Biểu cảm về nhân vật người bố trong tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán
image hoi dap
image hoi dap

Biểu cảm về nhân vật người bố trong tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán

icon-time1/9/2023

Tình cảm gia đình vốn là điều thiêng liêng, cao cả trong mỗi con người. Song song với những bài văn, bài thơ mà chúng ta thường đọc về tình mẫu tử - tình mẹ con thì tình phụ tử - tình cha con cũng thường được các tác giả chọn làm đề tài để ca ngợi những giá trị tốt đẹp, đáng được trân trọng. Sau đây, mời các bạn cùng Topbee tìm hiểu bài viết Biểu cảm về nhân vật người bố trong tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán


Biểu cảm là gì?

Biểu cảm là sự biểu lộ, thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người ra bên ngoài. Biểu cảm được bộc lộ qua ngôn ngữ, nét mặt hoặc qua nói, hát…


Đặc điểm của biểu cảm

Biểu cảm gắn liền với cảm xúc của người nói, người viết; do đó, biểu cảm sẽ có một số đặc điểm cơ bản như sau:

Biểu cảm trực tiếp nếu chính người nói, người viết thể hiện các cảm xúc thông qua gương mặt, cử chỉ, hành động.

Ví dụ: Trong tác phẩm “Lão Hạc”, nhà văn Nam Cao đã thể hiện biểu cảm trực tiếp của mình thông qua nhân vật Ông giáo.

Biểu cảm gián tiếp biểu hiện thông qua các hình thức truyền tải cảm xúc khác nhau, dần dần, người ta có thể thông qua nó để nhận định, đánh giá về cảm xúc của người nói, người viết.

Ví dụ: Tác giả bày tỏ thái độ cảm thông trước số phận của những người nông dân trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 trong tác phẩm “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố).

Biểu cảm về nhân vật người bố trong tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán

Nhân vật là gì?

Nhân vật trong văn học là con người, con vật, sự vật được tác giả miêu tả trong tác phẩm của mình. Thông qua nhân vật, người viết thể hiện tình cảm, tâm tư về một hoàn cảnh cụ thể, về một kiếp người, thậm chí về một xã hội lúc bấy giờ.


Tác phẩm Tuổi thơ im lặng của nhà văn Duy Khán

“Tuổi thơ im lặng” là cuốn hồi kí của nhà văn tái hiện cuộc sống chân thực của đồng bào Việt Nam trước bi kịch nạn đói năm 1945 đồng thời vẽ nên bức tranh làng quê Bắc Bộ với gam màu tươi đẹp. Tác phẩm viết về những tháng ngày bé dại của nhà văn qua những dòng hồi ức nhẹ nhàng, sâu sắc, như mở trước mắt người đọc khung cảnh làng quê thanh bình, yên ắng, ấm cúng. Từ ngôi chùa trong làng, cây đa đầu ngõ cho đến những con người trong làng, tất cả đều hiện lên với sắc thái chân thực đến nỗi ta có thể cảm nhận được Duy Khán đã sống trọn từng phút, từng giây của thời thơ ấu để cảm nhận và khắc ghi những mảnh nhặt của cuộc đời như thế.


Biểu cảm về nhân vật người bố trong tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán

Nhân vật người bố trong tác phẩm “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán đã để lại trong em muôn vàn cảm xúc. Đặc biệt, với biểu cảm của ông khiến chúng ta không khỏi thương cảm, yêu và trân trọng tình phụ tử nhiều hơn. Ông có một “đôi bàn chân vất vả”. Khi thì ông rên lên vì đau chân, khi thì ông rên lên vì đau mình. Thế nhưng, từ lúc sương sớm đến lúc màn đêm buông xuống, ông vẫn chăm chỉ, hăng say lao động hằng ngày để dành những điều tốt đẹp cho con. Biểu cảm của bố là phương tiện thể hiện cảm xúc của mình. Mỗi một biểu cảm rên lên vì đau, hay những biểu cảm khác xuất hiện trong tác phẩm “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán đều làm người ta thổn thức. Thổn thức là bởi tình phụ tử quá đỗi cao quý. Thổn thức là bởi trong hoàn cảnh nạn đói năm 1945 đó, cái nghèo khó bủa vây, bậc làm cha vẫn nghĩ tới đứa con của mình. Bố là người có thể không hoàn hảo song ông muốn dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Câu chuyện người bố trong tác phẩm của nhà văn có lẽ cũng chính là tiếng lòng chung của các ông bố. Ngoài đời thực, các bố cũng vậy! Họ luôn dành mọi thứ tốt đẹp cho con cái.

Biểu cảm về nhân vật người bố trong tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán

Nhận xét của nhà nghiên cứu, nhà phê bình, các tác giả về tác phẩm

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Tuổi thơ im lặng là những mẫu chuyện nhỏ về làng quê. Những mẫu chuyện, đúng hơn là những mẫu hồi tưởng của tuổi thơ. Ở đây tưởng chừng vặt vãnh, rời rạc, chẳng có cốt truyện gì, và khó còn có gì bình thường hơn thế được nhưng đã làm sống dậy thế giới làng quê vô cùng thân thiết. Không chỉ riêng làng quê của riêng tác giả mà còn là làng quê Việt Nam lâu đời. Đặc sắc của tập truyện không chỉ là tình yêu thiên nhiên, nồng nàn ở chất thơ thấm đượm trong chữ, trong lời, mà chủ yếu tái hiện lại cái môi trường văn hoá làng quê đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ bé Việt Nam từ nghìn xưa. Tuổi thơ im lặng là đóng góp đáng kể vào tủ sách cho tuổi thơ.”

Hội Nhà văn Việt Nam: “Duy Khán đã dùng lối văn chắt chiu, ngắn gọn, độc đáo. Đọc văn Duy Khán, ta như được xối những gầu nước của những cái giếng khơi, càng xối càng thấy mát mát từ ngoài da vào tận trong người theo dòng cảm xúc, ở nhiều chỗ, Duy Khán cũng đã tìm ra được cách diễn đạt gợi cảm, đúng và thích hợp với tâm lý tuổi thơ.”

--------------------------

Trên đây là bài viết Biểu cảm về nhân vật người bố trong tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán do Topbee biên soạn. Hi vọng bài viết giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn Văn!

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question