image hoi dap
image hoi dap

Bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện cổ tích ngắn gọn nhất

icon-time8/3/2024

Những câu truyện cổ tích luôn mang những thông điệp và bài học ý nghĩa, nếu cảm nhận những câu truyện cổ tích ấy dưới góc độ của các nhân vật thì ta sẽ có cái nhìn bao quát và đặc sắc hơn. Sau đây, mời các em cùng Topbee tìm hiểu bài viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện cổ tích ngắn gọn nhất.


Mục lục nội dung

Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện Tấm Cám - Mẫu 1

Bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện cổ tích ngắn gọn nhất

Ông bà ta từ trước đến nay đều có câu “Ở hiền thì lại gặp lành, người ngay thì được Phật tiên độ trì” quả không sai. Sau khi trải qua rất nhiều chuyện, ta nhận ra điều đó hoàn toàn chính xác. Ta là Tấm, một cô gái hiền lành và nết na, cha mẹ ta mất sớm nên phải chung sống với dì ghẻ và đứa em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Cám cũng vừa trạc tuổi ta, thế nhưng Cám rất ham chơi và lười biếng. Có lần dì ghẻ bảo ta và Cám ra ngoài đồng để bắt tép, thế nhưng Cám lại lừa ta đi gội đầu để trộm hết đống tép mà ta bắt được.

Ta đã rất buồn và khóc rất nhiều, ông Bụt dường như thương cảm trước số phận của ta nên liền hiện lên và cho ta một chú cá bống nhỏ xinh xắn về nuôi. Hằng ngày, ta đều gọi cá bống lên ăn cơm và trò chuyện cùng chú ấy. Thế nhưng mẹ con Cám vô cùng ác độc, lừa ta đi chăn trâu xa sau đó giết cá bống của ta mà làm thịt. Ta lại nghe lời bụt chôn xương cá bống dưới bốn góc chân giường.

Khi nhà Vua tổ chức yến tiệc, ta bị dì ghẻ bắt nhặt hết đống đậu mới được đi, khi đang buồn bã thì bụt lại lần nữa hiện lên và nhờ những chú chim đến giúp ta. Những lọ xương cá chôn dưới chân giường liền biến thành quần áo đẹp, ngựa,… để đưa ta đến yến tiệc. Trên đường đi, ta vô tình làm rơi một chiếc giày, thế nhưng nhà Vua đem lòng yêu mến và cho mọi người trong làng thử chiếc giày ấy, kết quả là không ai mang vừa. Khi ta mang vừa chiếc giày, nhà Vua liền phong cho ta trở thành Hoàng hậu.

Nhân ngày giỗ bố về thăm nhà, mẹ con nhà Cám liền dụ ta leo lên cây cau để hái cau dâng bố, thế nhưng họ đã đốn đổ cây cau. Khi chết đi, ta biến thành con chim hoàng anh để được bầu bạn cùng Vua, sau đó lại bị mẹ con Cám sát hại. Sau đó, ta liền biến thành một quả thị và ở cạnh một bà lão như mẹ con.

Trong một lần nhà Vua đi tuần thì đã đừng chân trước mùi thơm của quả thị, sau đó ta hiện ra và đoàn tụ với nhà Vua. Ta và nhà Vua đã sống hạnh phúc mãi mãi về sau còn mẹ con nhà Cám đã bị trừng phạt thích đáng.


Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện Tấm Cám - Mẫu 2

Ta là cô Tấm thảo hiền mà mọi người vẫn luôn yêu quý và ngưỡng mộ. Dù cuộc đời trải qua nhiều biến cố, nhưng lúc nào ta cũng giữ nguyên tấm lòng sắt son ấy của mình.

Từ nhỏ ta đã phải làm lụng vất vả suốt ngày. Bởi ta sống cùng mẹ con mụ dì ghẻ độc ác. Hai mẹ con bà ta đã hãm hại ta hết lần này đến lần khác. Họ lừa gạt di giỏ tôm tép của ta để dành lấy chiếc yếm đào. Họ ăn thịt người bạn cá bống đáng yêu. Họ bắt ta nhặt từng hạt đậu bị trộn lẫn để không được đi chơi hội. Tuy nhiên, ta vẫn vượt qua tất cả và đến được vũ hội, may mắn trở thành vợ của vua, nhờ có ông Bụt tốt bụng giúp đỡ.

Nhưng đâu chỉ có thế. Khi ta đã là vợ của vua, họ lại càng thâm độc hơn. Họ chặt cây cau hại ta ngã xuống ao chết, rồi lấy áo của ta vào cung vua hòng thay thế vị trí của ta. Khi ta hóa thành chim vàng anh trở về, họ ăn thịt ta, vứt lông ra vườn. Ta hóa thân thành cây xoan, thì họ chặt thân đem làm khung cửi. Rồi khung cửi cũng bị họ đốt cháy, đem tro đổ đi xa. Lần này, từ đống tro tàn, ta trở về trong hình dáng con người nương nhờ quả thị thơm. Bà lão bán nước đã đem ta về nhà, nhận ta làm con nuôi. Ngày ngày, ta têm trầu giúp bà bày bán và dọn dẹp nhà cửa. Cũng nhờ miếng trầu ấy mà nhà vua nhận ra ta và đón ta về cung. Cuối cùng, sau bao gian truân, vất vả, ta cũng được trở về nhà và chung sống hạnh phúc cùng chồng mình. Còn hai mẹ con xấu xa kia thì bị trừng phạt thích đáng.


Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện Tấm Cám - Mẫu 3

Xin chào mọi người, ta là ông Bụt - một vị thần mang nhiều phép lạ. Ngày hôm nay, ta sẽ kể cho mọi người nghe về cô Tấm - một cô gái hiền lành, dịu dàng và kiên cường.

Sớm mồ côi cha mẹ, Tấm phải sống cùng dì ghẻ và con gái của bà ta là Cám. Vậy nên, bao nhiêu việc nhà cửa, đồng áng Tấm phải làm cả. Vất vả, lam lũ quanh năm, mà cô chẳng bao giờ có tấm áo mới. Tội nghiệp vô cùng. Một hôm, mụ dì ghẻ đã sai Tấm và Cám ra ruộng mò cua bắt ốc, và treo thưởng cho người bắt được nhiều hơn là một chiếc yếm đào. Có giải thưởng, cả hai chị em kéo nhau ra ruộng ngay. Tấm cần mẫn cả chiều bắt được một giỏ đầy, còn Cám thì lười biếng nên đến gần tối giỏ vẫn còn không. Nhưng nhờ sự gian xảo, Cám đã lừa Tấm đi gội đầu kẻo bị mẹ mắng, rồi trộm hết thành quả của Tấm mang về nhận thưởng. Lúc nhìn thấy chiếc giỏ trống không, Tấm buồn bã òa khóc nức nở. Thế là ta liền hiện lên, chỉ cho cô ấy chú cá bống nhỏ còn lại trong giỏ, để mang về nhà nuôi.

Từ khi nuôi cá bống trong giếng, Tấm có thêm người bầu bạn. Ngày ngày cô mang cơm ra cho cá ăn và hát gọi cá lên. Ngờ đâu, ngay cả một con cá bà dì ghẻ cũng không tha. Bà ta lừa cô Tấm đi chăn trâu ở đồng xa rồi ở nhà bắt cá ăn thịt. Chờ Tấm trở về thì còn lại một cục máu loãng mà thôi. Mất bạn, Tấm òa khóc nức nở. Thấy thương cô quá, ta liền hiện lên, chỉ cho cô ấy cách nhờ gà đi tìm xương cá. Rồi lại dạy cho cô chia xương cá thành ba phần, cho vào ba cái hũ rồi cất dưới chân giường. Xong xuôi ta trở về nhà.

