image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều

icon-time11/9/2023

Bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, tác giả Nguyễn Du đã tái hiện vô cùng thành công vẻ đẹp và tài năng hơn người của chị em Thuý Kiều. Bài văn mẫu Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều giúp các em hiểu sâu hơn về vẻ đẹp, tài năng của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.

Cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Chế lan Viên từng nói: “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”. Quả thực, các tác phẩm của ông đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả đề cao giá trị nhân văn con người. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo và coi trọng đồng tiền. Đặc biệt tác phẩm còn khắc họa số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến tiêu biểu là đoạn trích Chị em thúy kiều với vẻ đẹp toàn vẹn của người phụ nữ nhưng không được làm chủ cuộc đời của mình, phải chịu nhiều cay đắng, khổ cực. Đoạn trích nằm ở phần đầu tác phẩm nằm ở phần đầu của tác phẩm, khắc họa cuộc sống, vẻ đẹp và dự báo tương lai của chị em Thúy Vân, Thúy Kiều.
Bốn câu mở đầu là lời giới thiệu chung về hai chị em nhà Kiều  có nhan sắc lộng lẫy:

"Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười"

Trong hai câu thơ đầu tiên, nhà thơ Nguyễn Du đã giới thiệu ngắn gọn về tên tuổi, nguồn gốc cũng như địa vị của hai chị em Thúy Kiều. Không giống như các thi sĩ khác miêu tả vẻ đẹp bằng các từ như: “mĩ nhân”, “thiếu nữ” mà lại dùng cụm “ả tố nga”. Cách dùng từ ‘’ ả tố nga’’ để miêu tả người con gái đẹp. Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng kết hợp với phép ẩn dụ là những biện pháp tu từ trong thơ văn cổ cho ta thấy sắc đẹp hai chị em Thúy Kiều thật là thanh tao, trong trắng. Người chị là Thúy Kiều, em là Thúy Vân. Sang đến câu thơ tiếp theo, Nguyễn Du đã mượn hình ảnh thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp thiếu nữ. Cốt cách người con gái được so sánh với cây mai - một trong “tứ quân tử”, thứ tượng trưng cho nét thanh cao, quý phái. Còn tinh thần lại được ví von với bông tuyết, thể hiện sự trong trắng, thuần khiết. Câu thơ "Mai cốt cách, tuyết tinh thần" đã tạo cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về vẻ đẹp trong sáng, dịu dàng mà cũng rất mực thanh cao, đài các của chị em Thúy Kiều. Có thể nói đó là những vẻ đẹp đã đạt đến chuẩn mực của sự hoàn hảo. Bên cạnh đó, Vân và Kiều cũng mang nét đẹp của riêng mình: "Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười". Mỗi người mang một vẻ đẹp riêng nhưng đều gặp gỡ ở sự hoàn hảo, vẹn toàn "mười phân vẹn mười".

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Vẻ đẹp của người em gái Thúy Vân hiện lên rõ nét, ngắn gọn trong bốn câu thơ tiếp theo:

"Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười, ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"

Vẻ đẹp của Thuý Vân có sự hoà hợp với tự nhiên, như ngầm dự báo trước tương lai êm ấm, bình lặng trong cuộc đời nàng.  Nàng Vân có một vẻ đẹp mà không ai có thể có được “khác vời”. Đó là vẻ đẹp đầy sự sang trọng, quý phái, đoan trang, xứng đáng là một thiếu nữ đài các. Nét đẹp của nàng Vân được họa nên bằng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng: khuôn trăng là khuôn mặt như trăng với khuôn mặt tròn trịa, phúc hậu. “Nét ngài” ở đây, là “nét người”, chỉ đường nét thân thể của Thuý Vân, nở nang, cân đối. Đó là vẻ đẹp hình thể hài hoà, trên thì có “khuôn trăng đầy đặn”; dưới thì có “nét ngài nở nang”. “Hoa cười ngọc thốt” là thành ngữ cổ, ước lệ nói về nụ cười tươi như hoa, lời nói đẹp như ngọc. Một con người có nụ cười, giọng nói như thế, tức cười thì duyên, nói thì hay, nói ra những điều dễ nghe, êm dịu thì luôn gặp niềm vui, phúc đức trong cuộc đời. Làn da thì trắng hơn cả tuyết gợi vẻ đẹp trong trắng, tinh khiết của Thúy Vân.

