image hoi dap
image hoi dap

Cảm nghĩ về bài thơ Mẹ là tất cả của tác giả Lê Đình Vân

icon-time4/11/2023

Mẹ một tiếng thiêng liêng mà cao cả không gì sánh được bằng lòng mẹ. Hãy cùng Topbee nói về cảm nhận của Lê Đình Vân về người mẹ qua bài Mẹ là tất cả 


Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Mẹ là tất cả của tác giả Lê Đình Vân 

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả tác phẩm

b. Thân bài:

- Cuộc sống khổ cực mà mẹ phải lam lũ: 

+ Đứa con nơi xa khi nhớ về mẹ “Mẹ là tất cả” đối với tác giả

+ Được diễn tả qua: nếp, bông lúa, hương cau → Mẹ già đi theo giời gian năm tháng

+ Một nắng hai sương thành ngữ diễn tả sự tẩn tảo hy sinh của người mẹ lo cho con cái những gì đầy đủ nhất

+ Tác giả lấy hình ảnh “thân cò” để thấy rõ hơn sự nhọc nhằn, khổ cực của người mẹ khi phải chăm lo cho con cái. Mẹ hiện lên những vết chai sần trên má thể hiền sự dần yếu đi của mẹ.

- Tác giả thương cảm cho chính người mẹ của mình nghĩ về mẹ và nói lên nỗi trong lòng, mẹ là tất cả tình yêu thương mẹ dành cho chúng ta là vô bờ bến không gì sánh được, công mẹ nghĩa cha vô cùng to lớn chúng ta hãy yêu thương người mẹ của mình nhiều hơn nhé

- Tác giả sử dụng những hình ảnh gần gũi để nói về người mẹ của mình, những biện pháp tu từ càng nhấn mạnh thêm sự tảo tần hy sinh

c. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề

- Liên hệ với bản thân 


Cảm nghĩ về bài thơ Mẹ là tất cả của tác giả Lê Đình Vân 

Phạm Lữ Ân từng viết: “Dẫu biết trăm năm là hữu hạn cớ gì ta không sống thật sâu”, cuộc sống cho ta những thăng trầm khác nhau có lúc vui lúc buồn, lúc hạnh phúc hay trăn trở,… nhưng bên cạnh đó tình yêu thương trong mỗi người cũng khác nhau có người sinh ra đã được sống trọn vẹn trong vòng tay âm áp của cha mẹ nhưng có những đứa trẻ mới sinh ra đã phải chịu những bất hạnh. Tình yêu thương từ người cha người mẹ vô cùng bao la rộng lớn không sao chứa đựng hết, nhưng cũng có rất nhiều câu hỏi đặt ra “làm sao để báo hiếu?” hay “bằng cách nào để báo đáp cha mẹ?”…. Từ những câu hỏi đó  tác giả Lê Đình Vân đã viết bài thơ “Mẹ là tất cả” để dãi bày những tâm đó tới người mẹ thân yêu của mình.

Ngay câu thơ mở đầu tác giả đã nói lên nỗi vất vả, gian truôn của cuộc sống muôn màu muôn vẻ:

“Cuộc sống gian nan khổ dặm đường”

“Bạn không thể thay đổi thế giới nhưng bạn có thể thay đổi bản thân mình. Việc cần làm là lựa chọn con đường đúng đắn và bước đi”, đúng vậy cuộc sống này có những gam màu rực rỡ nhưng cũng có những gam màu tối giản, bởi chính những gam màu tối đó nó đòi hỏi chúng ta phải kiên trì vượt qua biến nó thành những gam màu sáng rực rỡ và hoàn hảo nhất. Chúng ta phải tự bay lên bằng chính đôi cánh của mình không phụ thuộc hay sao chép của ai chỉ có khi đó ta mới nhận thấy những bài học trong cuộc đời mà người cha người mẹ đang gặp phải. Những bài học trong cuộc sống đồng thời là những thử thách mà chúng ta phải học hỏi phải biết ngượng sức mình mà vượt qua nó một cách nhạy bén. Nếu cứ ỉ nại thì cuộc sống sẽ nhàm chán và không có ‎ nghĩa. Câu thơ mở đầu đó của Lê Đình Ân như một lời khuyên một lời giáo dục là khi chúng ta trưởng thành ra khỏi vòng tay bố mẹ là lúc chúng ta phải vận hành đôi cánh của chính mình. Đồng thời cũng hướng độc giả có suy nghĩ về những nỗi vất vả khổ cực của cha mẹ mình.

