Viết 5 câu thể hiện sự tưởng tượng về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng
"Nhớ Đồng" là một kiệt tác thành công nhất khi đem hiện thực, con người đến với đời. "Nhớ Đồng" - một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ và bức tranh sinh hoạt giản dị về quê ngoại nhà thơ. Sau đây là đoạn văn viết 5 câu thể hiện sự tưởng tượng về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng, mời các bạn tham khảo!
Tưởng tượng về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng - Mẫu số 1
Chế Lan Viên đã từng cho rằng “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi. Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang”, những trang thơ tựa như những trang vàng, mà ẩn dấu là những con chữ đẹp, sáng...tỏa khắp cả tâm trí người yêu văn học. Nói đến thơ ta bắt gặp trong ánh mắt nhà thơ Tố Hữu là bài thơ Nhớ Đồng. Không gian bài thơ là hình bóng con người bình dị thân thuộc, khắc khoải là một tâm trạng tìm kiếm thứ gì đó, luôn nuối tiếc, trân trọng những vẻ đẹp, những điều tươi sáng của nhà thơ. Làng quê ẩn hiện về trong kí ức của tác giả với hương của đất, vị của thiên nhiên, bóng mát lũy tre làng, sắc xanh não lòng của mạ và vị ngọt bùi thắm của khoai sắn gợi một cảm giác thật mộc mạc, giản dị, bình yên, đáng yêu đáng quý đến vô cùng. Đó là cái nhìn từ tâm trạng của một con người bị mất đi sự tự do thật thấm thía trong “một tiếng hò” vọng vào làm hiện lên bao kí ức, bao kỉ niệm, hình ảnh cuộc sống bên ngoài đẹp ấy hiện lên càng gợi nhớ gợi thương. Và những vẻ đẹp ấy đã làm tôn lên vẻ đẹp, sắc màu cho một thôn quê bình dị, mà thân thương, làm cho con người như được khoác lên màu áo bạc của thiên nhiên, của năm tháng.

Tưởng tượng về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng - Mẫu số 2
Sóng Hồng “Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời”. Viên kim cương đó sẽ mãi sáng và đẹp hơn khi ẩn hiện dưới lớp mặt trời vàng hay xanh mát của nguồn nước lóng lánh ánh bình minh. Và với Tố Hữu thì "Nhớ Đồng" là một kiệt tác thành công nhất khi đem hiện thực, con người đến với đời. Khổ thơ của Tố Hữu không đơn thuần là một hình bóng ông lão, mà còn khái quát hình ảnh “những lưng cong xuống luống cày” - đây là hình ảnh con người nhân dân bình dị, mộc mạc, chân chất mà còn vĩ đại với cuộc đời, cần deo thắp lên niềm tin và hy vọng cho một tương lai tươi sáng tốt đẹp hơn, điểm thêm là chi tiết “vãi giống tung trời những sớm mai”! Có lẽ chăng sự gặp gỡ trong hình ảnh lại là biểu tượng “bàn tay” gieo hạt của nhà thơ đầy lãng mạn Pháp và người chiến sĩ ưu tú trẻ Tố Hữu? Ôi! Thật tuyệt vòi nhường nào khi đôi bàn tay đã trai sạn, bạc màu theo năm tháng kia đã gieo lên bao hi vọng, niềm vui, hạnh phúc...Phải mở lòng ra với cuộc sống, phải trân trọng những giá trị chân quý mới có thể nói lên hết được tình yêu và sự tin tưởng ở con người tha thiết vậy. Cạnh những nông dân chân chất đó trên cánh đồng cần mẫn, bac sơ đó và người chiến sĩ đấu tranh vì cái đẹp cuộc đời, đã có sự đồng cảm của những con người gieo mầm, gieo lên một tương lai tươi sáng, tốt đẹp! Như vậy, những hình tượng đặc sắc ấy đã hòa mới màu bình dị của đồng quê đã tạo nên một tác phẩm tuyệt tác, đọc lên từng vần thơ ta như được trở về và sống lại những kí ức tuyệt đẹp.
Tưởng tượng về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng - Mẫu số 3
Phạm Văn Đồng đã từng viết “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy”. Và với nhụy hoa đẹp đó, nhà thơ đã tôn thêm sắc để nhụy và tươi và đẹp, thu hút được chim muông, ong vật đến... “Nhớ Đồng” của Tố Hữu cũng chính là nhụy đẹp, khiến cho bạn đọc hứng thú mà mong muốn tìm tới. Đó chính là bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ và bức tranh sinh hoạt giản dị về quê ngoại nhà thơ, một ngôi làng nhỏ mà bình dị với những cồn bãi mướt xanh mát cây trái, có những chiếc cầu lặng lẽ, oi ả, soi bóng mình xuống dòng Hương Giang hờ hững. Khung cảnh ấy hiện lên thật đẹp và tình người thật ấm áp biết bao. Thật hay rằng! Quê hương giờ đây vẫn còn sống trong tâm trí của tác giả, khi xung quanh chỉ là bốn bức tường của lao tù. Những trăn trở được lặp đi lặp lại nhiều lần phản ánh một nỗi nhớ thương, đầy khắc khoải và đầy hoài vọng đau đáu khôn nguôi về những khó khăn tiếp nối sau này. Câu cảm thán trong bài thơ được sử dụng, như một tiếng lòng nhẹ của tác giả, không thể để mãi trong lòng nên đành thốt vang lên: “Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!” - Nhớ đến những buổi trưa thương nhớ, những cách đồng quê nhớ những thứ thân thuộc mà bình dị. Cuộc sống khốn cực kia của những con người nông dân cơ cực, nhưng họ không thể làm mất đi vẻ đẹp khỏe khoắn trong hình dáng và nét đẹp tâm hồn họ. Những dáng hình thân thuộc, bình dị với vẻ cơ cực, lam lũ nhọc nhằn lần lượt thể hiện về trong nỗi nhớ của chính nhà thơ. Thế giới bên ngoài kia là đồng quê, hình ảnh những con người, mùi hương là chính gia vị của hương nhiên, màu sắc là vẻ đẹp qua từng lớp quần áo, âm thanh nhẹ nhàng. Đó là những hình ảnh thân thuộc, tha thiết của quê hương, xứ sở. Gần mà thương, thương mà nhớ biết bao. Và với vẻ đẹp chân thực ấy của làng quê đã góp phần đúc kết lên những trang thơ nhẹ và gợi tả âm hưởng sâu lắng của người đọc, tác phẩm hứa hẹn sẽ để lại những dư vị hay và thanh lọc tâm hồn cho mọi đọc giả.
--------------------------------------
Trên đây là bài Viết 5 câu thể hiện sự tưởng tượng về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng do Topbee biên soạn. Hi vọng bài viết giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn Văn!