Tác giả Van-Mi-Ki
Văn chương từ lâu đời đã trở thành một loại hình nghệ thuật được đông đảo công chúng đón nhận. Bên cạnh sức hấp dẫn của các tác phẩm thì tên tuổi của các tác giả cũng là điều mà độc giả quan tâm. Đến với nền văn chương Ấn Độ, nổi tiếng với tác phẩm sử thi “Ra-ma-ya-na” nhà tu sĩ Van-Mi-Ki không khỏi khiến người ta tò mò về cuộc đời của ông. Sau đây, mời các bạn cùng Topbee theo dõi bài viết Tác giả Van-Mi-Ki
Tiểu sử tác giả
Vanmiki sống vào khoảng thế kỉ V trước Công nguyên. Ông xuất thân trong gia đình đẳng cấp Balamon. Khi bị cha mẹ ruồng bỏ, Vanmiki trốn vào rừng sâu làm nghề trộm cướp.
Trong lúc sa vào con đường tội lỗi thì Vanmiki gặp thần Narada khuyên răn cải tà quy chính, hướng cho ông tới phép tu hành. Fate giao cho anh ta một gia đình tên cướp đã đưa anh ta lên. Tình cờ tiếp xúc với Saptarsis - Bảy nhà hiền triết và với hiền nhân Narada đã thay đổi cuộc sống của mình. Bởi sự lặp lại của Ramanama hoặc tên của Ram, ông đạt được trạng thái tối cao của một 'maharshi' hay hiền nhân vĩ đại. Kể từ khi một 'valmika' hoặc một con kiến đã phát triển trên cơ thể của mình trong thời gian dài của tu hành và trạng thái sẵn sàng của sự sám hối, ông đã được biết đến như là Vanmiki.Vanmiki vâng lời làm theo, ngày ngày ngồi tu luyện. Sau một thời gian đắc đạo, Vanmiki được tôn lên làm đạo sĩ.
Vốn là người thông minh, có trí nhớ tốt, ăn nói lưu loát lại có tài xuất khẩu thành thơ, nhờ đó mà khi thần Narada kể về kì tích của Hoàng tủ Rama, ông đã kể lại cho các môn đệ bằng những vần thơ của mình.

Sự nghiệp văn chương
Ông được gọi là “Adikavi” - một dạng câu mà hầu hết các sử thi vĩ đại như Ramayana, Mahabharata, Puranas… và các tác phẩm được sáng tác.
Tác phẩm làm nên tên tuổi của Vanmiki – Sử thi “Ramayana”
Xuất thân là nhà tu sĩ, tư liệu về ông không nhiều trong nền văn chương, tuy vậy, làm nên tên tuổi của Vanmiki là sự “đóng góp” không nhỏ từ tác phẩm nổi tiếng tại Ấn Độ “Ramayana”.
Ramayana là một tác phẩm có tính mẫu mực và bao quát. Mọi mặt trong đời sống Ấn Độ đều được phản ánh trong sử thi. Ở đây người viết chỉ đi vào tìm hiểu hình tượng thiên nhiên. Một nét khá đặc sắc ở Ramayana là hình tượng thiên nhiên. Thiên anh hùng ca này dành một phần lớn, gần một phần hai số trang trong tác phẩm, để miêu tả về thiên nhiên. Điều này rất khó có thể tìm thấy trong các sử thi khác.
Tóm tắt câu chuyện:
Thủ đô Ayodhya của vương quốc Kosala, Daxatha là vị vua già yếu thuộc triều đại Mặt trời có 4 người con trai do 3 bà vợ sinh ra. Trong đó, con cả là hoàng tủ Rama có trí tuệ, nhân đức và lòng quả cảm hơn 3 người em còn lại. Vua Daxatha từng có ý định nhường ngôi cho Hoàng tử Rama nhưng vì nghe theo lời xúi giục của thứ phi mà đày Hoàng tủ vào rừng 14 năm, sau đó, vị vua này nhường ngôi cho Brahata do thứ phi sinh ra.
Hoàng tử Rama vâng lời cha, đưa vợ Sita và em trai Laksmana vào rừng sinh sống. Sita vốn được vua Janaka nhận làm con. Xuất phát từ lí do trong một buổi lễ hạ điền, nhà vua cầm cày xới luống đất đầu tiên thì trong luống cày đó có cô gái nhỏ xíu xinh đẹp. Nhà vua đưa về hoàng cung nuôi dưỡng. Một thời gian sau, Sita trở thành công chúa xinh đẹp nổi tiếng khắp vùng. Đến tuổi lấy chồng, nàng Sita ra điều kiện làm cho các hoàng tử bốn phương đến đọ sức tranh tài với mong muốn chiến thắng để rước nàng về dinh. Điều kiện mà công chúa đặt ra là ai bẻ gãy được chiếc cung thần của xua Janaka thì nàng sẽ lấy người đó làm chồng. Trong số những hoàng tử đến so tài, chỉ Râm đủ sức mạnh bẻ gãy cung thần. Nàng khoác vòng hoa chiến thắng cho Rama và hai người được nhà vua làm lễ thành hôn.
