image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận của em về bài thơ Mẹ của Huỳnh Minh Nhật

icon-time5/11/2023

Thời gian đã lấy đi vóc dáng và tuổi xuân của mẹ, giờ đây chỉ thấy toàn những vết chai sần trên đôi gò má từ đó nhà thơ Huỳnh Minh Nhật đã viết về mẹ của mình qua bài Mẹ. Hãy cùng Topbee cảm nhận về bài thơ Mẹ của Huỳnh Minh Nhật


Dàn ý cảm nhận về bài thơ Mẹ của Huỳnh Minh Nhật 

a. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

b. Thân bài

- Từ khi bé đến lớn mẹ dỗ dành con qua những lời ru tiếng hát, những câu hát đó luôn vang vọng trong tâm hồn nhà thơ

- Ngày một già đi với những nếp nhăn vết chai sần trên mặt mẹ trên bờ vai mẹ

- “Qua những ngày nắng cháy/ chân mẹ đã khô cằn” thể hiện sự vất vả của mẹ theo năm tháng càng về mùa lũ càng thể hiện rõ hơn điều đó khi mẹ phải lam lũ ngoài kia để lo cho con cái những gì hạnh phúc nhất

- “Dãi dầu” không kể than kể khổ để kiếm cho con những bữa cơm hạnh phúc nhất

- Cho dù có đi đâu đi chăng nữa nên nhớ hay về với mẹ, khi mẹ già sự ngóng trông con cái càng nhiều hãy dành thời gian cho mẹ mình nhiều hơn nhé.

- Đừng hứa rồi lại thất hứa bởi lẽ mẹ dành cả thanh xuân để lo cho chúng ta.

c. Kết bài 

- Khẳng định lại bài thơ và suy nghĩ của tác giả.  

Cảm nhận của em về bài thơ Mẹ của Huỳnh Minh Nhật

Cảm nhận của em về bài thơ Mẹ của Huỳnh Minh Nhật

Chế Lan Viên đã viết:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Tình mẹ chính là vậy đó luôn bao la và rộng lớn, không có gì vĩ đại hơn thế cả nó thiêng liêng vô cùng. Không có gì có thể so sánh được điều đó cả, không gì thay thế được tình yêu đó cả và thế nhà thơ Huỳnh Minh Nhật đã viết về người mẹ mình qua bài thơ “Mẹ” thể hiện sự tảo tần yêu thương vô bờ bến của mẹ. 

Các nhà văn thường lấy hình ảnh “thân cò” để ví như người mẹ vậy, bởi lẽ lam lũ và chịu đựng những nắng mưa của thời tiết để lo cho cuộc sống của con những điều tốt đẹp nhất, chịu nắng hai sương lo cơm áo gạo tiền những gánh nhọc mà người phụ nữ phải chịu đựng. Những khổ cực đó họ không bao giờ than vãn mà thay vào đó là sự hy sinh từng ngày.

Mở đầu tác giả đã nói về những ngày khi còn thơ bé:

“Từ ngày con thơ bé

Đến bây giờ khôn lớn

Tiếng ru hời khe khẽ

Vẫn thấm đượm trong hồn”

Ngay từ khi lọt lòng cho đến khi trưởng thành những lời ru tiếng hát vẫn luôn vang vọng trong tâm trí tác giả, không những thế nó còn đọng lại trong mỗi chúng ta bởi lẽ đó là điều mà chúng ta khó quên nhất. Những câu hát à ơi, khiến cho ta không khỏi nhớ về những kí ức đó “thấm đượm” dường như đã khắc sâu lòng tác giả. Những buổi sớm mai khi khói xen qua những lớp lá cọ là lúc đó bàn tay mẹ dần thêm chai sần đi, những vết nám ngày một rõ hơn thể hiện sự già đi. Trong những câu tiếp theo càng thấy rõ điều đó:

“Qua những ngày nắng cháy

Chân mẹ đã khô cằn

Mùa lũ về nước chảy

Mẹ dãi dầu vai xương”

Những ngày nắng cháy đã lấy đi không ít công lao của mẹ, ra đồng từ sáng sớm tinh mơ cho đến chiều tối muộn về với đôi chân mệt dời với những vết nứt nẻ ở bàn chân đó. “Dãi dầu” diễn tả những bấp bênh của cuộc sống khi ra ngoài bươn trải, lo những bữa cơm manh áo cho con mà không sợ khổ.  Tác giả só sánh với mùa lũ để thấy được dõ hơn về sự vất vả của mẹ khi mưu sinh cuộc sống bên ngoài. Chính ông đã nhìn thấy hình ảnh người mẹ mình trong đó để viết nên đồng thời muốn nhắn nhủ tới độc giả là hãy yêu thương và trân trọng tình mẫu tử của mình bởi chúng ta thật may mắn khi có mẹ ở bên. 

Càng về sau tác giả càng cho thấy sự già đi của mẹ theo thời gian:

“Này dáng mẹ thon thon

Này bàn tay nhỏ nhắn

Ủa đâu rồi mẹ nhỉ

Sao quá nhiều nếp nhăn”

Điệp từ “này” nhấn mạnh thêm sức mẹ đã dần yếu không còn trẻ trung như trước nữa thời gian đã lấy đi những tuổi xuân của mẹ vì đã phải chôn vùi vào công việc. Bóng hình mẹ không còn thon thon, nhỏ nhắn nữa chỉ thấy toàn nếp nhăn trên gương mặt. Mẹ lo những lúc con ốm trở trăn với những đêm không ngủ được để nuôi con lớn khôn nay đã lớn con lại phải xa nhà, đó là những gì mà tác giả viết về người mẹ mình. Những lời hứa về thăm nhà, về ăn bữa cơm vào dịp tết sao nay khó quá, ở một nơi xa luôn nhớ về người mẹ đã già cặm cụi ở nhà ngóng trông đứa con trở về. 

Những câu thơ cuối bài càng thêm xúc động “Mười mấy năm xa nhà Nhớ mẹ! Lòng đau đớn! Con cứ hẹn xuân về Sẽ thăm lại vườn quê Mà bao mùa mai nở Vẫn riêng mình thỏa thuê” những lời hứa hẹn chưa thực hiện được nỗi ngóng trông về với mẹ nay thật khó. Làm thuê nơi xứ người không có mẹ hiện lên những cảnh vật u ám buồn thiu, thấy mẹ như thấy tất cả vì thế tất cả mọi người hãy yêu thương và dành nhiều thời gian cho mẹ mình nhé.

Bài thơ mẹ của Huỳnh Minh Nhật đã gợi lên bao khó khăn nhọc nhằn và sự già đi của mẹ theo thời gian, không còn những dáng vẻ của một cô thôn nữ nữa, qua đó gợi lên thông điệp cho chúng ta dù đi đâu đi chăng nữa thì mỗi dịp Tết đến là lúc giá đình quây quần bên nhau trên mâm cơm. Mẹ ở nhà ngóng trông từng ngày các con nơi xa trở về đừng phụ bạc với điều đó mà hãy là một đứa con hiếu thuận khi mẹ cần là có chứ đừng ham công việc rồi bỏ bê gia đình. Bởi lẽ tình mẹ bao la như biển Đông không sao kể hết!

Hà Ngọc Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question