image hoi dap
image hoi dap

Bạn hãy viết một báo cáo về kết quả nghiên cứu của nhóm mình về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian đã học

icon-time10/1/2024

Để tìm hiểu sâu hơn về một số thể loại văn học dân gian, hãy cùng Topbee trả lời câu hỏi “Bạn hãy viết một báo cáo về kết quả nghiên cứu của nhóm mình về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian đã học”


Nhóm học tập của bạn được ban biên tập đặc san của trường đặt viết cho chuyên mục Tôi tập làm nhà nghiên cứu một báo cáo về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian đã học. Sau khi thực hiện đề tài, bạn hãy viết một báo cáo về kết quả nghiên cứu của nhóm mình. 

Kết quả nghiên cứu về truyện cổ tích

1. Về thuật ngữ 

Cổ tích, còn có tên là đồng thoại hay truyện thần tiên, là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu hướng hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.

2. Về nội dung

- Truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị diệt trừ hoặc bị chế giễu.

- Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. 

- Truyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định. Bắt đầu câu chuyện thường có câu mở màn "Ngày xửa ngày xưa". Đôi khi, kết thúc có hậu như một đặc trưng của truyện cổ tích (với câu kết là: "... và họ sống hạnh phúc mãi mãi về sau") cũng khiến khái niệm cổ tích trong tiếng Việt được tính từ hóa. 

Bạn hãy viết một báo cáo về kết quả nghiên cứu của nhóm mình về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian đã học

3. Phân loại

- Truyện cổ tích về loài vật: Thể hiện nhận thức và sự hiểu biết của con người về thế giới loài vật. Một bộ phận truyện cổ tích loài vật có sự tham gia của con người, một bộ phận khác thì các con vật trong truyện chỉ có con vật. Nhân vật chính của truyện là các con vật quen thuộc trong cuộc sống, có ảnh hưởng ít nhiều đến con người. Cách mà tác giả xây dựng nhân vật trong cổ tích về loài vật là sự kế thừa về tư duy thần thoại. 

- Cổ tích thần kỳ: Kể lại những sự việc xảy ra trong cuộc sống của con người. Đó có thể là mâu thuẫn trong gia đình, vấn đề liên quan đến hôn nhân hoặc những mâu thuẫn trong xã hội. Nhân vật chính của thể loại này là con người. Lực lượng thần kỳ cũng giữ vai trò quan trong diễn biến và dẫn đến kết thúc truyện. Thế giới trong cổ tích thần kỳ là thế giới thơ mộng, huyền ảo, có sự xâm nhập giữa thế giới siêu nhiên và thế giới trần tục. 

- Cổ tích sinh hoạt: Truyện cổ tích phiêu lưu thường trình bày các cuộc phiêu lưu kỳ lạ của nhân vật chính, và việc giải thích các cuộc phiêu lưu này thường mang tính giả tưởng.

- Thể loại khác: Ngoài 3 nhóm truyện cổ tích nói trên, có thể bắt gặp các truyện bịa, tức loại cổ tích mang tính chơi khăm, quấy đảo, trêu chọc, lường gạt và vu vơ.

4. Đặc trưng

- Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo nên trong truyện thường có các yếu tố hoang đường 

- Truyện cổ tích thường là những truyện kể đã hoàn tất, có cốt truyện hoàn chỉnh.

- Truyện cổ tích có tính giáo dục , mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh. 

- Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

5. Nghệ thuật 

- Cốt truyện cổ tích mang những nét đặc trưng riêng, phụ thuộc vào những mô típ tạo thành

+ Cốt truyện chính là sự đan xen của hàng loạt những mô típ quen thuộc theo một hệ thống nhất định,

+ Truyện có nhiều mô típ giống nhau tạp thành một kiểu truyện như các kiểu truyện về người con mồ  côi, kiểu truyện về người em út, những người tài giỏi, nhân vật ngốc nghếch...

- Nhân vật trung tâm trong truyện cổ tích thường là những con người nhỏ bé. Họ là những con người bình thường, gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống, thấp kém về địa vị xã hội

- Lực lượng thần kì là một kiểu nhân vật đặc biệt của truyện cổ tích

- Nhân vật cổ tích có tính chất loại hình tuyệt đối hóa một tính cách để minh họa cho một phạm trù đạo đức như trung thực, độc ác, giả dối, hiền lành...

6. Ý nghĩa

- Truyện cổ tích là món ăn tinh thần không chỉ với trẻ nhỏ mà còn cả người lớn. Chúng mang lại tiếng cười, sự thư giãn cho chúng ta sau mỗi ngày làm việc vất vả. 

- Truyện cổ tích luôn hướng đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta. Vì vậy, chúng mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. 

- Giúp ta hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc cũng như các sự vật xung quanh. Qua đó, thêm yêu quê hương đất nước và ghi nhớ đến công lao của các thế hệ đi trước. Những câu truyện cổ tích đều được dân gian sáng tác và bắt nguồn từ lòng tự hào dân tộc. Qua đó giúp các em thêm yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc, ghi nhớ công ơn của cha ông ta.

Quan Diễm Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question