Nhưng ngay sau đó dường như tác giả nhớ về mẹ khi đang làm việc ở một nơi xa:

“Giữa cuộc nổi trôi nhớ mẹ hiền

Mẹ là tất cả…là tay tiên

Là xôi nếp một, thơm bông lúa

Thoảng thoảng hương cau, ngọt mía đường”

Hình ảnh “nổi trôi” hiện lên trong không khí vô vùng khó khăn khi phải xa nhà để hòa mình vào cuộc sống tấp nập bon chen khó sống đủ đường, nhưng dường như nhớ về mẹ là một động lực để tiếp thêm sức mạnh cho sự cố gắng để thành công. Bởi lẽ “Trên con đường thành công không có dấu chân của sự lười biếng” cha mẹ đã phải vất vả nuôi chúng ta trưởng thành, hằng ngày dậy sớm mưu sinh lo cơm-áo-gạo-tiền, lo những ngày tới lớp làm sao để con mình “bằng bạn bằng bè” chắc hẳn người mẹ nào cũng lo điều đó. Có bao giờ các bạn đã hỏi mẹ mình rằng “nay mẹ đi làm về có mệt không?” đó là một câu hỏi dễ nhưng khó nói ra vô cùng rất ít ai có thể làm được. Đối với tác giả mẹ là tất cả bởi lẽ mẹ như bàn tay tiên có thể cho ta mọi thứ mà không đắn đo, bàn tay mẹ tảo tần có thể tạo hóa ra mọi thứ nhưng để tạo ra mẹ cũng rất vất vả đổ lên vai những gánh nặng của mồ hôi nhưng không vì thế mà bỏ cuộc, đáu tranh mọi cách để thắng những giọt mồ hôi đó. Tác giả đã so sánh ẩn dụ ví tình yêu thương của mẹ như xôi nếp một mà tỏa mát hương thơm như bông lúa, tình yêu của mẹ vô rộng lớn và bao la không sao kể hết mẹ như những vì sao soi sáng những hành trang bước đi của ta. “Ngọt mía đường” tượng trưng như những dòng sữa ngọt ngào của mẹ để nuôi dương chúng ta ngay khi chào đời. Tác giả ở một nơi xa nhớ về mẹ mình qua những hình ảnh thân thuộc của xôi nếp, bông lúa, hương cau, mía đường…, nghĩ về mẹ như một động lực để thôi thúc Lê Đình Vân hoàn thiện bản than trên con đường đang đi.

“Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền”.

Công lao của mẹ không bao giờ đếm được hết cả bởi lẽ nó vô bờ bến mẹ có thể hi sinh tất cả để mang lại cho chúng ta những tiếng cười hạnh phúc nhất.

“Suốt cả đời người luôn yêu thương

Quê nghèo một nắng với hai sương

Thân cò lặn lội bên bờ vắng

Cuộc sống gian nan khổ dặm trường”

Người là mẹ, luôn yêu thương che trở đùm bọc cho đứa con khôn lớn trưởng thành, một đời mẹ không có hạnh phúc hơn khi nhìn thấy đứa con thơ của mình ngày một lớn và trưởng thành. Thành ngữ “một nắng hai sương” đã gợi lên sự vất vả của người nông dân khi phải gồng mình đi làm từ chập sáng tới chiều muộn, nhưng không bao giờ than vãn hay bỏ dở dang khi chưa hoàn thiện. Tác giả đã nói lên nỗi niềm của người mẹ ở một vùng quê nghèo phải cam chịu những khó khăn tủi nhục, những bước đi chua bao giờ là dễ dàng cả vì thế phải tự sức mình vượt qua tất cả để đổi lại cuộc sống đầy đủ cho con cái. “Thân cò lặn lội bên bờ vắng” đã giúp chúng ta liên tưởng tới câu thơ “Lặn lội than cò khi quãng vắng” (Thương Vợ_Tế Xương), ở đây hai tác giả đều mượn hình ảnh ‘thân cò” trong ca dao để nói lên nỗi vất vả gian truôn của người mẹ và vợ, cũng đồng thời nói lên niềm bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. “Bờ vắng” cho thấy một không gian heo hút, hoang vắng chứa đầy những nguy hiểm, khó khan vô cùng nhưng vẫn phải chịu đựng để vượt qua. Tác giả không dùng hình ảnh “con cò” mà ở đây lại dung “thân cò” càng them nhấn mạnh những số phận hẩm hỉu khổ cực của người phụ nữ. Qua đó, đã gợ lên dáng vẻ tần tảo của người mẹ cũng đồng thời đại diện cho người phụ nữ Việt Nam. Cuộc sống gian nan vất vả lắm thứ chúng ta cần sự kiên trì dũng cảm đi lên trên nó vượt qua bằng mọi cách chúng ta phải đi lên từ những thứ nhỏ nhặt nhất không có ai vạch sẵn đường đi cho chúng ta mà chúng ta phải tự tìm cách đi lên nó một cách đàng hoàng và đúng đắn.

