image hoi dap
image hoi dap

Các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học

icon-time11/5/2024

Hiện nay, có rất nhiều ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học nhằm đáp ứng nhu cầu về nhiều mặt cho đời sống con người như: giảng dạy, nghiên cứu, chăm sóc sức khoẻ, quản lí,... Có thể khái quát các nhóm ngành nghề theo sơ đồ Hình 1.5.
Trong các ngành nghề trên, một số ngành nghề đã đạt được nhiều thành tựu được áp dụng trong đời sống con người.

Các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học

Nhóm ngành sinh học cơ bản

- Nhóm ngành sinh học cơ bản bao gồm các ngành nghề có các công việc, nghiên cứu liên quan trực tiếp đến các cấp độ tổ chức sống (tế bào, cơ thể). Một số ngành nghề có vai trò quan trọng trong đời sống con người như:

+ Y học: phát triển các kĩ thuật cấy ghép nội tạng, kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, liệu pháp gene, liệu pháp tế bào gốc, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ con người,...

+ Dược học: sản xuất nhiều loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,... nhằm phòng và chữa trị nhiều bệnh ở người.

+ Pháp y: xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống, xác định tình trạng sức khoẻ hoặc tình trạng tổn thương trong các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động,... để giải quyết các vụ án dân sự; hoặc khám nghiệm tử thi; xét nghiệm DNA từ mẫu máu, tóc, da,... được thu nhận từ hiện trường vụ án trong điều tra các vụ án hình sự.


Nhóm ngành ứng dụng sinh học

- Nhóm ngành ứng dụng sinh học bao gồm các ngành nghề ứng dụng kiến thức sinh học để giải quyết các vấn đề thực tiễn như đảm bảo nguồn lương thực, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học,... Một số ngành có nhiều thành tựu đáng chú ý như:

+ Công nghệ thực phẩm: tạo ra các sản phẩm mới phục vụ cho nhiều lĩnh vực như thực phẩm, y học, chăn nuôi,... góp phần nâng cao sức khoẻ con người.

+ Khoa học môi trường: đưa ra biện pháp xử lí kịp thời, đồng thời chế tạo và sản xuất nhiều vật liệu, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho việc bảo vệ môi trường. Nhiều biện pháp sinh học (sử dụng tảo, vi sinh vật) cũng đã được ứng dụng rất hiệu quả.

+ Nông nghiệp: áp dụng các kĩ thuật hiện đại góp phần tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm (gạo, trái cây, thuỷ sản,...) và giảm chi phí sản xuất, đảm bảo nguồn cung cấp lương thực trong nước và xuất khẩu.

+ Lâm nghiệp: phối hợp chặt chẽ giữa việc trồng, bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lí; ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho việc quản lí và bảo vệ rừng. Nhờ đó, diện tích rừng được khôi phục đáng kể.

+Thuỷ sản: giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question