Tìm một số điểm giống nhau, khác nhau về nội dung và hình thức giữa bài thơ Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương) và Nhớ đồng (Tố Hữu)
Thi sĩ vẫn thường lấy chất liệu đời thường làm nguồn cảm hứng sáng tác. Chúng ta vẫn thường tìm thấy những bài ca du dương, dịu ngọt về tình cảm quê hương mặn nồng của các tác giả. Tuy vậy, mỗi nhà thơ lại mang sự mới mẻ, độc đáo tạo nên phong cách riêng của mình. Sau đây, mời các bạn theo dõi bài viết Tìm một số điểm giống nhau, khác nhau về nội dung và hình thức giữa bài thơ Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương) và Nhớ đồng (Tố Hữu)
Phương pháp làm bài
1. Xác định đề bài
Đề bài yêu cầu tìm một số điểm giống nhau, khác nhau về nội dung và hình thức giữa bài thơ Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương) và Nhớ đồng (Tố Hữu). Học sinh phải hiểu và xác định được trọng tâm yêu cầu đề bài thì mới có thể làm bài tốt.

2. Cách thức làm bài
Đây là dạng câu hỏi so sánh, tìm điểm giống và khác về nội dung và hình thức giữa hai bài thơ. Để làm tốt dạng đề này, chúng ta cần triển khai những ý cơ bản sau:
Bước 01: Học sinh đọc và tìm hiểu về nội dung và hình thức bài thơ “Trong lời mẹ hát” của tác giả Trương Nam Hương và bài thơ “Nhớ đồng” của nhà thơ Tố Hữu.
Bước 02: Tìm điểm giống nhau (Ví dụ: Cả hai bài thơ đều viết bằng ngôn ngữ giản dị, hay về nội dung đề thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước)
Bước 03: Tìm điểm khác nhau. Thơ ca nếu là sự sao chép, hoặc bài thơ này là bản sao của bài thơ khác thì đó là điều đáng buồn. Tuy cùng viết về chủ đề quê hương, nhưng giữa Trương Nam Hương và Tố Hữu lại có cách thể hiện khác nhau. Học sinh cần chỉ ra những điểm khác về nội dung lẫn nghệ thuật.
3. Lựa chọn hình thức trình bày
Đối với dạng câu hỏi so sánh, học sinh có thể lựa chọn hình thức kẻ bảng cho dễ hiểu cho chính mình lẫn người chấm. Hoặc học sinh có thể triển khai theo chiều dọc để phân tích. Bên cạnh đó, một lựa chọn khác đó chính là trình bày dưới dạng đoạn văn, bài văn.

Một số điểm giống nhau, khác nhau về nội dung và hình thức giữa bài thơ Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương) và Nhớ đồng (Tố Hữu)
Giống nhau:
Nội dung: Bài thơ thơ “Trong lời mẹ hát” của tác giả Trương Nam Hương và bài thơ “Nhớ đồng” của nhà thơ Tố Hữu đều thể hiện tình yêu quê hương về những kỉ niệm đáng quý.
Hình thức: Thơ; ngôn ngữ giản dị, mộc mạc; sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ…
Khác nhau:
Tiêu chí | “Trong lời mẹ hát” (Trương Nam Hương) | “Nhớ đồng” (Tố Hữu) |
Nội dung | Trương Nam Hương đã khắc họa thành công chân dung người mẹ với đức hi sinh, tần tảo nuôi lớn con nên người. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng, quý giá mà không thể cân, đo, đong, đếm. Qua bài thơ, tác giả bày tỏ sự biết ơn, trân quý bậc sinh thành. | “Nhớ đồng” là bài thơ khắc họa khao khát tự do của người chiến sĩ về quê hương, đất nước. Đó là nỗi nhớ trào dâng với Tổ quốc, mong muốn đất Mẹ được bình yên, hòa bình. Thông qua bài thơ, tác giả đã thể hiện tình yêu với nguồn cội trong những năm tháng bị thực dân bắt giam ở nhà tù. |
Hình thức | Thể thơ: 6 chữ Vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, chủ yếu là so sánh, nhân hóa miêu tả sự cao lớn mỗi ngày của con đồng thời cũng là khoảng thời gian rút ngắn của người mẹ. Đồng thời, phương pháp tương phản bộc lộ một cách chân thật sự thực nghiệt ngã của cuộc đời, từ đó bày tỏ nỗi xót xa của người con trước người mẹ của mình. Giọng thơ nhẹ nhàng, da diết. Sự trường thành của con đồng nghĩa với thời gian mẹ ở bên không còn nhiều nữa, nghĩ tới điều này, nhà thơ không khỏi u sầu. Đó là lí do mà xuyên suốt bài thơ, một nỗi buồn man mác cứ quẩn quanh ở đó khiến bạn đọc không thể thoát ra bởi tình mẫu tử quá đỗi cao đẹp này. Người mẹ trong bài thơ cũng như những người mẹ khác ngoài đời thường, đều yêu và thương con như thế! | Thể thơ: 7 chữ Điệp cấu trúc tiếng hò gợi lên nỗi nhớ thương da diết, mang đến cái gì đấy hiu quạnh, cô đơn trong chốn ngục tù. Tố Hữu có lẽ đồng cảm với những người từng bị giam cầm trong những năm tháng làm Cách mạng. Tiếng hò đó đã gợi dậy miền kí ức về quê hương với những con người lao động chân chất và cả những hình ảnh thân thuộc như sương, lúc, tiếng xe lùa… Giọng thơ thay đổi linh hoạt, từ trầm mặc, ủ rũ vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương bỗng trở nên hưng phấn khi mang niềm tin mãnh liệt về cuộc sống, về chính mình rồi sẽ được giải thoát, rồi sẽ được ngắm nhìn những kỉ niệm đó lần nữa. |
------------------------------------------------
Trên đây là bài viết Tìm một số điểm giống nhau, khác nhau về nội dung và hình thức giữa bài thơ Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương) và Nhớ đồng (Tố Hữu) do Topbee biên soạn. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn Văn!