Phiếu học tập nhân vật Tía nuôi, má nuôi của An, thằng Cò
Đoạn trích “Đi lấy mật” kể về trải nghiệm đi lấy mật ong rừng của An cùng Cò và cha nuôi. Cùng Topbee điền vào Phiếu học tập nhân vật Tía nuôi, má nuôi của An, thằng Cò để hiểu rõ hơn về tác phẩm này nhé!

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. Nhân vật tía nuôi, má nuôi của An, thằng Cò
a) Nhân vật tía nuôi của An:
+ Ngoại hình:
Bên hông lủng lẳng chiếc túi […], lưng mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai, tay cầm chà gạc.
Vóc dáng khỏe mạnh. vững chãi; cử chỉ mạnh mẽ, dứt khoát...
+ Cử chỉ hành động:
Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường đứt ra một bên để lấy lối đi.
Ngồi tựa lưng vào một gốc cây ngái, nhồi thuốc lá vào tẩu.
Sự nhanh nhẹn, tinh tường trong công việc: Tía vung tay lôi phăng nhánh gai chắn đường để lấy lối đi; Biết đoán hướng gió, nơi ong làm tổ. Tía biết các vị trí để định sẵn gác kèo cho ong về làm mật.
+ Lời nói, cách cư xử:
Lời nói, cách cư xử của ông với An thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương dành cho cậu con nuôi.
+ Việc làm:
Nghe An thở phía sau ông đã biết cậu bé mệt và cần nghỉ ngơi; chú tâm chăm lo cho An hơn Cò vì biết An chưa quen đi rừng.
+ Đặc điểm của nhân vật:
Tía nuôi của An là một người rất cẩn thận và chu đáo, tâm lí và yêu thương con cái.
b) Chi tiết tiêu biểu về nhân vật má nuôi của An:
- Đặc điểm của nhân vật:
Là một người chất phác, nhân hậu.
Giàu tình yêu thương, dành sự quan tâm, chăm sóc cho An.
Tận tình chỉ bảo An những kiến thức về vùng đất U Minh: kể cho An nghe về chỗ tìm cách gác kèo với những kinh nghiệm như hướng gió, đường bay của ong, chỗ ấm, ít gió, ít người qua lại, kể về cách làm tổ ong: chọn nhánh tràm non, to bằng cổ tay, chọn cây vừa kín vừa im và có nhiều bóng nắng thì mật không bị chua; gác kèo làm tổ phải tỉa bớt xung quanh để khi lấy mật cho dễ, kể về thời gian đóng tổ: giữa tháng mười một, như vậy cuối năm gặp mưa cành làm tổ sẽ bị mưa rửa trôi sẽ giống với các cành còn lại thì ong sẽ về làm tổ.
Má nuôi An bơi xuồng ra tận ngoài xóm bìa rừng để mượn cho An chiếc gùi nhỏ; giảng giải cho An về cách gác kèo nuôi ong của người dân vùng U Minh, cử chỉ “vò đầu... cười rất hiển lành” khi trò chuyện với An,...
→ Là một người giàu tình yêu thương, xem An như chính con ruột của mình.
c) Nhân vật thằng Cò:
+ Ngoại hình:
Cò là cậu bé khỏe mạnh, tháo vát.
+ Cử chỉ hành động:
Thằng Cò bưng vò nước ra, ngừa cổ kề miệng vào vò uống nước ừng ực. Bỗng nó đặt vò nước xuống, thúc vào lưng tôi.
Hỏi xong, nó đưa tay trỏ lên phía trước mặt.
Thằng Cò nghe tôi chịu thua, nó bèn vênh mặt lên cười, quay sang tôi.
Nó chành môi ra cười hì hì, trông cái miệng thấy ghét quá.
+ Lời nói:
"Đố mày biết con ong mật là con nào?"
"Bây giờ mày cứ nhìn kĩ vào khoảng cách giữa hai nhánh tràm cao kia! Ờ! Đúng rồi. Nhìn một chỗ trống ấy"
"Thứ chim cỏ này mà đẹp gì!"
"Thứ đồ bỏ, không ăn thua gì đâu. Mày mà gặp “sân chim” thì mày sẽ biết..."
"Thằng mau quên hé! Vậy chớ mấy bữa nay, má nói gì cho mày nghe đó?"
+ Đặc điểm của nhân vật:
Cò rất yêu tự nhiên.
Là một cậu bé nhanh nhẹn, am hiểu rừng qua lời kể của nhân vật An.