Tác giả Đoàn Văn Cừ (Tiểu sử, Sự nghiệp, Tác phẩm)

icon-time24/12/2022

Đoàn Văn Cừ là một người con đất học, ngoài ham học ông luôn mang theo mình một tình yêu nước nồng nàn. Ông không chỉ là một nhà thơ lớn mà ông còn là một người chiến sĩ dũng cảm. Để hiểu rõ hơn về tác giả Đoàn Văn Cừ này mời các bạn cùng Topbee tham khảo bài viết dưới đây.


1. Tiểu sử tác giả

- Tác giả: Đoàn Văn Cừ 

- Sinh ngày 25 tháng 11 năm 1913.

- Quê quán: làng Ðô Quan, xã Nam  Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Ðịnh

- Ông còn có các bút danh khác là Cư sỹ Nam Hà,  Kẻ Sỹ, Cư Sỹ Sông Ngọc và ngoài thơ cũng sáng tác một vài tác phẩm thuộc thể loại văn xuôi.

- Đoàn Văn Cừ được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật

Tác giả Đoàn Văn Cừ (Tiểu sử, Sự nghiệp, Tác phẩm)

2. Sự nghiệp văn chương

Trước Cách mạng Tháng Tám, Đoàn Văn Cư vừa dạy học vừa tích cực tham gia các  phong trào công nhân nhà máy Nam Định năm 1936. 

Sau thành công của cách mạng tháng Tám, ông tiếp tục hoạt động cách mạng bằng cách tham gia Hội đồng Nhân dân tại tỉnh Nam Định. 

Năm 1948, ông tham gia Việt Minh kháng chiến Pháp, hoạt động văn nghệ, vận động cho Liên khu III. 

Từ năm 1959, ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Phổ thông. 

Năm 1974 ông công tác tại UBMTTQ huyện Nam Ninh, tỉnh Hà 

Đến năm 1971, ông được trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Văn nghệ Hà Nam Ninh, Hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. 

Từ ngày 27 tháng 6 năm 2004, ông quyết định trở về qua và gần như sống ẩn ở quê trong những năm cuối cùng của cuộc đời và qua đời tại nơi đây. 


3. Các tác phẩm tiêu biểu

- Thôn ca I (1944)

- Thơ lửa (1947)

- Việt Nam huy hoàng (1948)

- Quân dân Nam Định anh dũng chiến đấu (phóng sự, 1953)

- Trần Hưng Đạo, anh hùng dân tộc (1958)

- Thôn ca II (1960)

- Dọc đường xuân (1979)

- Đường về quê mẹ (1987)

- Tuyển tập Đoàn Văn Cừ (1992)

Tác giả Đoàn Văn Cừ (Tiểu sử, Sự nghiệp, Tác phẩm)

4. Phong cách nghệ thuật

Đoàn Văn Cừ xuất hiện trong Thơ Mới và viết về nông thôn bằng cái riêng, cái chất phác của mình. Hoài Chân và Hoài Thanh đã từng nhận xét về Đoàn Văn Cừ rằng: “Tranh thơ của Đoàn Văn Cừ không đơn giản, đơn sơ hay mộc mạc như tranh cổ của Á Đông. Mỗi hình ảnh tràn đầy cuộc sống và sinh động với niềm vui. Mỗi bức tranh của ông vẽ ra qua những nét bút điêu luyện chính là một thế giới động.". Những cảnh đồng quê như Lễ hội, Đám cưới mùa xuân,... và trên hết phiên chợ quê Tết sẽ còn mãi với thời gian:

"...Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,

Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.

Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,

Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.

Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,

Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.

Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,

Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.

Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,

Khăn trên đầu đang chít cũng tung ra.

Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,

Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.

Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,

Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.

Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha,

Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,

Con gà trống mào thâm như cục tiết

Một người mua cầm cẳng dốc lên xem..."

--------------------------------

Đoàn Văn Cừ là nhà thơ của thôn quê, ông mang linh hồn của mình hòa nhập với mọi khung cảnh nơi làng quê  yêu dấu. Từ đó nhìn ra được cái đẹp, cái êm dịu, nhẹ nhàng, trong lành nơi đây. Những bức tranh về làng quê được ông tái hiện nhiều màu sắc, ngoài ra còn có những giai điệu êm ru say đắm lòng người. Trên đây là một số thông tin về tác giả Đoàn Văn Cừ do Topbee biên soạn, rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, cảm ơn các em đã tham khảo.

Hoàng Thùy Trang
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question