Theo em vì sao tác giả cho rằng Muốn có giáo dục, thì cần phải có hòa bình

icon-time25/10/2023

Sống trong vòng tay ấm áp của cha mẹ và đất nước hòa bình, an toàn, ngày ngày được ăn no mặc ấm, được đi học, vui chơi giải trí, không còn lo sợ chiến tranh, khủng bố là điều mà vô vàn những đứa trẻ hay người lớn ước ao có được. Hãy cùng Topbee đến với bài viết Theo em vì sao tác giả cho rằng Muốn có giáo dục, thì cần phải có hòa bình để thấy được tầm quan trọng của hòa bình nhé!


Dàn ý: Theo em vì sao tác giả cho rằng Muốn có giáo dục, thì cần phải có hòa bình

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận

* Thân bài: 

- Giải thích: Tại sao lại cho rằng muốn có giáo dục, thì cần phải có hòa bình?

- Bàn luận/ chứng minh: 

 + Tầm quan trọng của hòa bình, giáo dục trong cuộc sống

 + Không có hòa bình cuộc sống của mọi người  trên thế giới sẽ như thế nào?

 + Cần làm gì để có được hòa bình và không xảy ra chiến tranh

- Dẫn chứng: Tự học sinh lấy dẫn chứng phù hợp với vấn đề nghị luận

- Phê phán: Lối sống ích kỉ, không trân trọng cuộc sống hòa bình đang có

* Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và rút ra bài học cho bản thân


Theo em vì sao tác giả cho rằng Muốn có giáo dục, thì cần phải có hòa bình - Mẫu số 1

Sống trong thời kì hòa bình, ổn định, các quốc gia trên thế giới cùng nhau phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, y tế, khoa học công nghệ,… Và giáo dục - lĩnh vực quan trọng nhất, cần phải được ưu tiên hàng đầu. Tại sao lại như thế? Chắc hẳn nhiều người phải thắc mắc lí do để ngành giáo dục nắm vai trò trọng yếu chứ không phải kinh tế hay công nghệ, bởi con người không có giáo dục thì sẽ trở nên trống rỗng, điều làm nên được sự thành công đều bắt nguồn từ việc học, học từ cái căn bản trước rồi mới học chuyên sâu, giáo dục khởi đầu cho sự phát triển của các lĩnh vực. Chỉ có học mới đem đến lượng tri thức lớn không chỉ không giúp ích cho thành tích ở trường ở lớp mà còn trong công việc, đời sống,… Chính vì thế mà giáo dục luôn cần phải quan tâm chú trọng nhất. Nhưng để có thể phiển triển được lĩnh vực này trước hết thì cần phải có được hòa bình. Một thế giới không có chiến tranh, không tiếng bom đạm, tài sản, của cải vật chất và con người không bị ảnh hưởng thì mới có thể yên tâm hướng tới chân trời mới, nếu không suốt ngày trong đầu chỉ có làm thế nào để sống? chứ không thể để tâm đến việc học. Hay là có để tâm đến thì cũng không có một nơi an toàn để được học tập một cách trọn vẹn và chú tâm nhất. Thế nên, hiện tại khi mà thế giới chưa có quá nhiều biến động lớn, thì chúng ta cần phải học tập, đi theo con đường giáo dục càng lên càng học hỏi, trao dồi thêm nhiều kiến thức, bổ sung thêm kinh nghiệm, phục vụ cho tương lai của bản thân cũng như cống hiến cho nước nhà.

Theo em vì sao tác giả cho rằng Muốn có giáo dục, thì cần phải có hòa bình

 


Theo em vì sao tác giả cho rằng Muốn có giáo dục, thì cần phải có hòa bình - Mẫu số 2

Thế giới hòa bình mà chúng ta đang sống, đã từng hai lần xảy ra chiến tranh thế giới, với quy mô rất lớn nó đem đến hệ lụy vô cùng thảm khốc, in sâu vào trong trang sách lịch sử. Hay mỗi nước đều có quá khứ xảy ra chiến tranh, Việt Nam ta là một thí dụ điển hình của một nước nhỏ yếu, có vị trị địa lí thích hợp và tài nguyên phong phú - trở thành miếng bánh ngọt trong mắt các nước lớn. Điều đó dẫn đến hàng nghìn cuộc tấn công suốt năm tháng xây dựng nước nhà, thống nhất và độc lập, kéo theo tình cảnh cuộc sống dân chúng khó khăn, bần cùng, nạn mù chữ tràn lan khắp lãnh thổ, các lĩnh vực cũng chậm phát triển hơn so với các nước khác. Vậy nên, để có được một cuộc sống hạnh phúc no ấm, các ngành kinh tế, xã hội, công nghiệp, giáo dục,… phát triển thì trước hết phải có được hòa bình. Có hòa bình rồi mới có thể an tâm, không còn sống trong tháng ngày lo sống lo chết. Và để có thể đi lên sánh ngang với quốc gia khác thì cần có sự giúp đỡ của các nhân tài, nhưng làm thế nào để đào tạo được những hiền tài cho đất nước? Thì giáo dục lại cần phải được ưu tiên, có bao giờ bạn thắc mắc tại sao Trung Quốc lại phát triển mạnh, nhanh không? Chỉ cần nhìn vào nền giáo dục nghiêm khắc, các cuốn sách dày cộp và kì thi cạnh tranh cao thì bạn có thể phần nào hiểu được, họ đào tào, sàng lọc nhân tài kĩ lương như thế nào để phục vụ cho đất nước. Một người thành công thì cần có bộ não, tư duy phong phú, đa chiều, và giáo dục trong trường học hay ngoài xã hội chính là chiếc thuyền giúp ta đến với trí thức - biển khơi bao la rộng lớn ấy. Thế nên mới thấy giáo dục quan trọng tới nhường nào, nhưng hòa bình còn quan trọng hơn thế, ta cần giáo dục cũng cần phải có một thế giới, một đất nước hòa bình, không chiến tranh, không bóc lột, không có sự tàn phá, nhân cách đẹp đẽ, tươi sáng của con người đều được bộc lộ ra bên ngoài. Trẻ em cũng có cơ hội cạnh tranh hết sức mình trên chiến trường học tập, thể hiện được tinh thần cống hiến sức mình cho tương lai tổ quốc ngày càng phát triển, giàu mạnh, văn minh. Nhưng cũng có nhiều bạn trẻ đang bỏ lơ những điều tốt đẹp, bình yên, chạy theo một cuộc sống vô bổ, vui chơi không chịu dành thời gian học tập, phá hoại và ảnh hưởng đến người khác. Vậy nên thế hệ trẻ ngày này cần phải cố gắng học tập, chăm chỉ, tuyên truyền những điều tích cực lành mạnh đến mọi người xung quanh, và tố cáo những kẻ có hành vi, lời nói truyền bá tư tưởng công kích, quấy rối nhà nước trong xã hội, địa phương và trên các trang mạng xã hội, vì một thế giới bình yên, vì tương lai tốt đẹp của chúng ta. 

Hoàng Như Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question