Vẻ đẹp hung bạo của sông Đà học sinh giỏi
Dưới ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp hùng vĩ cùng sức mạnh tiềm tàng bí hiểm của dòng sông Đà đã được Nguyễn Tuân khắc họa và miêu tả ở nhiều góc độ khác nhau. Bằng tài năng và tình yêu thiên nhiên của mình, Nguyễn Tuân đã thành công đưa Đà giang bước vào thế giới văn học với vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình của nó. Sau đây, mời các bạn cùng chúng tớ đi tìm hiểu Vẻ đẹp hung bạo của sông Đà học sinh giỏi nhé!

Dàn ý Vẻ đẹp hung bạo của sông Đà học sinh giỏi
I. Mở bài
- Giới thiệu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Sông Đà.
- Vẻ đẹp hung bạo của Sông Đà đã để lại cho em những ấn tượng gì.
II. Thân bài
1. Khát quát
- Tác giả Nguyễn Tuân (quê quán, gia đình, cuộc đời, con đường sự nghiệp, các sáng tác tiêu biểu, phong cách nghệ thuật,…).
- Tác phẩm Sông Đà (hoàn cảnh sáng tác, đề tài, thể loại, nội dung,..).
- Lời đề từ: Khẳng định vẻ độc đáo trong hướng chảy của dòng sông Đà
2. Phân tích
- Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của con dòng sông Đà được thể hiện qua các chi tiết
+ Bờ sông dựng vách thành
+ Mặt ghềnh Hát Loóng
+ Những cái hút nước
+ Tiếng thác réo
+ Đá trên sông Đà
=> Sông Đà hiện lên với vẻ hung dữ, ghê tợn, là “kẻ thù số một của con người”.
3. Tổng kết lại nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
4. Giá trị thẩm mĩ mà tác phẩm mang lại.
III. Kết bài
Tình cảm của em đối với vẻ đẹp hung bạo của sông Đà.

Vẻ đẹp hung bạo của sông Đà học sinh giỏi
Trong tập tùy bút Sông Đà, Nguyễn Tuân đã khắc họa bức tranh thiên nhiên vùng núi Tây Bắc thật sinh động, hấp dẫn. Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn, miền đất này hiện lên thật thật tươi đẹp, nhưng để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc và khó quên nhất phải kể đến vẻ hung bạo, hùng vĩ của con sông Đà nơi đây.
Tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân được in năm 1960 trong tập tùy bút “Sông Đà”. Tác phẩm là kết quả sau chuyến đi thực tế đến miền T ây Bắc năm 1958 của nhà văn sau kháng chiến chống Pháp.Con sông Đà của Nguyễn Tuân hiện lên với vẻ đẹp vừa hung bạo, hùng vĩ dữ dội, nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình.
Nguyễn Tuân như hóa thành một nhà quay phim thật tài ba, ông không chỉ cho khán giả thấy được bao quát khung cảnh nơi đây thỉnh thoảng còn dừng lại để quay cận cảnh những pha thật tiêu biểu về sự hung dữ của dòng sông này.
Những cảnh ấy rất hiếm, không phải lúc nào cũng có thể bắt gặp được, như cảnh tượng đá bờ sông dựng vách thành, chỉ khi đợi đến giữa trưa nắng, mặt trời lên đúng đỉnh đầu thì chỗ ấy mới có ánh nắng chiếu rọi. Với việc sử dụng biệp pháp so sánh Nguyễn Tuân đã thành công tạo được ấn tượng với độc giả về hình ảnh vách đá dựng đứng với độ cao chót vót. Chỗ thì “Vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”. Vậy nên, dòng chảy của sông Đà bị thu lại rất nhỏ và hẹp “đến mức đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách” và “hẹp đến mức có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. Dường như những sự nguy hiểm trên đã khiến cho Nguyễn Tuân cũng cảm thấy sợ hãi: “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy đang mùa hè mà cũng thấy lạnh” rồi bất ngờ nhà văn đưa ra một lối liên tưởng thú vị “cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mây nào vừa tắt phụt đèn điện” Nhà văn đã kết hợp sử dụng các giác quan cùng những so sánh mới mẻ, táo bạo từ đó khiến cho người đọc càng thêm hồi hộp sợ hãi khi chứng kiến cảnh con thuyền sẽ phải di chuyển qua những quãng sông nhỏ hẹp như thế.

Sự hung bạo của sông Đà còn Nguyễn Tuân khắc họa qua cái dữ dằn của mặt ghềnh Hát Loóng “dài hàng ngàn cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được ngang qua đấy.” Sông Đà lúc bấy giờ hiện lên như một con thủy quái hung hăng, quái đản, với sự phối hợp của nước, sóng, gió, đá đã giúp cho nó tăng thêm nguồn sức mạnh khổng lồ để ra uy, đe dọa con người. Sự hung hãn ấy đã được nhà văn thể hiện qua một câu văn dài cùng nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp, dồn dập, qua đó giúp cho bạn đọc có thể hình dung một cách thật dễ dàng.
Chưa dùng lại ở đó, Hung bạo hơn nữa phải kể đến những cái hút nước thật ghê rợn, khủng khiếp “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Vì tiếng nước bị hút quá mạnh nên nó đã phát ra những âm thanh ghê rợn và được tác giả nhân hóa kết hợp với việc vừa “tả” vừa “kể” từ đó càng kích thích trí liên tưởng, tưởng tượng của người đọc và tô đậm thêm sự nguy hiểm mà cái hút nước mang lại.
Sông Đà còn thể hiện sự hung bạo của mình qua những thác nước. Nhiều thác nước như đã chuẩn bị sẵn thế trận, chỉ đợi người lái đò tới là chúng chặn đánh, ở những nơi này, sông Đà được tác giả mô tả như một bầy thuỷ quái hung hăng, nham hiểm. Tiếng thác réo càng khiến ta thấy ghê sợ hơn “Như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Tiếng thác rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Phối hợp với tiếng thác réo ầm ầm là “sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”. Dường như sông Đà đã giao xong nhiệm vụ cho mỗi hòn, để chúng hợp sức tạo sẵn thành ba trùng vĩ dữ dội, nguy hiểm chỉ đợi người lái đò tới.
Dưới ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp hùng vĩ cùng sức mạnh tiềm tàng huyền bí của sông Đà đã được khắc họa và miêu tả ở nhiều góc độ khác nhau. Bằng tài năng và tình yê thiên nhiên của mình, Nguyễn Tuân đã thành công đưa Đà giang bước vào thế giới văn học với vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình của nó.
------------------------------------
Trên đây Topbee đã vừa cung cấp tới các em dàn ý và bài văn mẫu Vẻ đẹp hung bạo của sông Đà học sinh giỏi. Rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, cảm ơn các em đã tham khảo. Chúc các em học tập tốt và đạt điểm cao bộ môn Ngữ Văn.