Mấy hôm sau, lần nữa ta lại nghe được tiếng khóc của Tấm. Vừa hiện lên, ta đã thấy cô ấy vừa khóc vừa cố nhặt những hạt thóc và hạt gạo đã bị trộn lẫn. Nhìn qua là ta biết ngay lại là mụ dì ghẻ bày trò. Thế là ta liền gọi chim sẻ đến giúp cô nhặt nhạnh. Xong xuôi, cô Tấm liền sửa soạn đi hội. Nhưng lúc này cô ấy mới biết mình chẳng có bộ váy áo nào cả. Ngay lập tức, ta hóa phép cho những mẩu xương trong ba cái hũ dưới chân giường thành váy áo và giày đẹp rồi bảo cô Tấm lấy ra dùng. Sửa soạn xong xuôi, cô Tấm trở nên vô cùng xinh đẹp. Sung sướng chào ta, cô liền đi hội. Chưa yên tâm, ta bí mật đi theo phía sau cô. Ngờ đâu, dọc đường cô làm rơi hài xuống nước. Thế là ta liền làm cho voi của nhà vua đứng yên ở chỗ đôi hài bị rớt. Nhà vua thấy lạ, liền cho lính đi kiểm tra và tìm được chiếc hài kia. Thấy chiếc hài, nhà vua liền ra lệnh ai đi vừa chân sẽ trở thành vợ vua. Thật không ngờ rằng, nhờ vậy mà cô Tấm trở thành hoàng hậu.

Cứ tưởng từ nay, cô ấy sẽ được hưởng hạnh phúc. Nhưng chỉ ít lâu sau cô ấy đã qua đời. Bởi khi cô đang cố trèo lên cây cau để hái quả xuống giỗ cha thì bị mụ dì ghẻ chặt cây cho ngã xuống. Mụ ta còn lấy áo quần của Tấm để cho Cám mặc rồi vào cung thay chị hầu vua. Ta tức giận vô cùng trước sự độc ác của mẹ con họ. Vì thế, ta đã quyết định sẽ giúp cô Tấm tái sinh để giành lại hạnh phúc của mình. Lần đầu tiên, cô Tấm hóa thành chim vàng anh bay vào cung vua. Được vua yêu chiều, đi đâu cũng dẫn theo nên chim bị Cám ghét lắm. Ả ta lén lút giết chim ăn thịt rồi vất lông ở ngoài vườn. Thế là Tấm tái sinh lần thứ hai thành cây xoan lớn. Nhà vua thấy cây, liền yêu thích không thôi, trưa nào cũng mắc võng nằm ngủ trên cây. Cám thấy thế, lại sinh lòng căm ghét, nhân lúc vua đi vắng liền chặt cây làm khung cửi. Chiếc khung cửi ấy là lần tái sinh thứ ba của cô Tấm. Mỗi khi Cám dệt vải, cô liền chửi mắng ả ta không ngừng khiến ả sợ lắm. Liền đốt khung cửi thành tro rồi đem đi đổ thật xa. Từ đám tro tàn, cô Tấm tái sinh lần cuối cùng. Lần này cô chính thức trở về với hình dáng của con người trong quả thị thơm. Được bà quán nước thương yêu và mong mỏi, lại thiếu tình mẹ từ nhỏ, Tấm đã đồng ý làm con gái bà. Hằng ngày, cô giúp bà têm trầu, nấu nước chè để buôn bán. Chính nhờ miếng trầu ấy, nên khi nhà vua đi ngang qua đã phát hiện ra nàng. Nhờ vậy, hai vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc.

Nhiều người vẫn hỏi ta, tại sao không để cô Tấm tái sinh thành người ngay từ lần đầu, mà để cô trải qua nhiều khó khăn như vậy. Thì chính bởi vì việc tái sinh trở lại không phải là việc đơn giản. Ta cần phải để cô trải qua nhiều khó khăn thử thách, để kiểm tra ý chí, lòng quyết tâm của cô Tấm xem cô có xứng đáng với món quà đó không. Và cuối cùng, cô Tấm đã không làm ta thất vọng. Với tính hiền lành, chăm chỉ, thảo hiền, cô xứng đáng được sống hạnh phúc mãi mãi bên nhà vua.


Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện Tấm Cám - Mẫu 4

Tôi là Cám, một cô gái xinh đẹp, sắc sảo lại có một người mẹ hết mực yêu thương tôi. Nghe đâu, mẹ tôi là vợ thứ hai của cha tôi. Bởi vì vợ trước của cha mất sớm nên ông lấy mẹ tôi. Tôi chẳng phải làm bất cứ việc gì trong nhà bởi có một con hầu làm hết rồi, đó là Tấm. Thực ra nó là chị cùng cha khác mẹ của tôi nhưng bao giờ Cám xinh đẹp này nhận nó là chị cả.

Bữa nọ, mẹ sai tôi và con Tấm đi bắt tép và hứa sẽ thưởng cho ai bắt được nhiều tép nhất. Tôi cũng lo lắng nghĩ bụng mình đâu có làm cái gì bao giờ, một người xinh đẹp như tôi mà phải xuống mấy cái hồ đầy bùn hôi thối để bắt những con cá tanh tưởi kia á, không bao giờ. Tôi nũng nịu mẹ tôi nhưng lần này mẹ tôi không giúp, mẹ chỉ nói không muốn làm thì phải tìm ra cách không làm mà vẫn có thưởng thế mới là người thông minh chứ. Tôi chả biết cách nào, mẹ nói khó hiểu quá. Mặc kệ tôi cứ đi ra ngoài đồng vui chơi cái đã.

Đến giờ về nhà tôi mới sực nhớ ra nãy giờ cứ mải mê hái hoa bắt bướm mà quên nhiệm vụ. Tôi chạy về phía con Tấm nhìn nó bắt được cả một giỏ đầy tép, tức mình rồi tôi nghĩ bụng phải tìm cách lấy hết của nó mới được. Trong đầu tôi lóe lên một ý nghĩ thế rồi tôi bảo nó xuống hồ tắm không về lấm mẹ sẽ rầy la. Được cái nó cũng nghe lời nên xuống hồ tắm, nhân cơ hội đó tôi chút hết tép của nó về và nhận thưởng. Khi nó trở về không những bị mẹ mắng mà còn không được yếm đào, tôi thấy mình thật thông minh khi mà không làm cũng có thưởng.

Lâu ngày tôi thấy con Tấm có biểu hiện lạ, mỗi bữa cơm nó ăn ít hơn và thường ra giếng làm gì đó. Khi hiểu ra sự tình, mẹ con tôi lừa nó đi chăn trâu để ở nhà mẹ con tôi gọi con bống lên xẻ thịt ăn. Một ngày nọ, hoàng tử mở hội kén hoàng hậu, những người con gái được hoàng tử chọn sẽ ngay lập tức được tiến cung. Tôi sung sướng nghĩ kì này mình sẽ được đổi đời rồi. Mẹ cũng rất đầu tư cho tôi,may toàn bộ quần áo mới, sắm sửa chuẩn bị cho ngày trở thành hoàng hậu. Con Tấm nô tì ấy thế mà cũng đòi đi hội. Nó làm việc nhà xong rất sớm và xin phép để được đi cùng. Tôi không chịu cho nó đi, mẹ liền nghĩ ra cách bắt nó nhặt thóc gạo riêng ra mới được đi. Hả hê mẹ con tôi lên đường tới kinh đô thử sức, một lát sau thấy hoàng tử lệnh ai đi vừa chiếc hài sẽ được chọn làm vợ. Cám xinh đẹp tôi lên thử nhưng khốn nỗi không vừa, đang tức giận thì thấy một người con gái xinh đẹp đến thử. Tôi sững sờ, mẹ tôi cũng sững sờ, đó là con Tấm mà. Thế rồi nó được tiến cung còn mẹ con tôi tức tối ra về. Thật là không công bằng khi mà con hầu đó lại làm hoàng hậu chứ không phải tôi.

