image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng sông Mê Kông và với quê hương đất nước thể hiện trong bài Cửu Long Giang ta ơi

icon-time27/12/2023

Tình yêu đối với quê hương đất nước và thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận trong thiên nhiên. Nhắc đến đây ta nhớ đến tình cảm tác giả dành cho dòng sông Mê Kông thông qua bài “Cửu Long Giang ta ơi”. Sau đây, mời các em cùng Topbee tìm hiểu bài viết cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng sông Mê Kông, với quê hương đất nước thể hiện trong bài “Cửu Long Giang ta ơi”.


Dàn ý cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng sông Mê Kông, với quê hương đất nước thể hiện trong bài “Cửu Long Giang ta ơi” 

Cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng sông Mê Kông, với quê hương đất nước thể hiện trong bài “Cửu Long Giang ta ơi” - ảnh 1

1. Mở bài: 

- Giới thiệu khái quát về nội dung bài thơ Cửu Long Giang ta ơi

- Giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng

- Trích dẫn thơ

2. Thân bài:

- Nêu những đặc điểm nổi bật, phong cách sáng tác của tác giả Nguyên Hồng.

- Nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và tóm tắt nội dung chính của toàn bộ bài thơ.

- Cảm nhận nội dung bài thơ:

+ Nhan đề của bài thơ “Cửu Long ta ơi” vô cùng gần gũi và thân thiết, giới hạn lãnh thổ Việt Nam. 

+ Thông qua nhan đề tác giả đã bộc lộ rõ tình cảm của mình dành cho quê hương, đất nước và cho dòng sông Mê Kông. 

- Cảm nhận mười câu thơ đầu tiên:

+ Tác giả nhớ về những tháng ngày mình còn nhỏ, những khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ dần dần hiện ra như “gió thổi mùa thu, bản đồ rực rỡ, đồng hoa bỗng gặp trong cơn mơ” 

+ Khi được đi học thì tác giả càng yêu thích thêm cảnh sông nước hùng vĩ của đất nước ta, “Đưa ta đi núi sông tuyệt vời” và khám phá những vẻ đẹp kì thú của đất nước.

+ Trái tim của tác giả “đập mạnh” của tác giả chính là sự bồi hồi, xao xuyếnkhi đứng trước thiên nhiên, Nguyên Hồng ấn tượng với dòng sông Mê Kông rộng lớn.

+ Từ khung cảnh trường học khi còn nhỏ và hẹp, tác giả đã mở rộng kí ức và không gian khi đưa người đọc đến gần hơn với khung cảnh thiên nhiên nơi dòng sông Mê Kông hùng vĩ.

- Cảm nhận những câu thơ “Mê Kông chảy….Truyền cháu con không bao giờ chia cắt”

+ Tác giả Nguyên Hồng miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông với “cây lao đá đổ, ….”

+ Con người và thiên nhiên gắn bó với nhau, như những người bạn thân thiết không thể tách rời “Ta cởi áo lội dòng sông ta hát/ Mê Kông chảy, Mê Kông cũng hát”, bằng biện pháp tu từ nhân hoá bạn đọc đã hiểu thêm về dòng sông Mê Kông xinh đẹp.

+ Truyền thống đẹp đẽ bao đời của ông cha ta được lưu truyền qua dòng sông Mê Kông tràn ngập văn hoá và lịch sử.

+ Tác giả Nguyên Hồng đã thể hiện tình cảm trân trọng đặc biệt, vô cùng tự hào và hạnh phúc khi viết về dòng sông Mê Kông, qua đó ta còn thấy được tinh thần yêu quê hương, đất nước của những nhà cầm bút. Đem tình yêu của mình gửi gắm vào vần thơ và truyền tải tình yêu đấy đến cho bạn đọc.

- Cảm nhận năm câu thơ cuối cùng:

+ Câu khẳng định “Ta đã lớn” để nói lên sự thay đổi, trưởng thành của chính tác giả.

+ Tình cảm tác giả dành cho dòng sông, cho quê hương đất nước cũng từ đó lớn dần lên, gắn bó sâu sắc với thiên nhiên. 

3. Kết bài: 

- Cảm nhận của em sau khi đọc xong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi

- Khẳng định lại nghệ thuật và nội dung chính của toàn bộ bài thơ.


Cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng sông Mê Kông, với quê hương đất nước thể hiện trong bài “Cửu Long Giang ta ơi” (hay và đầy đủ nhất) 

Cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng sông Mê Kông, với quê hương đất nước thể hiện trong bài “Cửu Long Giang ta ơi” - ảnh 2

Nguyên Hồng là một trong những nhà thơ tài năng và xuất sắc của nền văn học Việt Nam, những sáng tác của ông để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc, đặc biệt là bài thơ Cửu Long Giang ta ơi. Thông qua bài thơ, người đọc cảm nhận được tình cảm đặc biệt mà tác giả dành cho dòng sông Mê Kông và cho quê hương đất nước thân yêu.

