image hoi dap
image hoi dap

“Quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình”. Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh chị hãy bình luận ý kiến trên

icon-time7/9/2023

Hiện thực cuộc sống là nguồn cảm hứng cho văn học. Văn học từ đấy mà bén rễ đưa vào cuộc sống khơi gợi, xây dựng nên một cộng đồng xã hội tốt đẹp hơn. Làm được điều này đòi hỏi người nghệ sĩ phải là người nhạy bén với đời cũng như thấu cảm được diễn biến bên trong đời sống. Đây được coi là một quá trình sáng tạo nghệ thuật lâu dài, gian khổ đầy thách thức cho các tác giả. Sau đây, mời các bạn cùng Topbee theo dõi bài viết “Quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình”. Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh chị hãy bình luận ý kiến trên


Ý nghĩa câu nói Quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình

Câu nói được hiểu là hành trình chinh phục nghệ thuật chân chính đòi hỏi người sáng tạo vừa “sáng tạo ra thế giới” và “vừa kiến tạo nên bản thân mình”. “Sáng tạo ra thế giới” nghĩa là từ cuộc sống hiện thực đấy, thông qua nhãn quan của mình, nhà văn mong muốn xây dựng một cuộc sống tích cực, tốt đẹp, hướng đến chân lý mới. “Kiến tạo nên bản thân mình” chính là dấu ấn phong cách cá nhân của mỗi người nghệ sĩ.


“Quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình”. Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh chị hãy bình luận ý kiến trên

Điều gì làm nên sức hấp dẫn của một tác phẩm văn chương? Đó phải là một tác phẩm hay về nội dung lẫn hình thức. Làm được điều này, người nghệ sĩ không những phải am hiểu về đời sống mà họ còn là người biết tạo phong cách nghệ thuật riêng. Nói cách khác, “quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình”.

“Sáng tạo ra thế giới” nghĩa là nhà văn không sao chép nguyên si thế giới hiện thực. Thế giới hiện thực trong văn chương được lấy nguồn cảm hứng từ cuộc sống nhưng đó phải là thế giới được làm mới đi, xây dựng theo một kiểu cách khác chẳng hạn, nhân vật có thể đại diện cho một bộ phận xã hội người. Thông qua đó, nhà văn mong muốn xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn, hướng con người tới chân – thiện – mĩ. “Kiến tạo nên bản thân mình” được hiểu là người cầm bút phải có cho mình một dấu ấn riêng trong muôn vàn những văn thân nghệ sĩ khác. Đó là một trái tim sống thật với đời, đa sầu đa cảm với mọi sự biến chuyển của đời sống và đó là một trái tim rạo rực tinh thần lan tỏa điều tốt đẹp đến với xã hội.

“Quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình”. Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh chị hãy bình luận ý kiến trên

Khu rừng văn chương bạt ngàn vô tận với kho tàng đồ sộ tác phẩm văn học. Đối với văn học trong nước, nền văn học Việt Nam là một kho tàng quý báu. Ca dao, tục ngữ ngày xưa được xem là liều thuốc tinh thần chữa lành tâm hồn trước cuộc sống còn cơ cực, gặp nhiều khó khăn:

“Ơn trời mưa nắng phải thì,

Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.

Công lênh chẳng quản lâu đâu, 

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.”

Hiện thực khó khăn đủ bề song những người nông dân vẫn luôn lạc quan, hi vọng vào ngày mai tươi sáng, “ngày sau cơm vàng”. Qua lăng kính chủ quan của mình, người sáng tạo dấy lên niềm tin, niềm hi vọng về những điều tốt đẹp.

Văn học, đơn giản chỉ là vậy! Chẳng cần phải lời lẽ bóng bẩy, câu từ cao siêu. Câu ca mộc mạc, gần gũi mà thấm đượm, khích lệ con người ta luôn tiến về phía trước, từng ấy thôi là đủ! Văn chương đã hoàn thành sứ mệnh của mình.

Đến với những tác phẩm trước viết vào thời kì Cách mạng trước năm 1945, nhiều nghệ sĩ đã lấy đó làm nguồn cảm hứng sáng tác văn chương. Ta bắt gặp một chị Dậu cơ cực, phải bán đứa con gái ruột của mình mà lòng đau như cắt chỉ vì chính sách sưu thuế bóc lột nhân dân của bọn thực dân, địa chủ phong kiến trong tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố. Ta bắt gặp một chí Phèo người không ra người, quỷ không ra quỷ với câu nói bất hủ “Ai cho tôi lương thiện” đầy ai oán trong tác phẩm cùng tên “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao. Ta bắt gặp một anh Tràng “nhặt” được vợ trong tình cảnh vừa thương vừa buồn cười chỉ bằng bánh đúc trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân… Có thể thấy, hiện thực cuộc sống ở khoảng thời gian đó khốn khổ như nhau, đặc biệt với người nông dân vừa nghèo, vừa khó, lại không có tiếng nói đã làm cho hoàn cảnh trở nên đáng thương vô cùng. Song cách truyền tải trong mỗi câu chuyện lại khác nhau. Nhà văn Ngô Tất Tố ngợi ca về những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ truyền thống, “dù bùng mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Nhà văn Nam Cao đặc tả số phận nghiệt ngã của Chí Phèo song vẫn cho anh được tận hưởng những điều hạnh phúc bình dị khi cảm nhận được sự săn sóc của Thị Nở. Nhà văn Kim Lân ở phần cuối câu chuyện đã tìm thấy ánh sáng cho con đường của mình, đó là ánh sáng của Đảng, ánh sáng Cách mạng báo hiệu cho ngày tháng tươi đẹp sắp tới… Họ là những người vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình.