Ngày giỗ cha nó về ăn giỗ, mẹ con tôi nghĩ phải tìm cách giết nó để tiến cung. Không phải mẹ con tôi ác độc mà là do nó tự chuốc lấy. Lúc nó trèo cây cau để hái câu cúng thầy mẹ tôi đã chặt cây làm nó rơi xuống ao mà chết. Mẹ đưa tôi tiến cung để thay Tấm làm hoàng hậu nói dối hoàng tử là đó là di nguyện cuối cùng của nó. Tôi ra sức quyến rũ hoàng tử nhưng lạ thay chàng không mảy may để ý tới tôi, ngày đêm chỉ quấn quýt bên con chim vàng anh đáng ghét. Tôi bắt được nó và giết chết nó. Tưởng rằng vàng anh chết rồi thì sẽ không còn ai ngăn cản được hoàng tử với tôi thế mà chàng vẫn ngày đêm ra chỗ cây xoan đào mới mọc mắc võng hóng mát. Nghe theo lời mẹ, tôi chặt cây xoan đào đó đi và làm nó thành khung cửi. Nhưng cứ mỗi khi dệt vải thì tôi đều nghe thấy những lời tru tréo, dọa nạt khoét mắt tôi. Ban đầu thì cũng sợ hãi về sau tôi quyết định đốt luôn khung cửi đó và đổ tro ở một nơi rất xa.

Ít lâu sau bỗng dưng thấy hoàng tử đem Tấm từ đâu về, tôi sững sỡ kinh ngạc rồi sợ hãi. Tôi đã giết nó rồi cơ mà, tại sao nó vẫn sống hay đó là hồn mà của nó luôn ám ảnh tôi. Tôi sợ hãi chạy về nhà, sau nhiều ngày sống bình thường, tôi tự thắc mắc tại sao con Tấm xấu xí ấy dầm mưa dãi nắng mà da vẫn trắng như thế. Có người mách tôi tắm bằng nước nóng vừa đun sôi, tôi muốn tôi phải trắng hơn nó, đẹp hơn nó nên đã làm theo.


Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện Tấm Cám - Mẫu 5

Trong cuộc đời, ai cũng sẽ trải qua những chuyện khiến bản thân mình trưởng thành hơn và không thể nào quên được. Tôi đã trải qua nhiều lần “chết đi sống lại” mới có được một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc như hiện tại. Tôi xin phép kể cho các bạn nghe về câu chuyện của cuộc đời tôi.

Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nông bình thường. Mẹ tôi chẳng may qua đời sớm, tôi sống cùng với cha. Chẳng bao lâu cha tôi lấy một người phụ nữ khác về làm vợ và sinh được một người em gái tên là Cám. Chẳng bao lâu sau, cha tôi qua đời để lại tôi sống cùng dì và em. Tuy nhiên, họ không coi tôi là người trong gia đình mà đối xử với tôi vô cùng quá đáng. Hằng ngày tôi phải làm việc lam lũ từ sáng đến tối mịt mà không có ngày nghỉ.

Tôi nhớ có lần dì treo thưởng cho tôi và Cám xem ai bắt được nhiều cá tôm hơn sẽ thưởng cho một chiếc yếm đào. Tôi hì hục làm việc từ sáng đến tối, Cám chỉ ham chơi nhưng cuối cùng đã lừa tôi, trút hết cá tôm vào giỏ của nó để mang về lấy thưởng chỉ để sót lại một chú cá bống. Tôi buồn bã nhưng quyết định mang cá bống về thả vào giếng để nuôi, ngày ngày cho nó ăn, chăm sóc nó và coi nó như một người bạn thân thiết. Một hôm, tôi đi làm về gọi mãi không thấy cá bống lên ăn cơm, tôi đau buồn. Bụt hiện lên và cho tôi biết rằng họ đã giết hại cá của tôi, Bụt bảo tôi đi tìm xương cá và đem chôn dưới chân giường, tôi vâng lời nghe theo.

Một thời gian sau, nhà vua mở hội, mẹ con Cám không cho tôi đi chơi, bắt tôi ở nhà nhặt gạo và thóc bị trộn lẫn lại riêng ra. Tôi bất lực thì Bụt hiện lên và giúp tôi nhặt chúng. Bụt bảo tôi đào xương cá bống lên, tôi sững sờ khi xương cá biến thành bộ trang phục đẹp đẽ. Tôi cám ơn Bụt và đi đến lễ hội. Trên đường đi không may tôi làm rơi chiếc giày, nhưng thật bất ngờ, vua nhặt được và ra lệnh ai đi vừa chiếc giày đó sẽ lấy về làm vợ. Vì đó là chiếc giày của tôi nên không ai đi vừa dù có cả mẹ con Cám. Sau khi thử vừa chiếc giày, vua lấy tôi về làm vợ, tôi trở thành hoàng hậu và có cuộc sống hạnh phúc bên cạnh nhà vua.

Một lần tôi về giỗ cha, Cám có bảo tôi trèo cây hái cau, tôi liền trèo vì từ nhỏ tôi đã quen với những việc này, nhưng điều tôi không ngờ chính là mẹ con họ đã chặt gốc cây lúc tôi đang hái cau khiến tôi ngã xuống ao và chết rồi đưa Cám vào cung thay tôi làm hoàng hậu. Cuộc đời tôi không chấm hết ở đó, nhà được Bụt giúp đỡ, tôi biến thành chim vàng anh ở cạnh vua, Cám lại giết hại chim. Tôi hóa thân thành cây xoan, ả ta chặt cây hòng tiêu diệt. Tôi hóa thân thành khung cửi, cô ta đốt khung cửi và ném tro ra xa hoàng cung. Ở nơi xa áy tôi hóa thành cây thị và được một bà lão hái quả về nhà. Hằng ngày tôi giúp bà dọn dẹp nhà cửa, sau đó trở thành con của bà. Một hôm, nhà vua đi qua đó nhận ra miếng trầu tôi têm nên đã đón tôi trở lại hoàng cung. Mẹ con Cám nhìn thấy tôi xinh đẹp hơn xưa vừa sợ hãi vừa tò mò. Tôi đã trừng trị hai mẹ con ả một cách thích đáng sau những tội ác họ đã làm và sống hạnh phúc với nhà vua đến bây giờ.

Câu chuyện tuy đã trôi xa nhưng nó mãi là những kí ức tôi không bao giờ quên. Nó là bài học để đời của tôi trong cuộc sống. Chúng ta không nên độc ác với người khác nếu không sẽ nhận lại hậu quả khôn lường. Hãy giữ cho bản thân mình một tâm hồn và trái tim lương thiện.


Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện cổ tích Cây khế - Mẫu 1

Tôi và anh trai sống cùng nhau từ khi cha mẹ mất. Chúng tôi làm việc chăm chỉ nên cũng đủ ăn. Nhưng từ lúc lấy vợ, anh tôi trở nên lười biếng. Một hôm, anh gọi tôi đến nhà để bàn chuyện chia gia sản. Anh lấy hết toàn bộ tài sản của cha mẹ để lại. Còn tôi chỉ nhận được một túp lều tranh, trước lều có một cây khế. Phận làm em nên tôi cũng chỉ dám nghe theo.

Mỗi ngày, vợ chồng tôi đều chăm sóc cho cây khế. Đến mùa, cây khế sai trĩu quả. Hai vợ chồng bàn nhau đem khế ra chợ bán. Sáng sớm, tôi ra vườn, định trèo lên hái khế thì nghe thấy tiếng rung lắc mạnh. Tôi gọi vợ ra cùng xem. Hóa ra, một con chim lớn đang đậu trên cây và ăn khế. Chúng tôi đợi chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng, ngày nào, chim cũng đến ăn. Vợ tôi lo lắng, liền chạy ra nói với chim:

- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế. Chim ăn hết rồi thì lấy gì mà sống?

