Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên
“Con công phải ra con công, con phượng phải ra con phượng, chứ bản chất là ngan là vịt thì làm sao ra được cốt cách của công, của phượng được” – câu nói trên phần nào đã thể hiện được sự phân chia đẳng cấp xã hội. Không ít bộ phận thuộc tầng lớp dưới của xã hội chạy đua để với ngang hàng với tầng lớp thượng lưu nhưng đâu biết dẫu có thay đổi thế nào cũng không thể thay đổi đi cái bản chất bên trong. Sau đây, mời các bạn theo dõi bài viết Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên.
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên – Mẫu 01
Chi tiết phó may áo ngược hoa được trích trong đoạn “Trưởng học giả làm sang” kể về nhân vật Giuốc-đanh mang trong mình ham muốn trở thành quý tộc. Để thực hiện “ước mơ” này, ông đã tìm đến bác phó may để tân trang ngoại hình bằng cách bắt chước những món đồ của quý tộc. Thế nhưng, cái mong muốn của Giuốc-đanh bỗng thành trò cười khi chính bác phó may thay vì lựa chọn loại vải tốt, đắt tiền thì lại chọn loại vải hoa chuyên dùng cho phụ nữ và trẻ em để may lễ phục. Không chỉ vậy, đến cả bông hoa được may thay vì hướng lên, bác phó may lại may hướng xuống. Giuốc-đanh nhận thức được điều lạ lùng, ngớ ngẩn này nhưng khi nghe câu trả lời đầy lém lỉnh, khôn ngoan của bác phó may khiến ông không bận tâm nữa. Bởi điều mà Giuốc-đanh quan tâm hơn cả chính là khao khát được trở thành quý tộc. Chi tiết này khiến người đọc cảm thấy buồn cười bởi ông đã bị bác phó may lừa một cách khôn khéo. Giuốc-đanh có lẽ là minh chứng rõ nét nhất cho việc một người nếu đã không có sự hiểu biết thì dẫu có làm gì, thay đổi ra sao cũng không thể biến mình trong nháy mắt từ vịt, từ ngan mà thành công, thành phượng được.

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên – Mẫu 2
Chi tiết phó may áo ngược hoa trong đoạn trích là một trong những chi tiết để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc. Sở dĩ nói như vậy là bởi một tên ngốc như Giuốc-đanh với ham muốn trở thành quý tộc lại bị bác phó may – một người ở tầng lớp thấp trong xã hội qua mặt một cách khôn khéo. Trong trang phục của giới thượng lưu, bông hoa được may hướng lên, nhưng với trang phục của Giuốc-đanh được “cách điệu” bằng bông hoa hướng xuống. Một chút nhận thức của ông biết rằng bông hoa đã bị may sai nhưng với lời “bào chữa” của bác phó may đầy tinh ranh, Giuốc-đanh chẳng mấy chốc bị đánh bại. Một người như vậy thì dù có khoác lên người bao nhiêu lễ phục đắt tiền, sang chảnh hay cao quý cũng không thể giấu được bản chất của người thiếu học thức. Điều này càng khiến Giuốc-đanh trở thành trò hề cho thiên hạ. Muốn trở thành quý tộc vậy nhưng, điều căn bản nhất lại không biết thì thử hỏi, bước chân vào tầng lớp cao trong xã hội ấy, ai sẽ là người coi trọng Giuốc-đanh? Không ai cả, có lẽ, người ta sẽ lấy ông làm câu chuyện cười cho mỗi lần trò chuyện.

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên – Mẫu 3
Nhiều người ôm giấc mộng giàu sang, quả vậy, không ít người, đã từ lâu, luôn nhen nhóm trong mình một ngày nào đấy từ Lọ Lem biến thành Công chúa, nhưng, đâu phải mọi thứ trên đời muốn có là có được. Nhìn xem, Giuốc-đanh trong đoạn trích “Trưởng học giả làm sang” với mong muốn trở thành quý tộc bèn đến bác phó may để sửa soạn lễ phục. Bộ lễ phục được may bằng loại vải chuyên dùng cho phụ nữ và trẻ em, hơn nữa, bông hoa cài được may ngược thay vì may xuôi đã khiến người đọc không khỏi lắc đầu ngán ngẩm. Giuốc-đanh dù nhận thức được có cái gì đấy không đúng nhưng nhanh chóng bị lời nói của bác phó may thuyết phục – một người trong tầng lớp thấp của xã hội. Khoác bộ lễ phục này lên, mấy chốc, Giuốc-đanh trở thành trò cười cho thiên hạ, thậm chí, có khi trở thành trò hề cho tầng lớp quý tộc – tầng lớp mà ông đang khao khát mong muốn. Bông hoa may ngược cúi xuống đất khiến người ta nghĩ rằng dù Giuốc-đanh có làm gì, cố gắng thay đổi bản thân ra sao thì cũng không thể nào trở thành người quý tộc. Giuốc-đanh mãi là thằng ngốc, là người thuộc tầng lớp thấp trong xã hội.
---------------------------
Trên đây là bài viết Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên do Topbee biên soạn. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn Văn!