Khi bị đày vào rừng, Rama dựng lều bên bờ suối cùng vợ và em trai ngày ngày săn bắt tập võ nghệ, tu luyện trong hoàn cảnh khó khăn, khổ sở. Ăn quả rừng, uống nước suối đơn thuần. Một thời gian sau, quỷ Ravana ở đảo Lanka nghe tin nàng Sita xinh đẹp đang sống trong rừng sâu. Hắn ta nổi lên lòng tham muốn cướp nàng về làm vợ. Quỷ Ravana lập mưu sai quỷ Maricha giả làm con hươu nhảy nhót trước mặt hai vợ chồng. Sita thích con hươu xinh đẹp này, giục chồng đuổi bắt cho nàng. Chàng Rama nghe vậy liền đuổi theo vào tận rừng sâu. Vì quá lo lắng cho chồng mãi chưa thấy quay về, Sita bảo em chồng vào tìm chàng. Nhân cơ hội đó, quỷ Ravana giả danh là đạo sĩ Balamon, dụ dỗ và bắt nàng về đảo Lanka. Quỷ Ravana giam cầm nàng trong cung cấm, liên tục tìm cách hãm hiếp, đe dọa sẽ xẻo tai, moi mắt, cắt tiết thậm chí là băm vằng nàng nhưng công chúa Sita không sợ, nàng một mực chống cự.
Trở lại với hai anh em hoàng tử Rama, sau khi giết được quỷ Maricha hóa thành hươu, hai người trở về và biết tin vợ của mình – nàng Sita đã bị quỷ Rava bắt cóc. Râm quyết tâm đi cứu. Nhờ có đạo sĩ Kabandha khuyên, anh em Rama đến tìm vua loài khỉ Sugriva giúp sức. Lúc này, Sugriva đang bị khỉ Vali cướp ngôi báu. Hai anh em Rama đã thay Sugriva trừ khử khỉ Vali giành lại ngôi báu, liền cảm kích trước tinh thần nghĩa hiệp mà phái tướng khỉ Hanuman tài giỏi, có phép thần thông biến hóa đi theo giúp đỡ anh em Rama.

Chiến đấu với quỷ dữ Ravana gặp nhiều khó khăn bởi độ nham hiểm. Vốn là con quye có 10 đầu, vậy nên, mỗi lần chặt lại mọc lên quả đầu mới; tuy vậy, dưới sự trở giúp của tướng khỉ Hanuman kết hợp với kiếm thần của thần Brahma, Rama đã tiêu diệt quỷ Ravana, cứu vợ Sita khỏi quỷ dữ.
Trải qua muôn vàn khó khăn, cách trở, những tưởng lúc gặp nhau, vợ chồng sẽ vui mừng khôn xiết. Ấy mà, lúc này, trong lòng Rama nổi lên cơn ghen dữ dội. Rama nghĩ Sita không còn sự chung thủy và không còn tiết hạnh trong khoảng thời gian sống chung với quỷ Ravana. Chàng cự tuyệt và không muốn nhận nàng làm vợ. Sita đau lòng trước những lời buộc tội của người chồng. Dù đã cố giải thích nhưng người chồng Rama nhất quyết không tin. Để chứng minh sự trong sạch của mình, để chứng minh phẩm giá của mình, Sita đã nhảy vào lửa để tự thiêu. Thần lửa Agni chứng giám cho sự trong sạch của nàng, nhờ vậy mà nàng không bị thiêu. Khắp người Sita tỏa ra ngọn lửa sáng ngời như Mặt trăng. Thần Lửa trả nàng về với Rama.
Bấy giờ, Rama vui mừng khôn xiết, dang rộng cánh tay đón nàng quay trở về bên mình. Đó cũng là khoảng thời gian hết hạn đi đày, vợ chồng Rama cùng người em trai trở về kinh đô. Dân chúng nồng nhiệt chào mừng Rama lên ngôi vua, trị vì đất nước. Từ đó vương quốc Kosala sống trong cảnh thái bình thịnh vượng.
Đánh giá, nhận xét về Vanmiki
Theo Wikipedia, nhà châm biếm người Anh Aubrey Menen nói rằng Vanmiki, “được công nhận là một thiên tài văn học”, và do đó được coi là “một kẻ ngoài vòng pháp luật”, có lẽ là do “chủ nghĩa hoài nghi triết học” của ông, là một phần của thời kỳ “Khai sáng Ấn Độ”. cũng được trích dẫn là đương đại của Rama. Menen tuyên bố Vanmiki là “tác giả đầu tiên trong tất cả lịch sử đưa mình vào sáng tác của chính mình.”
Vanmiki thực sự là một Maharshi. Tôi Panduranga Rao mô tả Vanmiki trong những lời này: “Ngài là thanh tịnh, sám hối, nhân từ và thiền nhân cách hóa và đối tượng duy nhất của sự cống hiến và chiêm niệm của Ngài là Con người, một người đàn ông rời bỏ sự tồn tại ích kỷ của mình và sống cho những người khác nhận diện mình với văn hóa tổng hợp của tạo vũ trụ”. Công trình duy nhất của nhà thơ vĩ đại, The Ramayana, đã thiết lập danh tiếng vượt thời gian của nhà thơ.
-------------------------------------
Trên đây là bài viết Tác giả Van-Mi-Ki do Topbee biên soạn. Hi vọng bài viết giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn Văn!