Chim nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Nghe vậy, tôi bàn với vợ làm theo lời chim. Vợ tôi may một chiếc túi ba gang. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên.

Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, hạ xuống một cái hang. Từ cửa hang đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Thấy bên trong hàng vừa sâu vừa tối, tôi chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Sau đó, tôi ra hiệu cho chim bay về. Cuộc sống của chúng tôi khá giả hơn trước. Tôi và vợ còn giúp đỡ những người nghèo khó trong làng.

Một hôm, anh trai của tôi đến thăm nhà rồi hỏi thăm. Vốn tính thật thà nên tôi kể hết cho anh nghe. Thế rồi, anh đòi đổi hết tài sản của mình lấy túp lều và cây khế.

Vợ chồng anh tôi dọn đến sống, chỉ ăn rồi nằm chờ chim thần tới. Đến mùa khế chín, chim thần cũng đến ăn quả. Chị vợ liền chạy ra than thở:

- Ngài chim thần ơi, ngài ăn hết khế thì vợ chồng tôi lấy gì để bán?

Chim thần cũng nói:

- Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng.

Sau này, tôi được nghe người làng kể lại, chị dâu của tôi đã may hẳn một chiếc túi mười gang. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Anh tôi không chỉ lấy đầy túi, mà còn nhét cả vào túi quần túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai của tôi bị sóng cuốn, bao nhiêu của cái cũng mất hết.


Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện cổ tích Cây khế - Mẫu 2

Cha mẹ mất sớm. Tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng có của ăn của để. Kể từ khi lấy vợ, anh trai tôi đâm ra lười biếng.

Một hôm, anh gọi tôi đến chia gia sản. Tôi được một túp lều, trước cửa có một cây khế. Phận làm em nên tôi chấp nhận.

Vợ chồng tôi chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cho cây khế. Đến mùa, khế chín. Vợ chồng tôi tính vặt khế đem đi bán. Nhưng đến sáng hôm sau, tôi ra vườn thì nhìn thấy trên cây khế có một con chim to đang ăn khế. Suốt một tháng, con chim lạ đều đến ăn, làm quả vợi hẳn đi. Một hôm, vợ tôi đứng đợi chim đến ăn quả, rồi nói:

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì còn gì là khế của nhà cháu nữa. Cây khế nhà cháu cũng sắp hết quả rồi đấy ông chim ạ!

Thế là chim ngừng ăn và cất tiếng trả lời:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi và đựng.

Nói đi nói lại tới ba lần, chim mới vỗ cánh bay đi. Hai vợ chồng tôi nghe lời chim may một túi vải bề dọc về ngang vừa đúng ba gang. Hôm sau, chim đến từ sớm. Chim đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ giữa biển, đáp xuống một cửa hang. Ở đây có rất nhiều châu báu. Tôi thấy hang sâu không dám vào, chỉ nhặt một ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra hiệu cho chim bay về. Kể từ đó, gia đình tôi có cuộc sống sung túc hơn. Vợ chồng tôi còn giúp đỡ những người nghèo khổ.

Chuyện đến tai anh trai của tôi. Một hôm, anh đến nhà tôi hỏi chuyện. Tôi thật thà kể lại cho anh nghe. Anh thương lượng với tôi muốn đổi toàn bộ gia sản với túp lều và cây khế. Vợ chồng anh tôi chuyển về túp lều cũ của tôi. Ngày nào anh cũng ra dưới gốc khế chờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, anh tôi đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết và đòi chim phải trả vàng.

Chim cũng nói y hệt những lời nói với tôi. Sáng hôm sau, chim thần đưa anh tôi tới hòn đảo nọ. Anh tôi mang theo hẳn chiếc túi lớn, thấy nhiều châu báu nên ra sức nhét đầu túi. Chim thần đợi lâu, chốc chốc lại lên tiếng giục. Vì quá nặng, chim lấy đà mãi mới cất cánh nổi. Trên đường trở về nhà, chim gặp gió lớn đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng đánh ra xa, trôi hết của cải. Còn chim chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên bay về núi rừng.


Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện cổ tích Cây khế - Mẫu 3

Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Nhưng từ lúc lấy vợ, anh tôi lại trở nên lười biếng. Một hôm, anh trai gọi tôi đến nhà để bàn chuyện chia gia sản. Anh chia cho tôi một túp lều tranh, trước lều có một cây khế. Tôi là em nên chỉ biết nghe theo.

Hằng ngày, vợ chồng tôi đều chăm sóc cho cây khế. Đến mùa, cây khế sai trĩu quả. Tôi bàn với vợ đem khế đi bán. Hôm đó, tôi ra vườn, định trèo lên hái khế thì nghe thấy tiếng rung lắc mạnh. Tôi vào nhà gọi vợ cùng ra xem. Thì ra có một con chim lớn đang ăn khế. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, chim cứ đến ăn khế. Vợ tôi lo lắng, liền chạy ra nói với chim:

- Thưa ngài chim thần, ngài ăn như thế thì nhà con còn khế đâu mà bán!

Chim nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Vợ tôi làm theo lời chim nói, may một chiếc túi ba gang. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên.

Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, hạ xuống một cái hang. Từ cửa hang đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Thấy bên trong hang vừa sâu vừa tối, tôi chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Sau đó, tôi ra hiệu cho chim bay về. Kể từ đó, cuộc sống của gia đình tôi khá giả hơn trước. Hai vợ chồng còn giúp đỡ những người nghèo khó trong làng.

Tiếng lành cứ thế đồn xa, đến tai anh trai tôi. Một hôm, anh đến chơi rồi gặng hỏi. Tôi liền kể cho anh nghe. Xong, anh đòi đổi hết tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thấy anh tha thiết cầu xin nên tôi cũng bằng lòng.

Từ lúc dọn đến sống, vợ chồng anh tôi chỉ ăn và ngồi chờ chim thần tới. Mãi đến một hôm, chim thần đến. Họ mới chạy ra nói:

- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế. Chim ăn hết rồi thì lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói:

- Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng.

Nhưng vợ chồng anh trai tôi đã may hẳn chiếc túi mười gang. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Anh tôi không chỉ lấy đầy tay nải, mà còn nhét cả vào túi quần túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai của tôi bị sóng cuốn, bao nhiêu của cái cũng mất hết.


Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện cổ tích Cây khế - Mẫu 4

Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

Vợ tôi liền nói:

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!

Chim nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.

Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.

Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.

Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:

- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy túi. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.


Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện cổ tích Cây khế - Mẫu 5

Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn bạc chuyện chia gia tài. Vì là phận em, tôi xin được nghe theo lời anh. Tôi nhận được một túp lều nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Dù khó khăn, nhưng tôi và vợ vẫn sống hạnh phúc, êm đềm. Hằng ngày, tôi và vợ vẫn thay nhau chăm sóc cây khế. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Tôi và vợ bàn nhau hái khế ra chợ bán. Sáng hôm đó, tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì nhìn thấy một con chim lớn đang ăn khế chín. Tôi lấy làm lạ lắm, chưa bao giờ thấy một con chim nào to như vậy. Tôi liền bảo vợ cứ đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

Vợ tôi xót ruột. Một hôm thấy chim đang ăn khế, liền chạy ra nói:

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!

Chim nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Nghĩ đây chắc hẳn là chim thần, tôi bảo vợ làm theo lời chim nói. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Tôi xách túi ra, chim nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Tôi ngồi trên lưng chim mà lòng có chút lo lắng. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang.

Chim ra hiệu cho tôi bước vào. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim thần bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước. Chúng tôi còn giúp đỡ được rất nhiều người dân nghèo khổ.

Một hôm, anh trai của tôi đến chơi. Tôi đoán biết anh nghe được chuyện nên đến hỏi thăm. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thầy anh nài nỉ mãi, tôi cũng ưng thuận.

