image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận câu ca dao và hình ảnh người phụ nữ thời xưa: Thân em như giếng giữa đàng/Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

icon-time23/4/2024

Đề bài: Cảm nhận câu ca dao và hình ảnh người phụ nữ thời xưa:

“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân"


Dàn ý Cảm nhận câu ca dao Thân em như giếng giữa đàng/Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

I. Mở bài

Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ xưa và câu ca dao:

“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân"

II. Thân bài

* Giải thích câu ca dao và phân tích hình ảnh người phụ nữ xưa:

- “Thân em như giếng giữa đàng”: 

+ “Thân em” mô típ quen thuộc xuất hiện trong rất nhiều câu ca dao xưa, thể hiện tiếng than xót xa cho thân phận người phụ nữ xưa 

+ “Giếng giữa đàng” ngụ ý sự hiện diện và vai trò quan trọng của người phụ nữ xưa nói chung và người phụ nữ hiện nay nói riêng trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời cũng thể hiện rõ nét sự cực nhọc và gian khó mà người phụ nữ Việt Nam ngày xưa phải đối mặt.

- “Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”: Sự phân biệt cách sử dụng “giếng” giữa người khôn và người phàm

+ Người khôn: ý chỉ những người trí thức, biết trân trọng giá trị người phụ nữ

+ Người phàm: ý chỉ những con người thô lỗ, cọc cằn, gia trưởng không biết nâng niu người phụ nữ.

→ ám chỉ sự phân biệt đối xử và quan điểm khác nhau của xã hội đối với người phụ nữ.

* Ý nghĩa của câu ca dao:

- Câu ca dao trên không chỉ là lời than thân của người phụ nữ xưa, mà còn là tiếng nói phản kháng đanh thép, phê phán, lên án sự bất công và định kiến xã hội đối với người phụ nữ Việt Nam ngày xưa. 

- Bày tỏ sự cảm thông và đồng cảm sâu sắc với những khó khăn, vất vả mà người phụ nữ phải hứng chịu trong thời đạo bất công đó.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của ca dao trong việc gìn giữ và phản ánh văn hóa, tư tưởng của dân tộc.

- Bày tỏ quan điểm cá nhân về việc thay đổi quan niệm và thái độ đối với người phụ nữ, hướng tới sự công bằng và tôn trọng.


Cảm nhận câu ca dao và hình ảnh người phụ nữ thời xưa: Thân em như giếng giữa đàng/Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt,người phàm rửa chân”

Như ngồi xem lại cuốn phim cũ, tua ngược thời gian trở về quá khứ, với những năm tháng tuổi thơ, như đâu có tiếng ru hời của bà, vang vọng những câu ca dao về tình yêu, gia đình,than thân. Tôi đã rơi vào khoảng lặng để nghe trong tim nhiều chút xót xa, xúc động về thận phận của những người phụ nữ bất hạnh trong xã hội phong kiến.

Cảm nhận câu ca dao và hình ảnh người phụ nữ thời xưa: Thân em như giếng giữa đàng/Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

Vẫn cấu trúc lục bát tạo giọng điệu sâu lắng ấy, khi tai vừa nghe tròn vành rõ chữ câu ca dao, từ giây phút đầu tiên, người đọc cảm thấy có chút gì đó xót xa qua từ “ thân em”. 2 chữ “ thân em” quen thuộc trong ca dao Việt Nam, đã không ít lần được nhắc tới như:

Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô.

Hay:

Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi.

Không khó để nhận ra, hai chữ “ thân em” như vừa để trách phận, như vừa là tiếng lòng tủi thân của người phụ nữ trong câu ca dao. “Giếng giữa đàng” là một phép ẩn dụ mạnh mẽ về cuộc đời và bản chất của người phụ nữ. Sâu thẳm trong câu ca dao, ta có thể cảm nhận được đôi chút tự hào khi so sánh người phụ nữ với biểu tượng này. Giếng nước trong mát, ngọt ngào như người phụ nữ sở hữu tâm hồn trong sáng và dịu dàng và rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Rõ ràng tầm quan trọng và giá trị của phụ nữ vẫn được đề cao. Song vẫn bị thực tế phũ phàng khiến người đọc không thể chối cãi, họ sinh ra thời phong kiến, thời mà trọng nam khinh nữ, người đàn ông dường như nắm mọi quyền hành và phụ nữ thiếu khả năng định hình số phận của chính mình. Cuộc sống của những người phụ nữ thời phong kiến bị ràng buộc bởi những kỳ vọng của gia đình, vai trò làm vợ, làm mẹ của họ. Nỗi đau họ phải chịu đựng được gói gọn trong hình ảnh những “người khôn rửa mặt” và “những người phàm rửa chân”. Khi đọc bài dân ca này, chúng ta không khỏi cảm nhận được nỗi cay đắng của thân phận người phụ nữ. Nó khơi dậy trong chúng ta khát vọng quay trở lại quá khứ khắc nghiệt của xã hội phong kiến ngày xưa và cứu rỗi nỗi bất hạnh của họ, để con người ta bấy giờ trân trọng vẻ đẹp sâu sắc tiềm ẩn trong tâm hồn của người phụ nữ hơn.Cuộc đời người phụ nữ ấy sao mà lận đận,bất hạnh đến thế! Họ- những người phụ nữ lớn lên trong xã hội ấy phó mặc số phận của mình cho dòng đời,may nhờ “ người khôn” - những con người trí thức- đục chịu” người phàm” - những con người thiếu học, cọc cằn, xấu tính. Gặp được người biết “ rửa mặt” - quý trọng,nhận ra giá trị của mình thì được hạnh phúc,còn gặp phải kẻ bất lương,coi thường phẩm chất của mình thì phải ôm nỗi đau suốt cả cuộc đời- “rửa chân”. Đọc từng câu từng chữ mà ta như nấc nghẹn,rồi đồng cảm xót thương để rồi đi tìm vùng trời nhân tính hơn- học cách yêu thương,trân trọng những người phụ nữ bên mình,biết đấu tranh trước những bất công với phụ nữ.

Ca dao là những bức tranh tinh tế về văn hóa và tư tưởng dân tộc, đặc biệt là câu ca dao đã in sâu vào trong ký ức tuổi thơ tôi:

“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân"

Đã thành công trong việc cất lên tiếng nói phản ánh chế độ phong kiến xấu xa để rồi số phận của người phụ Việt Nam ngày đó khốn khó vô bờ.

Hoàng Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question