Cách đọc tên nguyên tố hóa học theo IUPAC
Hướng dẫn đọc tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp quốc tế (IUPAC) giúp học sinh biết cách gọi tên để học tốt trên lớp cũng như làm các bài tập hóa học theo chương trình sách giáo khoa mới.
Danh pháp IUPAC là gì?
- Là Danh pháp Hóa học theo Liên minh Quốc tế về Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng - IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry Nomenclature).
- Đây là một hệ thống cách gọi tên các hợp chất để có thể phân biệt được các chất và xác định công thức của hợp chất từ các tên gọi một cách đơn giản.
- Mục đích chính của danh pháp IUPAC là tạo ra một hệ thống đồng nhất, chuẩn mực, chính xác và không gây hiểu lầm cho các hợp chất hóa học.
- Danh pháp được chia làm 2 nhánh chính:
+ Danh pháp IUPAC cho hợp chất vô cơ
+ Danh pháp IUPAC cho hợp chất hữu cơ
Cách đọc tên theo danh pháp IUPAC
+ Nguyên tố hóa học:
Hydrogen - Nguyên tố H hoặc đơn chất H2
Oxygen - Nguyên tố O hoặc đơn chất O2
Nitrogen - Nguyên tố N hoặc đơn chất N2
Fluorine - Nguyên tố F hoặc đơn chất F2
Chlorine - Nguyên tố Cl hoặc đơn chất Cl2
Bromine - Nguyên tố Br hoặc đơn chất Br2
Iodine - Nguyên tố I hoặc đơn chất I2
Sulfur - Nguyên tố S hoặc đơn chất S8(thường viết gọn thành S)
Phosphorous - Nguyên tố P hoặc đơn chất P4 (thường viết gọn thành P)
Iron - Nguyên tố Fe hoặc đơn chất Fe
Zinc - Nguyên tố Zn hoặc đơn chất Zn
Copper - Nguyên tố Cu hoặc đơn chất Cu
Bazo:
- Cách đọc tên:
+ Tên kim loại và hóa trị (nếu có) viết liền không cách.
+ Hóa trị sẽ được phát âm bằng tiếng Anh, ví dụ (II) sẽ là two, (III) sẽ là three…
+ Đối với kim loại có nhiều hóa trị (như Cu, Fe, Cr, …) thì bên cạnh cách gọi tên kèm hóa trị thì có thể dùng một số thuật ngữ tên thường để ám chỉ cả hóa trị mà kim loại đang mang.
+ Trong đó:
- Đuôi -ic chỉ hợp chất mà kim loại thể hiện mức hóa trị cao
- Đuôi -ous chỉ hợp chất mà kim loại thể hiện mức hóa trị thấp.
- Ví dụ:
+ Fe(OH)2: (iron(II) hydroxide) Tên thường: ferrous hydroxide
+ CuO: (copper(II) hydroxide) Tên thường: cupric hydroxide
+…..
Acid:
- Cách đọc tên acid không chứa oxygen:
+ Ví dụ: HCl - hydrochloric acid, HBr - hydrobromic acid, H2S - hydrosulfuric acid
- Cách đọc tên acid có chứa oxygen:
+ Trong đó:
- Hậu tố -ic được sử dụng nếu nguyên tố ở trạng thái oxi hóa cao.
- Hậu tố -ous được sử dụng nếu nguyên tố ở trạng thái oxi hóa thấp hơn.
+ Ví dụ: HNO3 - nitric acid, H2SO4 - sulfuric acid, H3PO3 - phosphorous acid,…
Muối:
- Cách đọc tên muối:
- Trong đó:
- Ví dụ: NaF: sodium fluoride, AgNO3 : silver nitrate, NaHSO3: sodium hydrogen sulfite,….
Ankan
- Cách đọc tên Ankan mạch carbon không phân nhánh: Tên mạch carbon + hậu tố -an
+ Ví dụ: CH4: Metan, C2H6: Etan, C3H8: Propan, C4H10: Butan,….
- Cách đọc tên ankan khi mạch carbon phân nhánh:
+ Tìm và chọn chuỗi carbon liên tục dài nhất và có nhiều nhóm thế nhất (nhiều nhánh nhất).
+ Đánh số vị trí của carbon trong mạch chính. Tuân thủ quy tắc bắt đầu với vị trí của carbon gần vị trí phân nhánh nhất.
+ Gọi tên: Vị trí mạch nhánh + tên mạch cacbon nhánh + tên mạch carbon chính
(Lưu ý: Tên ankan tương ứng với số nguyên tử carbon trong mạch chính).
+ Ví dụ:
Tên của phân tử này là: 2-bromo-6-chloroheptane