Kể từ đó, anh trai và chị dâu của tôi dọn đến ở trong túp lều. Tôi nghe người trong làng kể lại. Hằng ngày, họ chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ biết là chim thần đến liền nói:

- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói y như với tôi:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Anh trai và chị dâu của tôi cứ bàn qua tính lại. Rồi cuối cùng họ quyết định may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, anh trai tôi cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, anh ta còn cho cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Anh trai tôi trở về, kể rõ sự tình cho tôi nghe và tỏ ra rất hối hận.


Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện cổ tích Sọ dừa - Mẫu 1

Tôi có một cái tên rất đặc biệt - Sọ Dừa. Ngoại hình của tôi có phần khác lạ, khi vừa sinh ra tôi đã là một cậu bé không có tay và chân, đầu tròn như một trái dừa. Mẹ tôi sợ hãi muốn vứt tôi đi, nhưng tôi đã nói với mẹ rằng “Mẹ ơi, con là người đây. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp!”.

Khi lớn lên, tôi đến nhà phú ông làm việc chăn bò thuê, tôi chăn rất giỏi, những con bò đều mau ăn chóng lớn nên phú ông rất hài lòng. Phú ông thường dặn ba đứa con gái đi đưa cơm trưa cho tôi, hai người chị đầu rất kiêu căng, hống hách, riêng chỉ có cô em gái út là dịu dàng, lịch sự và đối xử tốt với tôi.

Đến tuổi lấy vợ, tôi liền sang nhà phú ông hỏi cưới, thế nhưng phú ông lại đưa ra rất nhiều lễ vật quý hiếm hòng muốn tôi bỏ cuộc. Tôi nói mẹ cứ yên tâm, tôi sẽ chuẩn bị được.

Ngày hôm đó, tôi đã chuẩn bị đủ lễ vật hỏi cưới, cuối cùng tôi đã cưới cô em gái út. Bản thân tôi vốn là tiên ở trên trời nên bị phạt xuống hạ giới với hình hài xấu xí. Khi nhận được tình yêu của cô em út thì lời nguyền đã bị phá bỏ và vợ chồng tôi sống hạnh phúc mãi về sau.


Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện cổ tích Sọ dừa - Mẫu 2

Sọ Dừa là tên của ta. Ta là một trạng nguyên trẻ tuổi trong nước, đã trải qua nhiều biến cố để có được hạnh phúc hiện tại cùng với người vợ yêu thương. Nay ta sẽ kể cho mọi người cùng nghe câu chuyện của mình. Mẹ ta mang thai ta sau khi uống nước từ một gáo dừa ở gốc cây cổ thụ lớn. Ngày ấy cha mẹ ta đã già, nhà lại không có mụn con, nên ta xuất hiện họ rất vui mừng. 

Sau khi cha qua đời, mẹ mới sinh ra ta. Lúc đó, ta có hình dạng tròn lông lốc như một quả dừa, không có tay và chân. Ban đầu, mẹ đã muốn từ bỏ ta nhưng sau khi nghe lời nài nỉ, mẹ quyết định nuôi dưỡng và chăm sóc ta lấy tên là Sọ Dừa.

Lớn lên, ta đi làm việc cho phú ông và giúp mẹ. Khi đang chăn bò, ta thường biến hình trở thành hình dạng thật để thổi sáo và hóng gió trời. Đàn bò nghe tiếng sáo của ta thì rất ngoan ngoãn ăn cỏ, chúng ngày một béo tốt khiến phú ông rất vui mừng. Trong thời gian này, ta đã nhận ra rằng con gái út của phú ông là một người hiền lành và tốt bụng. Nàng không hề chê bai vẻ ngoài xấu xí của ta như hai cô chị, lại ân cần chu đáo. Nên ta muốn cưới cô làm vợ. Sau khi ta năn nỉ mẹ, bà đã đành liều qua nhà phú ông hỏi vợ cho ta. Mặc dù ta biết mẹ nghĩ chuyện sẽ không thành nhưng vì thương ta nên bà vẫn đi. Ông phú hộ đáp trả lời hỏi cưới của mẹ ta bằng nụ cười giễu cợt và lời thách cưới rất cao. Nhưng họ nào ngờ, chuyện thách cưới đối với ta quá dễ dàng. Lúc sính lễ tới nhà, phú ông đành phải gả con gái đi, hỏi ba cô con gái thì chỉ có cô út đồng ý trở thành vợ của Sọ Dừa ta. Đám cưới của chúng ta đã diễn ra một cách linh đình. Trong ngày đặc biệt đó, ta quyết định biến hình trở lại dạng thật và mang đến nhiều vàng bạc cùng gia nhân đến để trang trí và tổ chức hôn lễ. Điều này khiến vợ ta vô cùng hạnh phúc, trong khi hai cô chị của cô thì trở nên đố kỵ và ghen tị.

Sau khi cưới được nàng, ta chuyên tâm dùi mài kinh sử, mang về vinh quang cho gia đình. Trong kỳ thi năm đó, ta trở thành tân Trạng Nguyên và nhận được chức vụ phủ đệ từ vua. Nhờ đó, mẹ và vợ ta cũng có cuộc sống vang danh và tốt hơn. Không lâu sau đó, vua sai ta đi sứ. Trước khi ra đi, ta đã có linh cảm không tốt rằng sẽ có một biến cố không tốt sẽ xảy ra với vợ, vì vậy ta đã dặn vợ mang theo quả trứng, dao găm và hòn đá lửa khi ra ngoài nhất định phải luôn cầm theo người. Đúng như dự tính, không lâu sau đó, hai người chị gian xảo đã lừa dối và đẩy vợ ta xuống biển. May mắn thay, nhờ những vật dụng mà ta đã dặn dò, vợ ta đã cứu tự mình và sống sót trên một hòn đảo. Chờ đến khi thuyền ta trở về từ sứ quán, ta đã tìm thấy vợ ta trên đảo và chúng ta được đoàn tụ.

Sau sự việc đó, hai người chị xấu xa đã rất xấu hổ và quyết định rời đi xa. Trong khi đó, vợ chồng ta tiếp tục sống hạnh phúc. Chúng ta tiếp tục làm việc thiện, đóng góp cho cộng đồng và giúp đỡ bà con xung quanh


Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện cổ tích Sọ dừa - Mẫu 3

Tôi là Sọ Dừa. Mẹ thấy tôi không chân, tròn như một quả dừa. Bà buồn bã, toan vứt đi thì tôi bảo với mẹ:

- Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt đi mà tội nghiệp!

Thương tôi, bà giữ lại nuôi. Đến khi lớn, tôi xin mẹ cho đi chăn bò ở nhà phú ông. Tôi chăm bò rất giỏi, con nào con nấy đều no căng bụng. Phú ông lấy làm hài lòng lắm.

Đến vụ mùa, tôi tớ ra đồng làm việc cả. Phú ông sai ba cô con gái đem cơm ra đồng cho tôi. Hai cô chị kiêu căng, thường tỏ ra khinh thường tôi. Chỉ có mình cô Út là đối đãi với tôi tử tế.

Cuối mùa ở, tôi xin mẹ đến nhà phú ông hỏi cưới vợ cho mình. Mẹ tôi liền mang buồng cau đến nói chuyện với phú ông.

Đến khi về nhà, mẹ nói với tôi về lễ vật mà phú ông yêu cầu: một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm. Tôi nghe xong, liền động viên mẹ hãy cứ yên tâm.

Đúng ngày hẹn, khi thấy trong nhà có đầy đủ lễ, mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên. Vào ngày rước dâu, tôi được trở làm lại người. Thật ra, tôi vốn là tiên ở trên trời. Do tôi vi phạm thiên quy nên Ngọc Hoàng phạt đầu thai xuống hạ giới, biến thành hình dáng xấu xí. Nay nhận được tình yêu thương của cô út nên được hóa giải. Khi tôi bước ra, mọi người trong nhà vô cùng ngạc nhiên. Mẹ tôi thì vui mừng vì con mình có được hạnh phúc.

