image hoi dap
image hoi dap

Bài văn 500 chữ phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Trở gió

icon-time23/8/2023

Trở gió là một đoạn trích xuất sắc của Nguyễn Ngọc Tư khi miêu tả những tâm tư, tình cảm của tác giả khi gió về. Sau đây, mời các em cùng tìm hiểu về bài văn 500 chữ phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Trở gió


Bài văn 500 chữ phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Trở gió – Mẫu 1

Đoạn trích “Trở gió” được trích từ Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005) kết hợp với phương thức biểu đạt tự sự độc đáo. Qua đoạn trích, ta cảm nhận được những dư vị mới mẻ, hình dung trọn vẹn và rõ ràng nhất về mùa gió chướng. Chủ đề của tác phẩm vô cùng đặc biệt và mới lạ, đằng sau nhan đề “Trở gió” đã nói rõ chủ đề chính của toàn bộ tác phẩm. Thông qua tác phẩm, người đọc cảm nhận được những chuyển biến thay đổi của cảnh vật cũng như những thay đổi trong cách nhìn, cách cảm của con người. Khi mùa gió về, tâm trạng của tác giả ngổn ngang và xao xuyến, gió như một người bạn cũ hội ngộ với tác giả sau một khoảng thời gian dài. Những chuyển biến trong cảm xúc của tác giả được miêu tả vô cùng tinh tế, sau khi vừa buồn vừa vui, vừa mong chờ lại xen lẫn lo lắng, Nguyễn Ngọc Tư chuyển hẳn sang mong chờ cơn gió chướng cuối mùa. Những khung cảnh tuổi thơ dần dần ùa về, những mảnh ghép tuyệt đẹp của kí ức khiến cho tâm trạng tác giả bồi hồi và lưu luyến, những hình ảnh quý báu không bao giờ quên bởi vì nó gắn bó với mùa gió chướng, với quê hương thân yêu. Những nỗi nhớ, cảm xúc in sâu vào trong tâm trí tác giả bởi vì đó không đơn thuần là tình cảm dành cho mùa gió chướng, mà còn là tình cảm dành cho gia đình, quê hương và đất nước. Hai từ “Gió chướng” như một cây cầu dẫn lối tác giả về những kỉ niệm quê hương vô cùng đẹp đẽ và đáng trân trọng. Ai đó đã từng nhận xét “Văn học là nghệ thuật ngôn từ”, trong tác phẩm “Trở gió” tác giả đã không sử dụng những từ ngữ hoa mỹ mà thay vào đó chỉ dùng ngôn ngữ giản dị, giàu sức gợi hình, gợi cảm. Đó là cách nói vô cùng bình dị khi kết hợp nhiều từ ngữ địa phương, in đậm đâu ấn Nam Bộ. Kết hợp với đó là sự khéo léo, tài ba của chính tác giả khi vận dụng linh hoạt những biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá, khiến cho hình ảnh trong bài văn trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn. Thật đúng như Leonid Leonov nhận xét “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”, Nguyễn Ngọc Tư đã thật tài ba khi đã thực hiện được hai điều trên và viết nên một tác phẩm để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. 

Bài văn 500 chữ phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Trở gió - ảnh 1

Bài văn 500 chữ phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Trở gió – Mẫu 2

Bài văn 500 chữ phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Trở gió - ảnh 2

Trở gió là một sáng tác xuất sắc, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc của Nguyễn Ngọc Tư. Tác phẩm được trích từ Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005). Thông qua tác phẩm, người đọc cảm nhận được những tâm tư, suy nghĩ và cảm xúc của chính tác giả khi mùa gió chướng cuối năm về. Những tâm trạng đó chuyển biến và thay đổi liên tục, đó là sự bực bội xen lẫn với đôi chút mừng rỡ, là những cảm xúc đan xen với nhau khó nói thành lời. Cơn gió chướng không chỉ là một hiện tượng thiên nhiên bình thường mà còn là người bạn thân thiết của nhân vật “tôi”, cơn gió ấy như một phần không thể thiếu, chỉ cần nhắc đến nó những kí ức đẹp đẽ sẽ ùa về, đó là những mảnh ghép kỉ niệm về gia đình, về quê hương thân yêu. Qua đoạn trích, người đọc đã hình dung một cách trọn vẹn về những cơn gió chướng. Mùa gió lúc này, không đơn thuần chỉ là sự thay đổi của thiên nhiên, báo hiệu một năm cũ đang dần dần qua đi mà còn mang lại những cảm xúc đặc biệt. Đặc biệt khi kết thúc tác phẩm, tác giả đã tự đặt một câu hỏi tu từ “Có ai bán một mùa gió cho tôi?”, chỉ là một mùa gió đơn thuần thôi những lại chứa đựng những kỉ niệm không bao giờ quên, đó chính là không khí đầm ấm của gia đình, của quê hương. Câu hỏi tu từ đặt ở cuối bài là một sự sáng tạo của chính tác giả, người đọc cảm thấy bâng khuâng, bồi hồi và tha thiết trong tình yêu quê hương, đất nước. Phải chăng khi người đọc chìm đắm vào trong tác phẩm thì câu hỏi này cũng chính là những suy nghĩ của bạn đọc, nó day dứt và neo đậu mãi trong trái tim của mỗi độc giả. Có thể thấy, Nguyễn Ngọc Tư đã vô cùng khéo léo khi vận dụng các biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá xen lẫn vào nhau, khiến cho tác phẩm trở nên vô cùng sinh động, lôi cuốn và hấp dẫn. Những ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, khiến người đọc nhớ đến vùng đất Nam Bộ thân thương, không sử dụng nhiều từ ngữ hoa mỹ, Nguyễn Ngọc Tư chọn cách sử dụng nhiều từ ngữ địa phương. Sự lựa chọn tài ba này khiến cho tác phẩm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm và để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm tưởng của bạn đọc.

-----------------------------

Trên đây là bài văn 500 chữ phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Trở gió. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn văn!

Phạm Liên
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question