Phiếu học tập tìm hiểu 4 câu đầu Cảm xúc mùa thu
Đỗ Phủ là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời kì nhà Đường. Đỗ Phủ sáng tác chùm “Thu hứng” gồm 8 bài thơ, trong đó cảm xúc mùa thu là bài thơ thứ nhất. Hãy cùng Topbee trả lời câu hỏi đề Phiếu học tập tìm hiểu 4 câu đầu Cảm xúc mùa thu nhé!
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Phiên âm:
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
Dịch nghĩa:
Trong rừng phong, móc ngọc tơi bời,
Nơi núi Vu và kẽm Vu, khí ảm đạm hiu hắt.
Dưới lòng sông, sóng và trời (soi bóng) cùng dâng trào,
Ngoài ải, gió và mây tiếp nối với đất che mờ mịt.
Khóm cúc dày đã hai lần nở chảy ra dòng lệ ngày trước,
Con thuyền lẻ loi vẫn buộc chặt nỗi lòng nhớ quê nhà.
Nơi nơi giục giã dao thước may áo rét,
Thành cao Bạch Đế tiếng chày đập áo lúc chiều tối dồn dập.
Dịch thơ:
Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt, khí thu loà.
Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,
Thành Bạch, chầy vang bóng ác tà.
Phiếu học tập Cảm hứng mùa thu
Câu 1: So sánh phiên âm và dịch thơ
Câu 2: Điểm nhìn
Câu 3: Cảnh thu
Câu 4: Tâm trạng, cảm xúc của tác giả
Câu 5: Đặc sắc nghệ thuật

Trả lời câu học Phiếu học tập
Câu 1:
- Bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ ( phiên âm và dịch nghĩa) so sánh với bản dịch thơ:
- Ưu điểm: Bản dịch thơ khá sát với tinh thần của bài thơ, thể hiện được sự sắc sảo khi sử dụng ngôn ngữ
- Nhược điểm: Chưa truyền tải được đúng toàn bộ nội dung mà bài thơ truyền tải.
+ "điêu thương" vốn là một tính từ đã được động từ hóa nghĩa là làm tiêu điều
+ "thẳm" trong câu ba (bản dịch) chưa thật sát nghĩa
=> Làm âm hưởng của bài thơ trầm xuống, không toát lên được hết tinh thần của bài thơ
Câu 2:
- Ấn tượng về đặc điểm hình thức và nội dung của những bài thơ Đường luật đã học:
+ Về đặc điểm hình thức: những bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt hoặc thể thất ngôn bát cú Đường luật. Có quy luật vô cùng nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng.
+ Về nội dung: có bốn phần là: Đề, Thực, Luận và Kết.
Câu 3:
- Cảnh vật mùa thu được miêu tả qua những sự vật, hiện tượng thiên nhiên xung quanh:
+ Qua màu sắc: màu trắng, xanh thẳm, màu bạc. Đây là những gam màu gợi cảm giác lạnh lẽo.
+ Qua không khí: Không khí u ám, heo hút, ảm đạm và thê lương.
+ Qua trạng thái vận động của sự vật: Sự vật được vận động theo trạng thái mạnh mẽ.
=> Mùa thu buồn và ảm đạm, được nhìn từ xa, rộng và bao quát, gợi nỗi sầu buồn, trầm uất.
Câu 4:
- Suy nghĩ, cảm xúc của tác giả:
+ Cảnh buồn khiến lòng người càng thêm phần u sầu, ảo não
+ Nhà thơ nhìn cảnh lại nhớ đến nơi quê nhà, cảnh vật chảy trôi không chỉ khiến tâm trạng của ông nhẹ nhõm hơn mà còn khiến ông càng thêm buồn tủi, nhớ thương quê nhà của mình
Câu 5:
- Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ:
+ Phép đối
+ Cách gieo vần “lâm”-"sâm"-"âm"-"tâm"-"châm"
+ Cách ngắt nhịp 2/ 2/ 3
+ Ngôn từ cô đọng, cảm xúc