image hoi dap
image hoi dap

Bài 4: Khúc xạ ánh sáng

icon-time8/5/2024

1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì

Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

Ví dụ: Cây bút chì dường như bị gãy tại mặt nước trong cốc nước dưới đây

Lý thuyết KHTN 9 Bài 4: Khúc xạ ánh sáng

2. Định luật khúc xạ ánh sáng là gì

Định luật khúc xạ ánh sáng được phát biểu như sau:

- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia sáng tới.

- Đối với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sin i) và sin góc khúc xạ (sin r) là một hằng số.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 4: Khúc xạ ánh sáng

3. Chiết suất của môi trường là gì

- Theo lí thuyết về ánh sáng, chiết suất n của một môi trường trong suốt được xác định bằng tỉ số giữa tốc độ của ánh sáng trong chân không (hoặc không khí) với tốc độ ánh sáng trong môi trường đó.

n = c/v

Trong đó:

+ c = 300 000 km/s là tốc độ của ánh sáng trong chân không (hoặc không khí)

+ v là tốc độ của ánh sáng trong môi trường đó.

Như vậy, chiết suất n của một môi trường cho biết tốc độ ánh sáng truyền trong môi trường đó nhỏ hơn bao nhiêu lần so với tốc độ ánh sáng trong chân không. 

Chiết suất tỉ đối của môi trường 2 đối với môi trường 1 bằng tỉ số giữa các tốc độ truyền ánh sáng v₁ và v₂ trong môi trường 1 và môi trường 2.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 4: Khúc xạ ánh sáng

Trong đó n1, n2 là chiết suất của môi trường 1 và môi trường 2. Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ là hằng số:

Lý thuyết KHTN 9 Bài 4: Khúc xạ ánh sáng

Hằng số n21 được là gọi chiết suất tỉ đối của môi trường chứa tia khúc xạ (môi trường 2) đối với môi trường chứa tia tới (môi trường 1).

Vậy: Chiết suất của một môi trường có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng trong chân không (hoặc không khí) với tốc độ ánh sáng trong môi trường đó.

Hoàng Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question