Cảm nghĩ về bài thơ Mẹ là tất cả của tác giả Lê Đình Vân

Khổ thơ thứ tư tác giả đã dãi bày lên những tình yêu ấp ủ trong long bấy lâu nay:

“Thân yêu sao hai tiếng mẫu tử

Tình thương chảy mãi vẫn còn dư

Biển Đông khó sánh được lòng mẹ

Non cao biết mấy kể cho vừa”

Mẫu tử một tiếng vô cùng thân thương và gần gũi khi thốt lên câu đó tác giả dường như đã chạnh lòng, bởi mẹ là một tình yêu bao la vô bờ bến “thân yêu”  một tiếng gọi trân trọng mà đứa con muốn nói bấy lâu nay. Cho dù chảy mãi chảy đến đâu đi chăng nữa thì tình thương đó không bao giờ vơi cạn, nó vẫn luôn đọng lại trong đó rất nhiều. Ông cha ta từng nói:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Công cha nghĩa mẹ vô cùng lớn lao không bao giờ kể hết có lẽ đó tác giả đã nói Biển Đông khó sánh nổi long mẹ, không gì so sánh được long mẹ cả vậy nên chúng ta phải trân trọng những công lao to tớn đó. 

“Mấy chục năm trời sống nổi trôi

Hỏi sao không tóc bạc da mồi

Vết nhăn vết xếp thân còm cỏi

Thương quá là thương hỡi mẹ ơi”

Khổ thơ cuối bài như một lời nói lên thân phận của những người mẹ tần tảo ngày đêm chịu đựng những khó khăn những gian truôn của cuộc sống. Hy sinh tất cả những gì cho những đứa con của mình, tóc bạc da mồi nói lên những năm tháng bươn trải ngoài xa để mang về những bữa cơm hạnh phúc nhất. Những vết nhăn vết nhám đang dần hằn lên trên mặt mẹ thứ đó dường như thấy sự tảo tần đánh đổi mọi thứ để mang về hai tiếng “hạnh phúc”. Câu thơ cuối bài mà một lời mà tác giả muốn nói với mẹ mình “Thương quá là thương hỡi mẹ ơi” một lời cảm ơn cũng như than vãn khi mẹ phải gánh chịu những vất vả đó. Thương làm sao nổi công lao của mẹ đã tạo hóa nên một hình hài đó mong sao hình hài đó trưởng thành với một diện mạo tốt đẹp nhất, “mẹ ơi” một lời gọi như muốn xé nát trái tim vì cho thấy cuộc đời mẹ đã phải trải qua những khó khăn thăng trầm trong cuộc sống.

Những gam màu rực rỡ đó chưa chắc hẳn đã thanh nhàn, để có được hai chữ rực rỡ đó chúng ta phải trải qua những khó khăn mà thử thách đặt ra đặc biệt trong bài thơ “Mẹ là tất cả” của nhà thơ Lê Đình Vân đã khắc họa lên chân dung của người mẹ tảo tần đã phải chịu đựng và hy sinh tất cả chỉ mong sao con mình có một cuộc sống hạnh phúc nhất. Chúng ta hãy hãnh diện và tự hào khi có mẹ bởi ngoài kia rất nhiều người đang khao khát có được tình yêu thương đó, để chứng minh bản thân yêu cha yêu mẹ thì chúng ta phải cố gắng nổ lực hết mình với hai chữ “tương lai” dù bước đi trên con đường nào cha mẹ vẫn luôn ở phía sau ta cổ vũ và là hậu phương vững chắc nhất. 

Hà Ngọc Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question