Tôi và vợ sống với nhau rất hạnh phúc. Nhờ có sự động viên của vợ, tôi học hành chăm chỉ. Tôi đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Trước khi chia tay, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải luôn mang trong người phòng khi cần dùng đến.

Sau nhiều ngày đi sứ, tôi trở về quê hương. Trên đường đi, thuyền của tôi có ngang qua một hòn đảo thì nghe thấy tiếng kêu:

- Ò ó o… Phải thuyền quan trạng, rước cô tôi về.

Tôi cho thuyền vào xem. Hai vợ chồng tôi gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Tôi nghe vợ kể lại chuyện bị hai cô chị hại. Tôi liền đưa vợ về nhà nhưng không cho ai biết, rồi mở tiệc mừng với bà con ngày trở về. Hai cô chị thấy vậy mừng thầm, tranh nhau kể chuyện vợ tôi gặp rủi ro ra vẻ thương tiếc lắm. Đến khi hết tiệc, tôi mới đưa vợ ra. Hai cô chị vô cùng xấu hổ, bỏ đi biệt.


Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện cổ tích Sọ dừa - Mẫu 4

Tôi là Sọ Dừa. Khi mẹ sinh ra, tôi không có chân tay, mình mẩy cứ tròn như quả dừa. Bà buồn quá, định vứt tôi đi, thì tôi liền nói:

- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp.

Vì thương tôi nên mẹ đã để lại nuôi, đặt cho tôi cái tên là Sọ Dừa. Lớn lên, tôi vẫn như lúc nhỏ. Mẹ liền nói với tôi:

- Con nhà người ta báy tám tuổi đã đi ở chăn bò, còn mày chẳng được tích sự gì.

Tôi liền bảo với mẹ:

- Chuyện gì chứ chăn bò con cũng làm được. Mẹ cứ xin phú ông cho con đi chăn bò.

Nghe vậy, mẹ tôi liền đến hỏi phú ông. Từ đó tôi đến ở nhà phú ông. Ngày ngày, tôi lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà, đàn bò béo tốt hẳn ra. Tôi thấy phú ông mừng ra mặt.

Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho tôi. Hai cô chị độc ác nên thường hắt hủi tôi. Chỉ có cô út hiền lành, đối xử tốt với tôi.

Một hôm, tôi biến thành người, ngồi thổi sáo trên lưng trâu thì tiếng động, biết có người nên tôi lại hóa về hình dáng cũ. Từ đó, cô út càng chăm sóc tôi nhiều hơn, có thức ăn ngon lại giấu đem cho tôi.

Cuối mùa ở, tôi liền về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Mẹ tôi sửng sốt lắm, nhưng thấy tôi năn nỉ mãi nên cũng sang hỏi phú ông. Khi trở về, bà nói rằng phú ông yêu cầu phải sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm mới đồng ý gả con gái. Tôi nói với mẹ cứ yên tâm.

Đến ngày hẹn, mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên khi trong nhà bỗng có đủ những lễ vật mà phú ông yêu cầu. Không chỉ vậy, còn có chục giai nhân khiêng sính lễ sang nhà phú ông. Phú ông liền hỏi ba cô con gái xem có ai đồng ý, thì chỉ có cô út.

Trong ngày cưới, tôi cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, tôi biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú sang đón cô út về làm vợ. Hai vợ chồng tôi sống hạnh phúc. Tôi ngày đêm miệt mài đèn sách và thi đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, nhà vua cử tôi đi sứ. Trước khi đi, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giữ luôn các thứ ấy bên mình để có lúc cần dùng đến.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, tôi nghe thấy tiếng con gà trống gáy vang ba lần:

- Ò… ó… o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Tôi hạ lệnh cho thuyền vào xem, thì gặp lại vợ mình. Vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc. Tôi đưa vợ về nhà, mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai người chị của vợ tôi tranh nhau kể chuyện nàng gặp phải rủi ro, tỏ vẻ thương tiếc lắm. Tôi không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Nhìn thấy em mình đã trở về bình an, họ xấu hổ bỏ về.


Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện cổ tích Sọ dừa - Mẫu 5

Cha mẹ tôi dù tuổi đã lớn nhưng lại chẳng có được mụn con nào. Vào một ngày nọ mẹ phải vào rừng kiếm củi trời nắng mà mẹ lại không kiếm được con sông con suối nào nhưng lại bỗng thấy cái sọ dừa dưới gốc cây nên liền uống. Và thật kì diệu kể từ ngày ấy bà mang thai tôi. Ít lâu sau ba tôi qua đời, mẹ tôi đẻ tôi ra nhưng kì lạ là tôi lại mang một dáng vẻ giống hệt một cái sọ dừa tuy có đầy đủ mắt mũi miệng tai nhưng lại không có tay và chân. Thế nên cái tên Sọ Dừa ra đời từ ngày đó.

Thật ra tôi có thể biến mình thành hình hài người nhưng do thấy chưa phải thời điểm thích hợp nên tôi luôn giấu mẹ mình mà chỉ lén biến thành người khi mà mẹ vắng nhà để có thể thuận tiện cho việc dọn dẹp nhà cửa phụ mẹ. Cho đến một ngày mẹ buồn rầu tâm sự với tôi:

- Nhà của người ta có con biết đi chăn trâu phụ giúp ba mẹ nhưng con mẹ thế này nên con phải chịu khó ở khổ thêm chút rồi tại vì ba đã mất từ khi con sinh nên chỉ có mẹ làm việc nên không được nhiều. Nhà phú ông đang có đàn dê cần chăn mà mẹ lại chẳng thể làm thêm được thì tuổi già sức yếu.

Nghe mẹ nói vậy tôi thương mẹ lắm. Thấy việc chăn dê cũng không có gì khó nên tôi liền bảo với mẹ:

- Mẹ ơi mẹ! tưởng gì chứ chăn dê con cũng có thể làm được. Mẹ hãy đi bảo với phú ông để con đi chăn cho!

Lúc đầu mẹ tôi không yên tâm cho tôi đi nhưng rồi sau bao nhiêu lần năn nỉ mẹ cuối cùng mẹ tôi cũng đồng ý cho tôi thử làm công việc này. Quả nhiên công việc này không làm khó tôi chút nào bởi đàn dê tôi chăn con nào con nấy đều được no bụng ngày càng béo ra. Mẹ tôi thấy vậy cũng mừng lắm và phú ông có vẻ cũng ưng ý. Thấy nhà phú ông có ba cô con gái xinh đẹp nhất là cô em út vừa xinh đẹp lại nết na hiền lành nên đã đem lòng yêu mến cô.

Và rồi một hôm tôi liền ngỏ ý bảo mẹ đến hỏi cưới nhà phú ông. Mẹ tôi nghe vậy tưởng tôi đùa liền cười nói:

- Con ơi con gái nhà người ta toàn người xinh đẹp cao sang làm sao họ đồng ý gả cho con được! Trai làng đến hỏi đầy mà phú ông có cho đâu.

- Nhưng mẹ ơi lần này con nghiêm túc thật đấy.

Thấy tôi có vẻ nghiêm túc thật nên cuối cùng bà cũng liều mình sang nhà phú ông hỏi cưới cho tôi. Nghe bà nói vậy phú ông liền cười mỉa:

- Nếu như nhà ngươi có thể sắm đầy đủ những lễ vật ta yêu cầu thì ta sẽ đồng ý gả một trong đứa con gái ta cho con trai bà. Sính lễ phải có đủ một chĩnh vàng cốm, có mười tấm lụa đào, có mười con heo béo và có mười thùng rượu tăm. Hơn nữa bà phải có một căn nhà ngói năm gian cho con gái ta ở chứ đời nào lại để cho con gái ta phải ở trong túp lều tranh rách nát kia!

