Các nhân vật trong tác phẩm Số đỏ (Đặc điểm, tính cách)
Số Đỏ là một tác phẩm trào phúng của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Câu chuyện kể về cuộc đời của nhân vật Xuân Tóc Đỏ với nhiều tình tiết và xuất hiện nhiều nhân vật. Cùng Topbee điểm lại Các nhân vật trong tác phẩm Số đỏ để thấy được đặc điểm, tính cách của họ ra sao nhé!
Các nhân vật trong tác phẩm Số đỏ
1. Xuân Tóc Đỏ
- Là một đứa trẻ mồ côi, là kẻ đầu đưỡng xó chợ, làm đủ thứ nghề để kiểm sống.
- Nhờ may mắn và sự lưu manh mà Xuân được gia nhập xã hội thượng lưu, quan hệ với những nhân vật có thế lực: đốc tờ, tiến sĩ, giáo sư quần vợt, nhà cải cách xã hội, nhà cải cách Phật giáo, cố vấn cho báo Gõ Mõ cuối cùng là “anh hùng cứu quốc”, “bậc vĩ nhân.
- Hắn còn được thưởng Bắc Đẩu bội tinh và rồi được nhận làm con rể của cụ cố Hồng.
2. Cụ cố tổ
- Là một cụ già đã 80 tuổi.
- Cụ có gia sản lớn nên các con cháu muốn cụ chết đi để chiếm gia tài.
- Đặc biệt khi chết đi con cháu tổ chức đám ma rất rình rang, hoàng tráng.
3. Cụ cố Hồng
- Cụ cố Hồng gần 60 tuổi, là con trai cả của Cụ cố tổ.
- Là người cổ hủ nhưng lại tỏ ra mình có học. Câu nói quen thuộc mỗi khi ông mở miệng ra là “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi”
- Cụ nghiện thuốc phiện nặng, mới 60 tuổi nhưng luôn tỏ ra mình già, mong muốn mặc đồ xô gai, chống gậy lụ khụ rồi ho, khạc.
4. Bà phó Đoan
- Hồi còn xuân, bà bị một tên lính Tây hiếp, sau tên lính đó làm phó đoan nên bà được gọi là bà phó Đoan.
- Bà phó Đoan là một me Tây dâm đãng, là mụ góa bụa thủ tiết 2 đời chồng. Cả hai chồng của bà đều chết như những người “yêu vợ quá sức”.
- Bà thật là một đàn bà hư hỏng với mong muốn nhất đời là tìm lại cảm giác được bị hiếp nhưng vẫn cho rằng mình hư hỏng có khoa học.
5. Văn Minh
- Là con trai cả của cụ cố Hồng.
- Anh từng có thời gian du học bên Tây 6-7 năm nhưng lại chẳng có bằng cấp, luôn tỏ ra mình là một nhà trí thức.
- Luôn hô hào người khác tập thể thao để nâng cao sức khỏe nhưng bản thân lại chưa bao giờ tập.
- Cả hai vợ chồng Văn Minh (Văn là tên của vợ và Minh là tên của chồng) thực hiện “cải cách xã hội” bằng việc mở tiệm may Âu Hóa.
6. Hoàng Hôn
- Là con gái cụ cố Hồng.
- Cô là một người sùng đồ Âu Hóa, là người phụ nữ dâm đãng, xem việc ngoại tình là món ăn tinh thần.
- Cô cắm sừng cho chồng, đi khách sạn với bồ nhí nhưng vẫn mang theo mình cái triết lí Có chồng thôi mà không có nhân tình? Thế là hèn, là xấu, là không có đức hạnh gì cả, không có thông minh nhan sắc gì cả, nên chẳng ma nào nó thèm chim!… Có ăn có chọi mới gọi là trâu chứ!
7. Ông Phán
- Là chồng của cô Hoàng Hôn, con rể cụ cố Hồng.
- Biệt danh là ông Phán mọc sừng vì có vợ ngoại tình nhưng vẫn dửng dưng, coi đó là niềm tự hào.
8. Tuyết
- Tuyết là con gái cụ cố Hồng.
- Luôn tự hào vì mình 18 tuổi vừa có nhan sắc, tự hào vì mình chưa đánh mất chữ trinh.
- Cô có chồng chưa cưới nhưng vẫn gian díu với Xuân Tóc Đỏ để chồng chưa cưới hủy hôn. Cuối cùng được làm vợ của Xuân.
9. Cậu Tú Tân
- Là con trai út của cụ cố Hồng.
- Mong muốn đỗ tú tài nhưng thi mãi chả đỗ.
- Mừng vì gia đình có tang để cậu trổ tài chụp ảnh.
10. TYPN (Típ-Phờ-Nờ)
- Ông Típ-Phờ-Nờ là một nhà thiết kế trang phục ở cửa hàng Âu Hóa.
- Ông hô hào cải cách xã hội bằng việc cải cách trang phục thành mốt quần áo hở hang, quyến rũ nhưng cấm vợ mặc vậy vì sợ mất thể diện.
- TYPN nghe có vẻ rất Tây nhưng bản chất lại là viết tắt chữ cái đầu của Tôi-yêu-phụ-nữ. Còn người đời lại đọc tên ông theo kiểu nửa tây nửa ta là Típ-Phờ-Nờ.
11. Sư Tăng Phú
- Là một nhà sư, sáng lập ra báo Gõ mõ.
- Ông luôn miệng nói không tranh giành với đời, thế nhưng hễ ai động vào ông là bị ông kiện cho bằng thua.
- Vào hùa với Xuân, mượn tay Xuân để hạ bệ Phật giáo trong đám tang cụ cố tổ.
12. Cậu Phước
- Cậu Phước là con cầu, con khẩn của bà Phó Đoan.
- Lớn tướng nhưng chẳng biết làm gì ngoài câu nói vô nghĩa: “Em chã, em chã”
13. Cụ bà vợ của cố Hồng
Sung sướng vì trong đám tang cụ tổ, ông Đốc tờ Xuân đã không giận mà còn giúp đáp, phúng viếng đến thế, và đám ma như thế kể là đã danh giá nhất
14. Cảnh sát Min Đơ và Min Toa
- Là hai tên cảnh sát thất nghiệp.
- Được thuê giữ trật tự cho đám tang cụ cố Tổ vừa nhàn hạ mà lại được trả tiền công.
15. Bạn bè, hàng xóm của cụ cố Hồng
- Nhân đám tang, bạn bè cụ cố hồng được dịp khoe các thứ huy chương.
- Hàng xóm được xem đám ma to mà đi đến đâu là huyên náo đến đó.