Suy nghĩ như thế nào về tác động của hoàn cảnh sống đối với nhân cách con người
Cuộc sống không bao giờ trọn vẹn như mong ước của chúng ta mà mỗi người sinh ra đều có hoàn cảnh sống không giống nhau. Nhưng dù thế nào đi nữa hoàn cảnh sống không phải là yếu tố quyết định nhân cách con người. Cùng Topbee tìm hiểu thông qua bài viết Suy nghĩ như thế nào về tác động của hoàn cảnh sống đối với nhân cách con người.
Suy nghĩ như thế nào về tác động của hoàn cảnh sống đối với nhân cách con người - Mẫu số 1
Tổng thống Obama từng nói: “Chúng ta có thể không ngăn nổi cái ác trên thế gian, nhưng cách đối xử với nhau hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta.” Có lẽ từ xưa, nhiều người nghĩ rằng sinh ra ở vũng bùn, cả đời con người phải phụ thuộc và chìm trong vũng bùn ấy. Nhưng thực tế lại chẳng phải vậy! Con người sinh ra là một tờ giấy trắng, bị vẽ lên vài ba vết mực, nhưng những hộp màu sau này cũng sẽ đổ toàn bộ phần mực đen ấy. Vậy nên, chẳng ai cam đoan được rằng tác động của hoàn cảnh sống sẽ ảnh hưởng tới nhân cách con người cả!
Nếu nói hoàn cảnh sống không ảnh hưởng chút nào tới con người thì cũng không phải. Hoàn cảnh sống tự nhiên có tác động đến sự phát triển thể chất và tinh thần của một đứa trẻ từ lúc nhỏ. Ví dụ, một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình giàu có sẽ có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, được học hành đầy đủ hơn, từ đó có cơ hội phát triển nhân cách toàn diện hơn một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Đó là thực tế của xã hội mà chúng ta chẳng thể phủ nhận được. Đứa trẻ nhà giàu sẽ được học hành ở những nơi tốt nhất, được quen những con người được giáo dục tốt từ nhỏ. Đứa trẻ nhà nghèo có khi chẳng được đến trường, mà đến trường cũng sẽ gặp những người “tương tự” mình, chẳng có gì cả. Nhưng ai nói đứa trẻ nhà giàu kia sẽ ngoan ngoãn? Chẳng ai nói trước được, chỉ là đứa trẻ nhà giàu đó sẽ có “cơ hội” được lớn lên và tiếp nhận những tư tưởng chính xác. Đúng vậy, chỉ là “có hội” mà thôi!

Chúng ta không thể phủ nhận được kinh nghiệm của cha ông qua câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Gia đình là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất hình thành nhân cách con người. Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của con cái, từ họ, con cái sẽ học được những phẩm chất tốt đẹp như yêu thương, nhân ái, vị tha,... Trường học là nơi con người tiếp thu tri thức và rèn luyện nhân cách. Bạn bè là những người đồng hành cùng con người trong cuộc sống, từ họ, con người sẽ học được những điều hay, lẽ phải. Trong quá trình phát triển đó, nếu được sống trong hoàn cảnh tốt thì con người phần lớn sẽ trở thành những người có ích cho xã hội. Đúng vậy, chúng ta lại quay về với cụm từ không chắc chắn là “phần lớn”.
Bông sen trắng cả đời chìm trong bùn, hoa sen vẫn nở rộ ngát hương, đến lá sen cũng thơ mùi tinh khiết. Họa hoằn thay, có gốc rễ sen dưới đất khi được lấy lên mới phải rửa sạch sẽ rồi đưa lên bàn ăn. Một con người từ nhỏ sống trong hoàn cảnh không tốt, nhưng có ý thức vươn lên vẫn sẽ thơm và đẹp như bông sen dưới bùn, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Stephen Covey cũng từng nói: “Tôi không phải là sản phẩm của hoàn cảnh. Tôi là sản phẩm của những quyết định của mình”. Cuộc đời chúng ta là do chính mình định đoạt, chẳng phải vì một hai lời nói của ai mà thay đổi cả.
Vậy nên chúng ta - những học sinh mai sau là chủ nhân tương lai của xã hội lại chẳng có lý do gì để đổ lỗi cho số phận hay hoàn cảnh cả! Chúng ta đang được học tập, được bảo vệ bởi pháp luật và nền giáo dục đang ngày càng hiện đại của đất nước. Một đứa bé hoàn cảnh khó khăn mới là người đạt điểm cao nhất trong kỳ thi đại học. Một bạn học sinh gia đình chẳng có gì lại là người quyên góp nhiều nhất cho đồng bào miền lũ. Cả bạn và tôi đều sẽ trở thành một người tốt như vậy, chẳng vĩ đại nhưng sẽ là phiên bản tốt nhất, không gì có thể ngăn cản được.
