Phiếu học tập tìm hiểu hình ảnh ông Đồ và tình cảm của tác giả
Bài thơ “Ông đồ” là một bài thơ quen thuộc viết về hình ảnh ông đồ cho chữ trong những ngày Tết. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi trong Phiếu học tập tìm hiểu hình ảnh ông Đồ và tình cảm của tác giả nhé!
Bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên)
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Phiếu học tập tìm hiểu hình ảnh ông Đồ và tình cảm của tác giả
Nội dung tìm hiểu | Khổ 1,2 | Khổ 3,4 |
1. Từ ngữ, hình ảnh thể hiện khung cảnh thời gian, không gian ông đồ xuất hiện. | - Mỗi năm hoa đào nở - Bên phố đông người qua | - Nhưng mỗi năm mỗi vắng - Lá vàng rơi trên giấy - Ngoài trời mưa bụi bay |
2. Thái độ, tình cảm của mọi người dành cho ông đồ. | - Tấm tắc ngợi khen tài | - Qua đường không ai hay |
3.Tâm trạng của ông đồ trước thái độ tình cảm của mọi người. | - Ông đồ đón nhận những lời ngợi ca dành cho mình | - Ông đồ buồn và thất vọng khi giờ đây đã ít người quan tâm tới việc xin chữ |
4. Biện pháp nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng để miêu tả ông đồ, tâm trạng của ông và tình cảm, thái độ của mọi người? | - Biện pháp so sánh: “Hoa tay thảo những nét | - Biện pháp nhân hóa: Giấy đỏ buồn không thắm |
5. Nhận xét tình cảm của tác giả dành cho ông đồ. | - Tác giả ngưỡng mộ, kính nể tài năng của ông đồ | - Tác giả thương cảm, xót xa cũng như thấu hiểu cho hoàn cảnh hiện tại của ông đồ |
6. Lời thơ gợi trong em tình cảm, cảm xúc gì? | - Ấn tượng về một giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt đó là tục xin chữ đầu năm, cũng như kính nể sự tài hoa của ông đồ | - Đồng cảm với ông đồ khi bị mọi người dần lãng quên, cũng như thấy buồn khi những giá trị văn hóa dần bị mai một |