Mẹ tôi trở về nhà và buồn rầu nói với tôi:

- Con trai à phú ông đòi cưới cao lắm làm sao nhà mình có thể đáp ứng được hết chứ. Thôi con hãy từ bỏ ý định này đi
Nghe mẹ kể về những lễ vật mà phú ông yêu cầu tôi liền cười rồi nói:

- Mẹ hãy yên tâm đi con sẽ tìm cách lo được đầy đủ những lễ vật ấy.

Tôi là ai cơ chứ! Tôi là Sọ Dừa cơ mà! Tôi có thể biến được thành người thì cớ sao mấy thư này tôi lại không làm được chứ! Và chỉ sau một đêm tôi đã biên chiếc lều nhà mình thành một ngôi nhà năm gian và đáp ứng đủ những thứ phú ông yêu cầu.Mẹ tôi cũng ngạc nhiên lắm nhưng xét cho cùng bà hạnh phúc và sung sướng hơn cả. Và cuối cùng tôi cũng có thể đường hoàng lấy cô con gái út nhà phú ông về làm vợ.Lễ cưới của chúng tôi được tổ chức rất linh đình. Để cho vợ tôi không phải xấu hổ vì hình hài của chồng tôi đã quyết định biến thành người thật để nàng có thể nở mày nở mặt với mọi người.

Cưới vợ xong tôi quyết định dùi mài kinh sử để tham gia thi Trạng Nguyên. Cuối cùng tôi cũng trở thành Trạng Nguyên nhưng lai phải xa vợ một thời gian vì được vua phái đi sứ. Trước khi chia tay vợ vì lo lắng bất an sợ nàng sẽ gặp phải chuyện gì không hay nên nên đã lấy một con dao cùng một hòn đá đánh lửa và hai quả trứng gà đưa cho nàng và dặn nàng phải đem theo bên mình để phòng thân. Quả thật linh cảm của tôi không sai…

Trên đường trở về sau khi kết thúc thời gian dài đi sứ, khi thuyền của tôi đi qua một hòn đảo, bắt gặp một người phụ nữ đang vãy tay cầu cứu. Tới khi lại gần thì tôi bất ngờ nhận ra người đang cầu cứu đó chính là vợ của mình. Tôi vừa vui mừng vừa lo sợ khi gặp lại vợ tôi. Sau khi hỏi rõ sự tình thì tôi đã rõ, người khiến vợ tôi lưu lạc ở nơi đảo hoang này lại chính là hai người chị gái của nàng. Nghe xong tôi cảm thấy xót xa cho vợ mình bao nhiêu lại hối hận vì đã không ở nhà bảo vệ vợ và càng căm phẫn đối với hai người chị vợ của mình. Khi về đến nhà tôi liền bảo vợ cứ trốn ở trong phòng sau đó sai người đi làm tiệc linh đình mời tất cả mọi người đến. Tất nhiên là gia đình nhà vợ cũng đến và đặc biệt có cả hai người chị của vợ tôi. Sau đó tôi vào phòng và dẫn vơ mình ra bên ngoài. Nhìn thấy vợ tôi hai bà chị đều xanh mặt và sợ hãi. Rồi chẳng nói chẳng rằng hai người họ ngay sau hôm đó đã bỏ đi biệt xứ và không bao giờ trở về nữa. Từ đó hai vợ chồng tôi sống hạnh phúc mãi mãi về sau.


Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện cổ tích Thạch Sanh - Mẫu 1

Tên của tôi là Thạch Sanh, vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ nên tôi sống một mình ở dưới gốc cây đa, khi lớn lên thì tôi được các vị thần tiên chỉ cho phép thần thông, chuyên giúp đỡ cứu người.

Lí Thông là người làm ở hàng rượu, anh ta đề nghị kết nghĩa huynh đệ với tôi, vốn cô đơn từ nhỏ nên tôi nhận lời dọn về ở cùng mẹ con Lí Thông. Lí Thông lừa tôi đi coi miếu thần có con chằn tin hung dữ ẩn nấu, tôi liền chém chết con chằn tinh ấy và nó hiện nguyên hình là một con trăng khổng lồ và để lại chiếc cung tên bằng vàng.

Tôi chặt đầu con trăn đem về nhưng Lí Thông lại bảo tôi đã giết con vật nuôi của Vua nên bảo tôi trốn đi và cướp công của tôi. Hôm nọ, tôi đã dùng cung tên bắn chết con đại bàng đang bắt cóc nàng công chúa. Lí Thông lại một lần nữa lừa tôi và nhốt tui xuống hang.

Dưới đây, tôi đã giải cứu con trai của vua Thủy Tề và được tặng cho một chiếc đàn thần. Khi bị bắt giam trong ngục vì tội trộm cắp, công chúa đã nghe tiếng đàn của tôi và khỏi bệnh nên tôi được đưa tới trước mặt nhà Vua.

Khi kể hết mọi chuyện cho nhà Vua nghe, mẹ con Lí Thông liền bị trừng phạt, còn tôi và nàng công chúa lấy nhau và sống hạnh phúc mãi mãi về sau.


Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện cổ tích Thạch Sanh - Mẫu 2

Ta là Thạch Sanh - một chàng trai trẻ sống ở dưới túp lều cũ cạnh gốc đa già. Hằng ngày, ta lên núi đốn củi để kiếm sống. Trước đây ta từng được một ông lão thần bí dạy cho võ nghệ nhưng hầu như ta rất ít khi dùng đến.

Một ngày nọ, ta được một người hàng rượu là Lý Thông mời kết nghĩa huynh đệ. Ta rất vui liền đồng ý ngay, sau đó dọn sang nhà hắn cùng chung sống và giúp hắn mọi việc nặng nhọc trong quán. Ngờ đâu, hắn ta chỉ muốn lợi dụng ta mà thôi. Đầu tiên, hắn lừa ta thay hắn đi nộp mạng cho Trăn Tinh. Khi ta bình an trở về thì lừa ta đó là trăn vua nuôi để dụ ta bỏ trốn còn mình thì cướp công trạng. Lần thứ hai, ta hợp tác với hắn giải cứu công chúa, nhưng hắn lại sai lính lấp cửa hang để giết chết ta. May sao ta đã chạy thoát được, trên đường đi còn giải cứu cho con trai của vua Thủy Tề. Nhờ vậy, ta được tặng cho rất nhiều châu báu, nhưng ta chỉ lấy một cây đàn thần mà thôi. Trở về nhà, ta lại bị hồn Trăn Tinh và Đại Bàng Tinh hãm hại bị nhốt oan vào ngục. Ở trong ngục tù, ta đã lấy đàn ra để giải sầu, ngờ đâu tiếng đàn lại thần kì bay vào trong cung chữa khỏi bệnh cho công chúa. Nhờ đó, ta được nhà vua triệu kiến và có cơ hội trình bày hết mọi chuyện. Thế là Lý Thông bị trừng trị thích đáng, còn ta nhận được những thứ vốn là của mình. Khi ta trở thành phò mã, hoàng tử các nước chư hầu đã đem quân đến tấn công do không đồng ý. Nhưng nhờ niêu cơm thần và tiếng đàn thần, ta đã đánh tan ý chí của quân giặc, khiến chúng rút lui về nước mà không tổn thất một điều gì.


Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện cổ tích Thạch Sanh - Mẫu 3

Ta là Thạch Sanh - một thanh niên tứ cố vô thân, sống trong túp lều nhỏ dưới gốc đa.

Tuy hoàn cảnh khó khăn, nhưng mỗi ngày ta đều làm việc chăm chỉ hết sức mình. Một hôm, ta được một người hàng rượu tên là Lý Thông mời kết nghĩa huynh đệ. Sau đó, ta về sống tại nhà hắn ta và giúp hắn công việc trong quán. Một thời gian sau, hắn lừa ta đi nộp mạng cho chằn tinh. May sao ta có võ nghệ cao cường nên đã giết được chằn tinh trừ hại cho dân. Ngờ đâu, Lý Thông lại lừa ta để cướp công trạng, giành lấy phần thưởng của nhà vua.