Mỗi người hãy tự ý thức được vai trò của mình trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Bạn hãy tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất để trở thành người có nhân cách tốt đẹp, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh. Đó mới chính là điều chúng ta cần làm ngay bây giờ, bởi hoàn cảnh sống không thể quyết định được nhân cách con người!
Suy nghĩ như thế nào về tác động của hoàn cảnh sống đối với nhân cách con người - Mẫu số 2
Chúng ta vẫn thường được nghe câu tục ngữ:"Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Hoàn cảnh sẽ tác động lên nhân cách con người. Nhưng hoàn cảnh sống là một thứ rộng lớn hữu hình, dường như nó đã bị tác động rất lớn đến con người. Vậy tác động của hoàn cảnh sống đối với nhân cách con người ra sao?
Trước tiên, hoàn cảnh sống được hiểu là môi trường, nơi ở của một cá thể, nơi mà họ có thể sống có tác động thường xuyên đến mọi sinh hoạt nơi đó phát triển nhân cách của họ. Có lẽ vì vậy mà hoàn cảnh sống tác động đến nhân cách con người. Hoàn cảnh sống có thể là hoàn cảnh bên ngoài là nơi bạn sinh tồn, chứ không phải nơi bạn tồn tại mãi. Hoàn cảnh sống đó có thể là một nơi giàu sang? Hay là nơi nghèo khó? Là nơi có nhiều tệ nạn? Hoặc có thể là nơi văn minh tốt đẹp? Dù đó là gì đi chăng nữa, hãy nhớ rằng: ‘’Hoàn cảnh cho bạn sống không có nghĩa là nơi để bạn cóthể mãi nương tựa’’. Nếu là một nơi tốt đẹp thì sẽ không sao. Tuy nhiên, nếu đó là nơi của tệ nạn, của cái xấu thì thật đáng buồn. Nói cách khác, hạnh phúc hay khổ đau là cách chúng ta chọn chứ không phải do số phận. Trong cuộc sống nếu bản thân muốn vượt lên nghịch cảnh mà cuộc sống đem đến cho chúng ta thì trước tiên phải hiểu và chấp nhận hoàn cảnh rồi học cách thích nghi và cố gắng làm thay đổi nó chứ đừng ngồi than, oán trách hoàn cảnh. Nếu bản thân không dám hành động để vượt lên hoàn cảnh ấy thì thật hèn nhát. Không ai có thể đi trên con đường của chính mình bằng bản thân bạn. Cuộc đời đang lén lút yêu thương bạn nếu bạn dám tìm con đường của chính mình. Không ai cho ai một cái gì cả. Tất cả những người thành công được như bây giờ đều không hẳn là hoàn cảnh tốt mà chính họ đã tự tìm cái tốt để khẳng định chính mình.

Điển hình là tấm gương Liz Murray. Cô sinh ra trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều mang trong mình căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Vượt lên những mặc cảm tự ti, những ám ảnh tiêu cực “Tôi không thể”, Liz Murray vẫn luôn chăm chỉ làm việc, hằng đêm tìm nơi có ánh sáng để đọc sách. Cô gái ấy đã chiến thắng được số phận, chiến thắng được sự tự ti, để rồi có tên trong danh sách nhập học của Đại học danh tiếng Havard và sau này trở thành một diễn giả tài năng. Qua đây, ta thấy hoàn cảnh sống sẽ không tác động đến nhân cách con người nếu người đó biết chấp nhận hoàn cảnh và cố gắng vươn lên. Đừng đổ lỗi vì bản thân kém may mắn hay cuộc sống vì như thế này, thế kia mà chấp nhận số phận ở trong hoàn cảnh tối tăm ấy. Là con người nhân cách là rất quan trọng, chúng ta không được vì hoàn cảnh sống mà đánh mắt nhân cách của bản thân mình.
Có câu danh ngôn rằng: "Không có hoàn cảnh nào tuyệt vọng, chỉ có người tuyệt vọng vì hoàn cảnh" thật đúng. Hoàn cảnh sống sẽ không tác động đến nhân cách con người nếu con người biết nhìn nhận một cách khách quan và dám vượt qua, không đánh mất lương tâm của chính mình.