Ngày xưa ta đi học

Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ

Bản đồ mới tường vôi cũng mới

Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn

Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ

Đưa ta đi núi sông tuyệt vời.

Tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu

Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh

….

Ta đã lớn

Thầy giáo già đã khuất

Thước bảng to nay cán thành cờ sao

Những tên làm man mác tuổi thơ xưa

Đã thấm máu của bao hồn bất tử.

Nguyên Hồng là một nhà văn của niềm tin và ánh sáng và hy vọng, ông luôn đi tìm những vẻ đẹp ẩn chứa trong con người và thiên nhiên. Chính vì thế, ông đã sáng tác nên bài thơ Cửu Long Giang ta ơi vô cùng xuất sắc và chạm đến trái tim bạn đọc.

Nhan đề bài thơ Cửu Long Giang ta ơi gợi nên một cảm giác vô cùng gần gũi và quen thuộc, khiến ai cũng phải cảm động mà nhớ đến khung cảnh thiên nhiên nơi dòng sông Mê Kông. Thông qua nhan đề tác giả đã bộc lộ rõ tình cảm của mình dành cho quê hương, đất nước và cho dòng sông Mê Kông. 

Ngày xưa ta đi học

Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ

Bản đồ mới tường vôi cũng mới

Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn

Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ

Đưa ta đi núi sông tuyệt vời.

Tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu

Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh

Đến với những câu thơ đầu tiên, đó chính là những kí ức về những lúc còn nhỏ của tác giả. Khi được đi học thì tác giả càng yêu thích thêm cảnh sông nước hùng vĩ của đất nước ta, “Đưa ta đi núi sông tuyệt vời” và khám phá những vẻ đẹp kì thú của đất nước. Hình ảnh “Tấm bản đồ rực rỡ” chính là tượng trưng cho Tổ quốc vĩ đại và thiêng liêng, mở ra một không gian mới vô cùng hăng say và đặc biệt.

Trái tim của tác giả “đập mạnh” của tác giả chính là sự bồi hồi, xao xuyếnkhi đứng trước thiên nhiên, Nguyên Hồng ấn tượng với dòng sông Mê Kông rộng lớn. Tác giả đã bộc lộ tình cảm đặc biệt mà mình dành cho quê hương đất nước, khiến người đọc bồi hồi mãi không quên.

Nguyên Hồng tiếp tục chuyến hành trình du ngoạn trên dòng sông Mê Kông và miêu tả về những khung cảnh đẹp đẽ không nói nên lời ở nơi đây:

Mê Kông chảy 

Cây lao đá đổ 

Lan hoang dứa mật thông nhựa lên hương

Những mặt đất 

Cha ông ta nhắm mắt

Truyền cháu con không bao giờ chia cắt.

Tác giả Nguyên Hồng cảm nhận những vẻ đẹp đặc biệt của nơi dòng sông Mê Kông hùng vĩ, đó là nơi “cây lao đá đổ”, là nơi “trưa hè ngun ngút”. Tất cả hoà quyện vào nhau và tạo nên một dòng sông tuyệt vời. 

Con người và thiên nhiên gắn bó với nhau, như những người bạn thân thiết không thể tách rời “Ta cởi áo lội dòng sông ta hát/ Mê Kông chảy, Mê Kông cũng hát”, bằng biện pháp tu từ nhân hoá bạn đọc đã hiểu thêm về dòng sông Mê Kông xinh đẹp. Mê Kông và tác giả như những tâm hồn đồng điệu, hoà quyện với nhau. 

Truyền thống đẹp đẽ bao đời của ông cha ta được lưu truyền qua dòng sông Mê Kông tràn ngập văn hoá và lịch sử. Tác giả Nguyên Hồng đã thể hiện tình cảm trân trọng đặc biệt, vô cùng tự hào và hạnh phúc khi viết về dòng sông Mê Kông, qua đó ta còn thấy được tinh thần yêu quê hương, đất nước của những nhà cầm bút. Đem tình yêu của mình gửi gắm vào vần thơ và truyền tải tình yêu đấy đến cho bạn đọc.

Ta đã lớn

Thầy giáo già đã khuất

Thước bảng to nay cán thành cờ sao

Những tên làm man mác tuổi thơ xưa

Đã thấm máu của bao hồn bất tử.

Sau này tác giả đã dần lớn và trưởng thành, và cũng từ đó tình cảm tác giả dành cho dòng sông, cho quê hương đất nước cũng từ đó lớn dần lên, gắn bó sâu sắc với thiên nhiên. 

Cửu Long Giang ta ơi là một bài thơ xuất sắc viết về đề tài thiên nhiên và bài thơ xứng đáng neo đậu mãi trong trái tim bạn đọc. Khuyến khích tinh thần yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước trong trái tim bạn đọc.

Phạm Kim Chi
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question