image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận 4 câu thơ đầu trong bài thơ Nhàn

icon-time22/11/2023

Nhàn là lối sống nơi quê nhà yên bình, lánh xa những bon chen, tranh dành danh lợi chốn quan đường. Hãy cùng Topbee cảm nhận về cách sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn”


Dàn ý Cảm nhận 4 câu thơ đầu trong bài thơ Nhàn

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu đoạn trích cần cảm nhận

2. Thân bài

- Phép lặp kết hợp điệp ngữ “một- một” khung cảnh sống bình dị, đơn sơ, nhà thơ không hề đơn độc 

- Phép liệt kê “mai”, “quốc”, “cần câu” đều là những vật dụng quen thuộc, thô sơ của người dân lao 

- Hai chữ “thơ thẩn” cho thấy phong thái ung dung, thoải mái 

=> Đơn giản là niềm vui được hằng ngày sống cuộc sống giản dị, an nhàn nơi quê hương . 

- Đối lập “vắng vẻ - lao xao”, “ta dại- người khôn” tìm về nơi vắng vẻ sống cuộc sống thoải mái

- “Dại - khôn” Sống một cuộc sống thanh cao, an nhiên trong tâm hồn

=> Đó là cách sống của con người trung thực, yêu đất nước, lựa chọn giữa cho mình nhân cách thanh cao không bị lôi kéo vào xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

* Nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật cùng các phép đối tạo nên sự cân đối, sức hấp dẫn cho tác phẩm

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và triết lý sâu xa tạo nên sự thâm trầm, sâu lắng cho bài thơ

- Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị gần gũi với người đọc

3. Kết bài

- Khái quát nội dung đoạn thơ

Cảm nhận 4 câu thơ đầu trong bài thơ Nhàn

Cảm nhận 4 câu thơ đầu trong bài thơ Nhàn

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những tên tuổi lớn nhất được tôn vinh trong triều Ngụy Mạc, là một tên tuổi lớn của lịch sử dân tộc.Ông là cây đại thụ trong nền văn hóa Việt Nam và đã từ lâu được coi là tỏa bóng suốt thế kỷ XVI. Ông có phong cách sáng tác mang đậm chất triết lý, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn. Phê phán những điều xấu xa trong xã hội, thơ ông mang đậm tấm lòng lo cho nước thương dân. “Nhàn” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. Tác phẩm là bài thơ nôm số 73, trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Bài thơ là lời tâm sự về quan niệm sống nhàn của tác giả, đặc biệt thể hiện qua bốn câu thơ đầu tác phẩm: 

“Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn lao xao”

Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bình khiêm được tái hiện qua hai câu đề:

“Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

Mở đầu bài thơ với phép lặp kết hợp điệp ngữ “một - một” gợi lên khung cảnh sống bình dị, đơn sơ nơi vùng quê nghèo. Một là sống một mình, thế nhưng trong tác phẩm nhà thơ không hề đơn độc. Phép liệt kê “mai”, “quốc”, “cần câu” đều là những vật dụng quen thuộc, thô sơ của người dân lao động, những hình ảnh đó gắn liền với người nông dân, là vật không thể thiếu trong công việc hàng ngày của họ. Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên với cuộc sống an nhàn, thảnh thơi một mình với công việc của mình. Với thú vui tao nhã là câu cá, làm vườn đây là cuộc sống đáng mơ ước của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết hưởng thụ. Hai chữ “thơ thẩn” ở đầu câu thứ hai cho thấy phong thái ung dung cùng tâm trạng thoải mái của con người được tự do, không ham danh lợi, rời xa cõi trần tục đầy tham lam. Trong lòng nhà thơ lúc này không còn vướng bận hay tính toán bon chen gì nữa. Đó chỉ đơn giản là niềm vui được hằng ngày sống cuộc sống giản dị, an nhàn nơi quê hương . Hai câu đầu cho thấy niềm vui, sự nhẹ nhàng thanh thản một cách lạ kỳ. 

“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn lao xao”

Hai câu thơ với cặp đại từ đối lập “vắng vẻ- lao xao”, “ta dại- người khôn” thể hiện phong cách sống đối lập với mọi người của tác giả. Nhà thơ tìm về nơi vắng vẻ, cáo quan trở về quê nhà sống cuộc sống thoải mái, an nhiên không bon chen, tính toán. Nơi vắng vẻ ấy thật yên bình với thiên nhiên tươi xanh, thoáng đãng. Đó là sự thảnh thơi trong chính tâm hồn. Khác xa với những người chỉ mong sống trong quyền thế, nơi cuộc sống xô đẩy, giẫm đạp lên nhau giành quyền lợi. “Dại - khôn” là hai từ đặc biệt nói lên phong cách nhà thơ. Ông là người thông minh, sáng suốt, nhà thơ không phải tìm về nơi vắng vẻ để trốn tránh trách nhiệm với nhà nước. Đó là cách chọn cuộc sống thông minh của nhà thơ. Sống một cuộc sống thanh cao, an nhiên trong tâm hồn. Ta đã từng nghe qua câu thơ:

“Khôn mà hiểm độc là khôn dại

Dại mà thật thà ấy là dạy khôn”

Cái sai của một bậc trí thức, thông minh, tài trí như Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhận thức rõ sự suy yếu của xã hội. Ông đã từ bỏ làm quan trọn cuộc sống thanh thản an nhàn. Nhàn ở đây là lựa chọn cuộc sống thanh cao trí tuệ, rời xa nơi sống hám danh lợi. Đó là cách sống của con người trung thực, yêu đất nước, lựa chọn giữa cho mình nhân cách thanh cao không bị lôi kéo vào xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật cùng các phép đối tạo nên sự cân đối, sức hấp dẫn cho tác phẩm. Cùng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và triết lý sâu xa tạo nên sự thâm trầm, sâu lắng cho bài thơ. Tác phẩm sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị gần gũi với người đọc.

Bốn câu thơ đầu đã nói lên phong cách sống thanh cao của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong hoàn cảnh xã hội đang dần suy yếu, con người đang chà đạp lên nhau dành danh lợi. Nguyễn Bỉnh Kiêm lại chọn cách sống an nhàn, đó là lối sống dời xa danh lợi, sống hòa hợp với thiên nhiên, giữ cho mình cốt cách thanh cao, trong đẹp.

Trần Thùy Dương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question