Viết đoạn văn 7-10 câu trình bày cảm nghĩ về khổ thơ 3 bài Nhớ rừng!
Bài thơ "Nhớ rừng" là một trong các bài thơ để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc. Tác phẩm được viết theo thể 8 chữ gồm 5 đoạn thơ, mỗi đoạn lại diễn tả nét tâm trạng khác nhau của nhân vật trữ tình. Trong đó khổ thứ 3 của bài thơ là những hồi ức về một quá khứ đầy huy hoàng, oai phong lẫm liệt của chúa sơn lâm nơi rừng già. Dưới đây bài mẫu Viết đoạn văn 7-10 câu trình bày cảm nghĩ về khổ thơ 3 bài Nhớ rừng! Mời các bạn cùng tham khảo
Dàn ý Viết đoạn văn 7-10 câu trình bày cảm nghĩ về khổ thơ 3 bài Nhớ rừng!
- Giới thiệu sơ qua về tác giả tác phẩm, trong đó khổ thơ thứ 3 bài thớ Nhớ rừng đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng.
- Nội dung chính của đoạn thơ: là những hồi ức về một quá khứ đầy huy hoàng, oai phong lẫm liệt của chúa sơn lâm nơi rừng già.
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của em về đoạn thơ này.

Viết đoạn văn 7-10 câu trình bày cảm nghĩ về khổ thơ 3 bài Nhớ rừng!
Mẫu số 1
Bài thơ "Nhớ rừng" là một trong các bài thơ để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc. Tác phẩm được viết theo thể 8 chữ gồm 5 đoạn thơ, mỗi đoạn lại diễn tả nét tâm trạng khác nhau của nhân vật trữ tình. Trong đó khổ thứ 3 của bài thơ là những hồi ức về một quá khứ đầy huy hoàng, oai phong lẫm liệt của chúa sơn lâm nơi rừng già. Nằm trong cũi sắt, hổ ta nhớ lại những đêm vàng, có ánh trăng tròn đầy, hiền dịu tan trong dòng suối thanh khiết, dịu ngọt, mở ra khung cảnh thiên thơ mộng đẹp đẽ về đêm trăng nơi núi rừng, gợi sự mê say, cuốn hút khi được thưởng thức khoảnh khắc kì diệu của thiên nhiên đất trời. Đó là một quá khứ thật nên thơ, thật ảo mộng, trong chốn rừng thiêng hùng vĩ ấy, chúa sơn lâm được tự do nhìn ngắm, tận hưởng thiên nhiên, vui thú với việc đi săn con mồi. Còn điều gì vui sướng hơn khi được làm điều mình thích? Nhưng dù đẹp đến mấy, thì đó cũng chỉ là dĩ vãng đã qua mà thôi! Con hổ ngậm ngùi, tiếc nhớ về những đêm trăng vàng, nuối tiếc cả những cơn mưa rừng bất chợt ào ạt. Ở chốn hiện tại, chúa sơn lâm bị giam cầm, nào đâu được đắm mình vào những cơn mưa rừng, được vẫy vùng tắm mát thỏa thích, tận hưởng giữa thiên nhiên bao la rộng lớn với cây rừng và gió rú. Ánh chiều vội tắt, đêm trăng thì vội tàn, đó cũng là lúc chào đón một ngày mới. Chúa sơn lâm đắm say trong giấc ngủ yên bình giữa khúc nhạc rừng của đàn chim ca, gió hát. Có thể khẳng định rằng đoạn 3 là một trong những đoạn thơ tiêu biểu và hay nhất, để lại cho độc giả rất nhiều ấn tượng nhất của bài. Với ngòi bút tài hoa của mình, qua đoạn thơ này tác gia không chỉ khắc họa rõ nét bức tranh tứ bình tuyệt đẹp của chốn đại ngàn mà còn bộc lộ một cách chân thực tâm trạng bất lực cùng khát vọng tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm.
Mẫu số 2

Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm vẫn còn sống mãi trong tình thương, nhớ về một quá khứ tự do tươi đẹp biết bao…. Hổ ta nhớ về cảnh rừng thiêng bóng cả, nơi cây già hùng thiêng mình từng ngự trị. Rồi nhớ về những kỉ niệm ngày còn làm chú sơn lâm- một thời vang dội, oanh liệt. Nhớ những đêm vàng còn nằm bên bờ suối. Nhớ từng khoảnh khắc “mưa chuyển bốn phương ngàn”…. Nhớ những chiều ung dung nhắm mồi thỏa thích… Mỗi nỗi hiện lên lại gắn liền với từng cảnh vật, một sinh. Quá khứ càng đẹp, càng oanh hùng biết bao thì nay nhớ lại càng thấy tiếc thương vô cùng. Xưa là tự do tung hoành, vùng vẫy giữa rừng rộng bao la. Nay là tù hãm, là những ngày nằm dài trong cũi sắt. Hổ ta giờ sa cơ, nuối tiếc nhưng chỉ còn biết cất tiếng than: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” Đoạn thơ trên được đánh giá là một đoạn thơ hay nhất của tác phẩm Nhớ rừng. Chúa sơn lâm cũng đã có một quá khứ oai hùng, huy hoàng, lẫm liệt biết bao. Mà giờ đây nỗi nhớ ấy chỉ còn là niềm tiếc thương, xót xa đồng thời thể hiện khát vọng được sống tự do. Qua hình ảnh ấy không chỉ đẹp mà còn rất giàu ý nghĩa, gợi liên tưởng tới con người Việt Nam. Gần bảy mươi năm về trước, dân tộc ta cũng đã từng rất tủi nhục khi phải sống và chịu đựng những áp bức của cường quyên, nhưng với ý chí quyết tâm chiến đấu anh dũng không lùi bước, cả dân tộc ta đã anh dũng giành được độc lập tự do, hòa bình về trên Tổ Quốc.
Mẫu số 3
Khổ thơ thứ 3 là những hồi tưởng về một quá khứ uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” nơi rừng xanh hùng vĩ, bạt ngàn, những kí ức oai hùng đó có lẽ chẳng thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên thơ mộng hiện ra thật đẹp, hai câu thơ đầu tác phẩm gợi nhắc về “đêm vàng”, ánh sáng của mặt trăng đã soi chiếu dường như tất cả mọi vật đều được biến thành màu vàng, trong đêm trăng yên bình ấy, hổ ta vừa thưởng thức con mồi, vừa ngắm cả “ánh trăng tan”. Khung cảnh ấy thật đẹp làm sao! Đi qua sự yên bình của đêm trăng, hổ ta lại nhớ về những cơn dào ồ ạt làm rung chuyển cả đất trời nơi rừng thiêng, dù vậy nhưng chúa sơn lâm vẫn chẳng hề lo sợ ngược lại còn “lặng ngắm giang sơn”. Không dừng lại ở đó, những kỷ niệm về một thời kì huy hoàng vẫn tiếp tục ùa về trong tâm trí. Trong khung cảnh bình minh, tràn ngập màu rừng xanh biếc cùng ánh nắng. Cùng tiếng ca hát của cỏ cây mà chim muôn, chúa sơn lâm nằm ngủ ngon lành.
--------------------------
Trên đây Topbee đã vừa cung cấp tới các em dàn ý và bài văn mẫu Viết đoạn văn 7-10 câu trình bày cảm nghĩ về khổ thơ 3 bài Nhớ rừng! . Rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, cảm ơn các em đã tham khảo. Chúc các em học tập tốt và đạt điểm cao bộ môn Ngữ Văn.