image hoi dap
image hoi dap

Bàn luận về tiếng kêu của con ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

icon-time7/12/2023

Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” là một câu truyện nổi tiếng quen thuộc với chúng ta. Hãy cùng Topbee Bàn luận về tiếng kêu của con ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhé!


Dàn ý Bàn luận về tiếng kêu của con ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

a. Mở bài: Giới thiệu về truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”

b. Thân bài:

- Tóm tắt về nội dung truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”: “Ếch ngồi đáy giếng” là câu truyện kể về một con ếch sống trong giếng. Nó luôn tự cho mình là lớn nhất, là người có sức mạnh khủng khiếp nhất trên thế giới này. Bởi vậy, nó luôn có thái độ kiêu căng, huênh hoang. Nó cho rằng bầu trời chỉ to bằng cái vung. Khi được ra khỏi giếng, thấy bầu trời rộng lớn, khác hẳn với cái vung mà mình nghĩ, ếch kêu lên như để mắng nhiếc bầu trời cao kia. Thế rồi, ếch ta đã bị một con trâu dẫm bẹp.

- Ý nghĩa rút ra từ câu truyện trên là gì:

+ Phê phán những người có vốn hiểu biết hạn hẹp nhưng lại thường tỏ ra vẻ ta đây tài giỏi, tự cao và khoác lác

+ Chịu khó học hỏi, mở rộng vốn kiến thức cũng như hạ cái tôi của mình xuống

+ Sự thích nghi với môi trường sống

- Vì sao tiếng kêu của con ếch trong truyện lại mang những ý nghĩa như vậy?:

+ Chứng minh cho sức mạnh của bản thân

+ Đi tìm lại vị trí của mình

- Rút ra những bài học cho chúng ta trong cuộc sống qua tiếng kêu của con ếch trong truyện

c. Kết bài: Nêu đánh giá và nhận xét của em về tiếng kêu của con ếch trong truyện

Bàn luận về tiếng kêu của con ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Bàn luận về tiếng kêu của con ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Câu truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta trên toàn thế giới. Câu truyện như là một lời nhắc nhở con người về cách sống, về những hiểu biết, cũng như tri thức của chúng ta trong cuộc sống. Tiếng kêu của con ếch trong câu truyện cũng là một yếu tố quan trọng mà chúng ta cần bàn luận.

“Ếch ngồi đáy giếng” là câu truyện kể về một con ếch sống trong giếng. Ở trong giếng, nó giống như một vị chúa tể, bởi chỉ cần nó cất tiếng kêu mọi động vật nhỏ trong giếng đều run lên vì sợ hãi. Thế nên nó luôn tự cho mình là lớn nhất, là người có sức mạnh khủng khiếp nhất trên thế giới này. Cũng vì lẽ đó, mà nó luôn có thái độ kiêu căng, huênh hoang, không coi ai ra gì. Ngay cả bầu trời phía trên miệng giếng, nó cũng cho rằng chỉ bé bằng cái vung. Thế rồi, bỗng một ngày trời mưa như trút nước khiến nước ở trong giếng vì đó cũng dâng lên đưa cả con ếch ngạo mạn đó ra ngoài. Ra ngoài rồi, thế nhưng ếch ta vẫn quen thói cũ như khi ở trong giếng, nó câng câng lên nhìn trời. Thấy bầu trời rộng lớn, khác hẳn với cái vung mà mình từng nghĩ ếch ta tức tối lắm, liền kêu lên như để mắng nhiếc bầu trời cao kia. Thế rồi, vì mải vừa đi vừa nhìn lên trời, ếch ta đã bị một con trâu dẫm bẹp.

Câu truyện đã mang đến cho chúng ta bài học phê phán những người có vốn hiểu biết hạn hẹp nhưng lại thường tỏ ra vẻ ta đây tài giỏi, tự cao và khoác lác. Ngoài ra, chúng ta cũng phải chịu khó học hỏi, mở rộng vốn kiến thức cũng như hạ cái tôi của mình xuống không sẽ có kết cục giống như con ếch kia. Không chỉ vậy, đó còn là bài học về sự thích nghi với môi trường sống. Nếu như chúng ta không thể thích nghi với môi trường sống mới, thì khi bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn, chúng ta sẽ không thể nào có thể xử lí cũng như sống sót.

Tiếng kêu của con ếch ở đầu câu truyện như là một hành động để chứng minh cho sức mạnh của bản thân. Nó dùng tiếng kêu ấy để uy hiếp, khiến cho những con vật khác phải khiếp sợ, phải phục tùng nó. Cũng chính tiếng kêu ấy là hành động để nó chứng tỏ được sự tồn tại của bản thân đối với người khác. Chỉ ở trong môi trường của nó thì nó mới có được khả năng ấy, khả năng mình được làm chủ. Còn tiếng ếch kêu lên lần thứ hai, đó là sự ngạo mạn, sự khó chịu của con ếch đang đi tìm lại vị trí của mình. Thế nhưng, giờ đây con ếch chỉ là một sinh vật nhỏ bé giữa vũ trụ bao la kia, làm gì còn ai khiếp sợ tiếng kêu của nó nữa? Tiếng kêu ấy bây giờ chỉ càng làm cho chúng ta thấy được được sự khôi hài, phi lí, phi lo-gic để tạo nên tiếng cười trong truyện mà thôi. Tiếng cười ấy dường như cũng là bài học đắt giá mà chú ếch kia phải trả vì suy nghĩ thiển cận và cái tôi ngạo mạn của mình.

Chú ếch trong bài học trên cũng chính là đại diện cho một bộ phận con người trong cuộc sống. Họ không chịu đổi mới bản thân, không chịu tiếp thu những ý kiến từ bên ngoài, họ luôn giữ những suy nghĩ của mình về mọi sự vật, sự việc mà họ biết. Chính những điều ấy, đã khiến họ phải trả một cái giá đắt cho chính bản thân mình. Họ không thể hòa nhập với môi trường mới khi bị thay đổi môi trường sông, hay môi trường làm việc. Chính những điều đó sẽ vùi dập họ, khiến họ gục ngã, thất bại trong cuộc sống. Từ hình tượng tiếng kêu của chú ếch, các tác giả dân gian đã gửi gắm cho chúng ta biết bao nhiêu bài học cuộc sống. Những bài học ấy sẽ giúp cho chúng ta biết cách đối nhân xử thế, biết cách làm sao để thấu hiểu cuộc sống. 

Ngay từ xa xưa, nhân dân chúng ta đã có những bài học đầy ý nghĩa, mang tính răn dạy cao cho con người. Có thế nói rằng, trong mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết của câu truyện đều ẩn chứa trong đó nhiều ý nghĩa sâu sắc mà muốn gửi gắm tới độc giả muôn đời.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question