Qua bài thơ bạn đến chơi nhà nhân vật trữ tình đề cao điều gì
"Bạn đến chơi nhà" là một bài thơ Trung đại ấn tượng của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Hãy cùng Topbee viết bài văn bàn về Qua bài thơ bạn đến chơi nhà nhân vật trữ tình đề cao điều gì nhé!
Dàn ý Qua bài thơ bạn đến chơi nhà nhân vật trữ tình đề cao điều gì
a. Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm cần phân tích
b. Thân bài:
- Giới thiệu khái lược về tác giả, tác phẩm
- Phân tích nội dung bài thơ
- Phân tích chủ đề được đề cao trong bài
- Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
c. Kết bài: Mở rộng suy nghĩ và nêu cảm nhận

Bài văn tham khảo Qua bài thơ bạn đến chơi nhà nhân vật trữ tình đề cao điều gì
Đề tài văn học thơ ca Trung đại thường mang màu sắc trầm buồn, ảm đạm. Ấy vậy mà bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến lại mang một màu sắc thật mới, thật hóm hỉnh. Không buồn phiền với những khó khăn, thiếu thốn của cuộc sống nơi quê nhà, đó có lẽ là tinh thần lạc quan vượt lên hoàn cảnh sống mà nhà thơ đề cao.
Nguyễn Khuyến còn được mệnh danh là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông thường sáng tác những tác phẩm về thiên nhiên, con người cũng như chủ đề về làng quê Việt Nam. Là một người yêu nước thương dân, thấy cảnh bất bình, loạn lạc của xã hội lúc bấy giờ, ông đã cởi mũ quan, xin cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được sáng tác trong thời gian này. Bài thơ là những lời bộc bạch của tác giả khi người bạn lâu ngày tới nhà nhưng chẳng thể thiết đãi bạn được một bữa cơm đúng theo lễ nghĩa thông thường.
Sau lời reo mừng khi gặp lại người bạn cũ. Lại là lời ái ngại khi tác giả kể ra những khó khăn của bản thân lúc này:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Trẻ em giờ đây chẳng có ở nhà mà sai đi mua đồ về làm cơm, chợ thì ở xa không thể thuận tiện cho đi lại. Nếu như không thể đi mua đồ thiết đãi bạn, thì những thứ được nuôi trồng trong vườn nhà cũng có thể làm thành một mâm cơm đơn giản để có một bữa cơm theo nghĩa thông thường. Nhưng ấy vậy, lại có thêm những khó khăn dở khóc dở cười nữa xuất hiện:
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cá, gà đều có đủ cả nhưng để có thể bắt được lại là cả một vấn đề thật khó khăn. Ao cá thì sâu, chỉ cần sơ xảy chút thôi thì không chỉ không có cá ăn mà còn có thể nguy hiểm đến an toàn của bản thân. Là một người lao động bằng trí thức, những công việc tay chân dường như đã là khó khăn với ông lắm rồi, ấy mà vườn lại rộng, rào chắn xung quanh thì thưa thớt không quây kín được lũ gà. Với sức lực của ông, bắt được một con gà làm thịt có vẻ như việc làm quá với khả năng của ông. Không có được một bữa cơm có thịt có cá thì thôi làm một mâm cơm đơn giản, mộc mạc với rau dưa cũng được. Nhưng rồi đến cả rau dưa cũng lại không có được:
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Có lẽ đây là tình huống éo le nhất mà chúng ta có thể nghĩ ra rồi, nhưng câu thơ tiếp theo lại khiến chúng ta càng cảm nhận được cái “khó” của Nguyễn Khuyến khi tiếp đón bạn mình:
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Trong cơi thậm chí còn chẳng có cả trầu cau. Người xưa thường nói “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, thế nhưng ngay cả điều cơ bản ấy Nguyễn Khuyến cũng chẳng có. Đọc tới đây, độc giả lại càng xót xa cho cuộc sống của ông. Điều kiện sống thì thiếu thốn, tưởng chừng như thứ gì cũng có nhưng tới cuối cùng lại chẳng có gì cả. Thậm chí, cuộc sống của ông còn tách biệt với những người khác nữa. Khi mà nhà ông thì không gần chợ - nơi nhộn nhịp, huyên náo, hay có hàng xóm xung quanh để phải chuẩn bị trầu cau tiếp khách. Cuộc sống ấy thật cô đơn làm sao.
Thế nhưng, Nguyễn Khuyến không thấy đó là những khó khăn mà ông vui vẻ đón nhận nó. Ông vẫn lạc quan với cuộc sống của mình, hóm hỉnh viết về những thiếu thốn đó bằng giọng điệu vui tươi, lạc quan. Có thể không có được sự no đủ về vật chất, nhưng những giá trị tinh thần thì ông lại có thừa. Câu kết: “Bác đến chơi đây ta với ta” như đã thể hiện rõ suy nghĩ, tư tưởng của ông. Chỉ cần là tình cảm thật sự, thì dù chẳng có mâm cao cỗ đầy vẫn có thể ngồi với nhau, cùng nhau trò truyện cả ngày.
Điều mà bài thơ này, cũng như tác giả Nguyễn Khuyến đề cao chính là tinh thần sống lạc quan trong cuộc sống. Cuộc đời luôn đầy rẫy những thử thách, bất ngờ. Chẳng có con đường nào là rải đầy hoa hồng cả. Muốn có được thành công, bình yên trong cuộc sống thì ta phải đánh đổi bằng sức mạnh, hay những điều khác để đổi lại được. Thế nhưng khi ta sống vối tinh thần lạc quan, cũng như có niềm tin, có hi vọng vào tương lai thì chắc chắn những điều tốt đẹp sẽ đến với chúng ta. Chính tinh thần sống lạc quan đó sẽ khiến chúng ta thấy được cuộc sống của mình dễ dàng hơn, đẹp hơn phần nào.
Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến là một bài thơ hóm hỉnh với bài học thật ý nghĩa về lối sống của con người trong cuộc đời này. Dù là hiện tại hay cho tới mãi sau này, bài thơ vẫn là một ngôi sao sáng chiếu rọi trên nền trời văn học Việt Nam.