Viết đoạn văn phân tích thái độ hất trứng cá của bé Thu để kết luận tình cảm của em dành cho ba

icon-time9/2/2023

Nguyễn Quang Sáng là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Các tác phẩm truyện ngắn của ông mang giá trị to lớn, thường kể về những năm kháng chiến đầy hào hùng và phẩm chất tốt đẹp của những người chiến sĩ. "Chiếc lược ngà" là một câu chuyện vô cùng cảm động và ý nghĩa. Dưới đây là bài văn mẫu Viết đoạn văn phân tích thái độ hất trứng cá của bé Thu để kết luận tình cảm của em dành cho ba mời các bạn cùng tham khảo nhé!


Dàn ý Viết đoạn văn phân tích thái độ hất trứng cá của bé Thu để kết luận tình cảm của em dành cho ba

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu, khái quát phần đầu của tác phẩm: Hồi bé Thu chưa tròn một tuổi, Anh Sáu- cha của bé đã lên đường nam gia kháng chiếc chống thực dân Pháp, từ đó tới nay, bé Thu chưa từng được gặp cha mình.

- Đi vào phân tích chi tiết thái độ hất trứng cá của bé Thu.

+ Cô bé đã "bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe"  và sự vô lễ đó, đã làm cho người cha rất tức giận, không kiềm chế được mà vô tình đánh cô bé. Nhưng cứ tưởng “con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thể nào nó cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng đậy, bước ra khỏi mâm.”

=> Một cô bé gan góc, lì lợm, cá tính mạnh mẽ nhưng sâu thẳm trong tâm hồn nhỏ bé non nớt ấy là tình cảm, tình yêu thương sâu đậm dành cho người cha của mình.

- Tổng kết nội dung, giá trị nghệ thuật của toàn bài.

- Nêu cảm nhận của em sau khi đọc xong tác phẩm này. 

- Qua đó kết luận tình cảm của em dành cho cha của mình: Cha luôn bên cạnh , yêu thương, chăm sóc và bảo vệ cho em tránh khỏi sự nguy hiểm. Cha là người bạn đồng hành, dạy em từ những phép tính, bài toán cơ bản cho tới những điều hay lẽ phải, cách trở thành một người có ích cho cho hội. Em rất yêu thương cha của mình.

Dàn ý Viết đoạn văn phân tích thái độ hất trứng cá của bé Thu để kết luận tình cảm của em dành cho ba.

Viết đoạn văn phân tích thái độ hất trứng cá của bé Thu để kết luận tình cảm của em dành cho ba

       "Chiếc lược ngà" là một câu chuyện vô cùng cảm động và ý nghĩa, đặc biệt với sự tài tình trong việc xây dựng cũng như mô tả rõ nét diễn biến tâm lí, thái độ của bé Thu, nhờ đó tác giả đã thành công để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Bé Thu trong câu truyện là một cô bé ngây thơ, hồn nhiên, dễ thương. Nhưng trong thời kì chiến tranh ác liệt khi ấy, cũng như bao đứa trẻ khác, từ khi mới tập ăn tập nói đến nay, em chưa bao giờ được gặp và cất tiếng gọi cha. Hồi bé Thu chưa tròn một tuổi, Anh Sáu- cha của bé đã lên đường nam gia kháng chiếc chống thực dân Pháp. Chính sự tàn khốc, ác liệt của chiến tranh đã khiến cho bao gia đình phải rơi vào hoàn cảnh chia li, mỗi người một nẻo, nó đã tước đoạt đi cả niềm hạnh phúc bé nhỏ nhất. Và như một lẽ thường tình, ước mơ của cô bé chính là được gặp, được nhìn thấy cha, được cất tiếng gọi cha, được cha ôm vào lòng. Mong mỏi được gặp cha là thế, nhưng khi người cha trở về, thái độ của cô bé lại khiến độc giả rất bất ngờ. Khi nghe thấy cha gọi và dang hai cánh tay ra Thu chỉ biết "trợn mắt nhìn ngơ ngác, lạ lùng" bỗng "mặt nó tái đi rồi vụt chạy". Sau bao năm xa cách, anh Sáu đã được về nhà nghỉ phép ba ngày, nhưng đứa con gái tám tuổi lại chẳng chịu nhận người cha này cũng bởi người đàn ông ấy khác xa với bức ảnh mà nó có.