Trở về túp lều cũ, ta lại sống nếp sống ngày xưa. Ít lâu sau, ta bắt gặp một con đại bàng tinh bắt cóc một cô gái. Thế là ta liền đuổi theo. Trong quá trình này, ta gặp lại Lý Thông và quyết định cùng hắn cứu người. Ngờ đâu, sau khi ta cứu được công chúa từ dưới hang lên, hắn ta lại cho người lấp cửa hang để giết ta cướp công. Tuy nhiên, ta đã tìm được một lối đi khác và còn cứu được con trai vua Thủy Tề. Nhờ vậy, ta đã nhận được một cây đàn thần.

Nhờ cây đàn ấy, mà khi bị hồn chằn tinh cùng đại bàng tinh vu hãm bị nhốt vào đại lao, ta vẫn chữa được bệnh cho công chúa. Theo đó, ta được diện kiến nhà vua và giãi bày mọi việc. Sự thật được phơi bày, ta trở thành phò mã. Còn hai mẹ con Lý Thông bị đuổi về quê, nhưng trên đường bị sét đánh chết. Trở thành phò mã, ta đã giúp vua cha đánh đuổi đại quân của mười hai nước chư hầu mà không cần ai phải hi sinh.


Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện cổ tích Thạch Sanh - Mẫu 4

Ta là Thạch Sanh - một vị vua được người dân yêu mến và kính trọng. Cuộc đời của ta đã được viết thành câu chuyện được nhiều người tìm đọc.

Bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện cổ tích ngắn gọn nhất

Năm đó, ta mồ côi cha mẹ từ sớm, một mình kiếm sống bằng nghề đốn củi, đến tối thì lại nghỉ ngơi trong túp lều tranh bé nhỏ dưới gốc đa. Cuộc sống của ta cứ bình yên như thế cho đến khi gặp Lý Thông - kẻ đã gây nên nhiều sóng gió cho cuộc đời ta. Hắn là một kẻ dối trá, lừa gạt ta kết nghĩa huynh đệ để lợi dụng ta giúp làm việc trong quán rượu. Sau đó tiếp tục lừa ta thay mình đi nộp mạng ở miếu có Trăn Tinh. Khi ta gian khổ giết được con ác thú, thì hắn lại nói dối để đuổi ta đi, còn bản thân đem đầu Trăn Tinh đi lĩnh thưởng. Ít lâu sau, ta bắt gặp công chúa bị Đại Bàng Tinh bắt đi, nên lần theo tìm cách giải cứu. Lý Thông đem theo binh lính phối hợp với ta để giải cứu cô gái tội nghiệp. Ngờ đâu khi ta thành công giết Đại Bàng Tinh, đưa công chúa lên bờ thì hắn ta lại lấp kín cửa hang hòng cướp công cứu giá. Lúc này ta nhận thức rõ bộ mặt thật của hắn ta và vô cùng tức giận. Không bỏ cuộc, ta lần mò tìm lối thoát khác ở dưới hang. Không chỉ trốn thoát thành công, ta còn giải cứu cho cả con trai của vua Thủy Tề. Để cảm ơn, Vua Thủy Tề tặng cho ta nhiều vàng bạc châu báu, nhưng ta chỉ lấy một cây đàn mà thôi. Khi bị bắt oan vào ngục tối, cây đàn đó đã làm bạn cùng ta giãi bày bao tâm sự. Ngờ đâu nhờ tiếng đàn ấy mà công chúa trong cung bỗng khỏi bệnh và ta cũng được vua cho triệu kiến. Lúc này, ta bèn kể hết mọi chuyện về Lý Thông cho nhà vua nghe. Ngay lập tức, công lý được thực thi. Hai mẹ con kẻ gian ác bị đuổi đi biệt xứ, còn ta thì trở thành phò mã.


Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu truyện cổ tích Thạch Sanh - Mẫu 5

Ta là nhà vua của nước Nam. Ta có một người con rể tài ba, trí dũng song toàn là Thạch Sanh. Cậu ấy đã trải qua rất nhiều biến cố trong cuộc đời mình.

Mồ côi cha mẹ từ sớm, Thạch Sanh sống một mình trong túp lều cũ và tự lên rừng đốn củi nuôi thân mình. Hoàn cảnh khó khăn, nhưng Thạch Sanh vẫn lớn lên khỏe mạnh, kiên cường và tốt bụng. Nhưng cũng chính vì thế, mà cậu bị tên hàng rượu Lý Thông lừa gạt hết lần này đến lần khác.

Đầu tiên, hắn lừa Thạch Sanh kết nghĩa huynh đệ, để lợi dụng sức khỏe của cậu giúp hắn làm việc ở quán rượu. Rồi lại lừa cậu đi nộp mạng cho trăn tinh thay hắn. Nhưng nhờ một thân võ nghệ cao cường, Thạch Sanh không chỉ thoát nạn mà còn giết được con thú ác độc. Tuy nhiên, công trạng ấy lại bị Lý Thông trơ trẽn cướp mất. Hắn hưởng hết số tiền thưởng còn Thạch Sanh thì lại cô đơn trở về bên gốc đa.

Lần tiếp theo, Thạch Sanh đã giúp giải cứu con gái ta khỏi con đại bàng tinh độc ác. Thế mà, tên Lý Thông lại sai người lấp cửa hang sâu hòng nhốt cậu đến chết ở dưới đó, còn mình thì cướp công trạng của cậu để được làm phò mã. May thay, Thạch Sanh đã tìm được đường ra khỏi hang, đồng thời còn giải cứu cho con trai vua Thủy Tề. Khi được ban cho phần thưởng hậu hĩnh, cậu đã chỉ chọn lấy một cây đàn thần mà thôi. Chính nhờ cây đàn ấy, khi bị hồn trăn tinh và đại bàng tinh hãm hại vào ngục giam. Thạch Sanh đã tạo ra những âm thanh kì diệu, chữa khỏi bệnh cho con gái ta nên được ta triệu vào cung. Đây là lần đầu tiên ta và cậu ấy gặp nhau. Sau khi nghe câu trình bày mọi chuyện, ta mới biết được rằng lâu nay mình bị lừa dối bởi tên gian xảo Lý Thông. Vô cùng tức giận, nhưng ta vẫn để Thạch Sanh tự mình xử lý hắn. Nhưng với tấm lòng đức độ của mình, cậu đã tha cho mẹ con kẻ ác kia. Phẩm chất ấy của Thạch Sanh khiến ta hết sức hài lòng. Ngay hôm sau, ta truyền chỉ phong cậu ấy làm phò mã, và cho ở trong cung để cùng ta bàn việc triều chính.

Mấy hôm sau, hoàng tử các nước láng giềng từng hỏi cưới con gái ta nhưng không thành, đã triệu tập binh mã, kéo nhau sang nước ta. Đúng lúc ta đang rối loạn, thì Thạch Sanh đã xung phong đứng ra xử lí. Nhờ chiếc đàn thần, niêu cơm thần cùng trí thông minh tuyệt đỉnh, cậu ấy đã thành công đẩy lùi cả đội quân kia mà chẳng có ai phải hi sinh cả. Sau lần ấy, tất cả mọi người đều thán phục và công nhận tại năng của Thạch Sanh. Còn ta, thì đã ra chiếu chỉ rằng, sau khi ta qua đời, Thạch Sanh sẽ nối ngôi của ta. Bởi ta tin rằng, nếu được một vị vua anh minh, dũng cảm và giàu lòng nhân ái như vậy lãnh đạo, thì đất nước của ta sẽ thịnh vượng muôn đời.

Phạm Kim Chi
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question