đó thể hiện rõ nét một tấm lòng, một tư thế hăm hở, mong trong mình tràn đầy nhiệt huyết thăng hoa, của một nhà thơ, nhà văn, nhà cách mạng.
Bằng giọng tràn đầy thơ tâm huyết “Lưu biệt khi xuất dương” đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp hào hùng, anh dũng của nhà yêu nước cách mạng với một tư tưởng, quan niệm mới mẻ cùng khát vọng cháy bỏng trong những ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước.
---------------------------------
Trên đây Topbee đã vừa cung cấp tới các em dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Lưu biệt khi xuất dương học sinh giỏi. Rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, cảm ơn các em đã tham khảo. Chúc các em học tập tốt và đạt điểm cao bộ môn Ngữ Văn.