Viết đoạn văn phân tích thái độ hất trứng cá của bé Thu để kết luận tình cảm của em dành cho ba.

Trong ba ngày đó, ông Sáu đã làm đủ mọi cách, ông càng tới gần thì cô bè càng xa cách, lạnh lùng thậm chí là phớt lờ ông. Nó thể hiện một thái độ bướng bỉnh, ương ngạnh không quan tâm đến lời nói của mẹ, nói trống không với cha: "Vô ăn cơm", "Cơm chín rồi!",... Những câu nói đó như một gáo nước lạnh dội thẳng vào trái tim của người cha, làm vỡ vụn niềm khao khát được nghe hai tiếng gọi thiêng liêng "Cha ơi". Nó xa lánh, thờ ơ với mọi hành động quan tâm chăm sóc, lời nói hỏi han, của ông Sáu. Đặc biệt chi tiết khi được ông Sáu gắp cho một miếng trứng cô bé đã "bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe". Chính vì sự vô lễ đó, đã làm cho người cha rất tức giận, không kiềm chế được mà vô tình đánh cô bé. Nhưng cứ tưởng “con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thể nào nó cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng đậy, bước ra khỏi mâm”. Khi đọc tới đây, người đọc không giận bé Thu mà ngược lại còn thấy xúc động và xót xa và thương cảm vô cùng cho cho cô bé gan góc, lì lợm ấy. Thái độ quyết liệt mà bé Thu thể hiện thực chất là kết quả của con người có cá tính mạnh mẽ, tuy đôi lúc lầm lì, vô lễ nhưng đó mới là là biểu hiện của tình yêu sâu thẳm, có bé không chịu nhận ông Sáu vì sợ rằng người này không phải cha mình, sợ rằng mình sẽ nhận nhầm người.Sau đêm bỏ sang nhà bà, khi được nghe bà giải thích về vết sẹo trên mặt ba, giờ đây cô bé đã nhận ra rằng người mà nó khước từ bấy lâu nay chính là người cha mà nó hằng ao ước được gặp mặt. Hôm sau, vào những giây phút cuối cùng, nó cũng đã chịu trở về nhà nhận cha. Hơn thế nữa, nó đã can đảm thực hiện điều mà nó khao khát khao trong tám năm nay. Con bé đã cất lên một tiếng gọi nức nở: "ba....a...a...a". Ngay sau đó, con bé "nhanh như một con sóc, chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba", "nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó".  động đó như là cách để cô bé bù đắp những tổn thương mà bản thân đã gây ra cho ba. Qua một loạt các hành động yêu thương, cuống quýt ấy ta như cảm nhận được bao nhiêu sự tiếc nuối, không nỡ, dường như cô bé đang lo sợ rằng lần này cha đi có thể sẽ chẳng về nữa. Qua tác phẩm này, không khó có thể nhận ra tình cảm sâu nặng mà bé Thu dành cho cha của mình. Và chắc hẳn trên thế giới này mọi đứa trẻ nào cũng muốn được ở bên cạnh, được cha vỗ về, được cha yêu thương, bản thân em cũng vậy, em rất yêu quý cha của mình. Cha đã luôn đồng hành với em từ ngày còn nhỏ cho tới bây giờ, cha yêu thương và bao dung với lỗi lầm mà em phạm phải, cha dạy em từ những điều nhỏ bé nhất. Đối với em, hạnh phúc là mỗi ngày đều được ở cạnh cha, được gọi hai tiếng “Cha ơi” vậy là đã mãn nguyện lắm rồi. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” đã để lại cho người đọc những cảm xúc nghẹn ngào.

-----------------------------------

Trên đây Topbee đã vừa cung cấp tới các em dàn ý và bài văn mẫu Viết đoạn văn phân tích thái độ hất trứng cá của bé Thu để kết luận tình cảm của em dành cho ba. Rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, cảm ơn các em đã tham khảo. Chúc các em học tập tốt và đạt điểm cao bộ môn Ngữ Văn.

Nguyễn Phương Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question