Người đọc khi lật giở từng trang sách, đắm mình vào thế giới nhân vật, với bao cảm xúc buồn vui lẫn lộn, nhiều độc giả cứ ngỡ như đang sống trong thời kì đó mà không thôi cảm thán. Chúng ta tức giận, căm phẫn về một chế độ bóc lột, hành hạ người nông dân mà sâu xa là chiến tranh xâm lược đã làm ảnh hưởng xấu đến con người và xã hội. Chúng ta trân trọng những người nông dân dù trong hoàn cảnh tồi tệ đến như vậy, họ vẫn hiện diện ngời ngợi như viên ngọc quý. Chúng ta lại càng có niềm tin mạnh mẽ về một ngày mai tươi sáng hơn sẽ đón chào họ. Lúc này ta hiểu được rằng mình cần phải làm gì, hành động ra sao đối với thực tại và quá khứ.

Bằng tất cả những gì mình chiêm nghiệm trong cuộc sống, nhà văn lấy đó làm bàn đạp để sáng tác. Sáng tác nghệ thuật không xa rời với hiện thực. Cuộc đời là nguồn tài nguyên béo bở cho các nghệ sĩ săn đón. Từ đây, văn học tái sinh vào cuộc đời với một gam màu hướng tới những điều tính cực, tốt đẹp cho con người. Nếu văn chương là một tác phẩm khiến con người ta chìm đắm mình trong cơn u uất không lối thoát, đó không là một tác phẩm hướng đến chân – thiện mĩ. Bởi đã là văn chương, dù hiện thực có phũ phàng đến cỡ nào thì sau cùng, thứ mà ai nấy đều mong muốn, ấy chính là thoát khỏi hiện thực đau khổ đấy để mở cánh cửa rực rỡ ánh ban mai như So-lo-khop từng cho rằng “Đối với con người, sự thực đôi khi nghiệt ngã, nhưng bao giờ cũng dũng cảm củng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người.”

“Quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình”. Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh chị hãy bình luận ý kiến trên

Một điều hiển nhiên rằng, để làm nên một tác phẩm có giá trị, có ý nghĩa, nhà văn phải sống vào bối cảnh đó. Trí tưởng tượng cũng chỉ là một phần nếu chúng ta không thực sự hòa mình với cuộc sống. Nhà văn phải là người sống sâu với cuộc đời, nhạy cảm với thời cuộc và học là người có một trái tim sâu sắc. Người nghệ sĩ phải thấu hiểu mọi ngõ ngách của cuộc đời, phải “tận dụng” mọi cái từ vật chất đến con người, từ đồ vật đến động vật, từ tâm lí đến tình cảm… Đó là lí do vì sao mà có tác phẩm tồn tại trường tồn nhưng lại có những tác phẩm vừa “chào đời” đã phải chia lìa với “trần thế”. Cái tâm đặt ở đâu thì cái tầm nằm ở đấy! Không có sự giao thoa, kết nối thì làm sao “cho ra mắt” tác phẩm chạm đến trái tim độc giả.

Tuy nhiên, trái tim thôi có lẽ là chưa đủ! Người làm nghệ thuật hiểu rõ được sứ mệnh của mình thì sẽ biết cách trau chuốt từng con chữ. Bởi dùng chữ như đánh cờ. Chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Đây được coi là điểm khác biệt giữa nghệ sĩ và người thường. Phải tốn nghìn cân quặng chữ mới thu về một chữ, do vậy mà trọng trách của tác giả bao giờ cũng cao cả. Chỉ thực sự đam mê, yêu và quý nghề mới có thể làm được những điều này!

Như vậy, quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình”. Chỉ khi đó, văn học mới hoàn thành được sứ mệnh vốn có của mình: hướng con người tới chân – thiện – mĩ.


Nhận định văn học hay

Kalinine: “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn.”

Nam Cao: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn.”

Phạm Văn Đồng: “Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội.”

Goroki: “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức riêng.”

Nguyễn Minh Châu: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đoạ đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.”

-----------------------

Trên đây là bài viết “Quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình”. Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh chị hãy bình luận ý kiến trên do Topbee biên soạn. Hi vọng bài viết giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn Văn!

Tô Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question