Tác giả dùng thủ pháp đòn bẩy, tả khách hình chủ, tả Thuý Vân trước rồi mới tả Thuý Kiều. Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về cả tài lẫn sắc. Nguyễn Du đã tập trung miêu tả Thúy Kiều qua 12 câu thơ đủ để nhận thấy tác giả có cảm tình thế nào với phận hồng nhan, bạc mệnh này:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Chỉ khắc họa đôi mắt nàng Kiều, Nguyễn Du đã mở ra cho bạn đọc thấy cả một thế giới tâm hồn phong phú của nàng bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tám hồn và trí tuệ. . Đôi mắt ấy, trong trẻo, sâu thẳm như nước mùa thu "làn thu thủy”:, lông mày mượt mà, tươi tắn, thanh thanh như dáng núi mùa xuân "nét xuân sơn”. Vẻ đẹp ấy Khiến tạo hóa phải ghen hờn “hoa ghen”, “liễu hờn”. Đây là những cảm xúc tiêu cực, thể hiện tâm lí oán trách, muốn trả thù, sự ghen ghét đố kị của tao hóa. Hai động từ ghen và hờn có dụng ý đối chọi với nhan sắc của Thúy Vân. Mức độ so sánh mạnh, gay gắt hơn so với hai từ thua và nhường. Điều đó chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ ngoài tưởng tượng, ngoài quy luật của tự nhiên, khiến cho tạo hóa phải ganh ghét. Sắc đẹp của nàng khiến cho tướng phải mất thành, vua phải mất nước " Một hai nghiêng nước nghiêng thành". Chính vẻ đẹp quá sắc sảo, quá hoàn mĩ của Thúy Kiều đã khiến cho thiên nhiên nổi giận, ganh ghét. Nguyễn Du đã hé mở cho chúng ta thấy những cơn sóng gió bão tố của cuộc đời như chờ trực để vùi dập thân phận của nàng.

Nếu như ở Thúy Vân, Nguyễn Du chỉ miêu tả sắc đẹp thì ở Thúy Kiều, nàng được Nguyễn Du vừa miêu tả nhan sắc, vừa ca ngợi tài năng:

"Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai"

Có thể tài năng thì có thể là hai chị em Thuý Vân Thuý Kiều ngang sức ngang tài nhưng về sắc đẹp thì Thuý Kiều là độc nhất vô nhị, không ai sánh bằng.

"Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung thương lầu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên bạc mệnh lại càng lão nhân.’’

Không chỉ đẹp, trí thông minh sẵn có do tạo hóa ban tặng. Không những thế Kiều còn có đủ tài cầm kì thi họa, trong đó nổi bật nhất là tài đàn. Nàng tự mình sáng tác khúc nhạc mang tên "Bạc mệnh" khiến người nghe xúc động. Vẻ đẹp của Kiều đã đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến. Tất cả biểu hiện của sự đa sầu, đa cảm, của một tâm hồn tinh tế và lãng mạn, một tâm hồn phong phú. Nguyễn Du đã rất ưu ái khi miêu tả chân dung Thúy Kiều. Nàng tiêu biểu cho số phận của người phụ  nữ “hồng nhan bạc phận”. Vì vậy trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã hơn một lần thốt lên “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”; người con gái ấy, càng đẹp, càng tài lại càng truân chuyên.

Bốn câu thơ cuối đoạn tả hoàn cảnh sống của chị em Kiều:

"Ềm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai."

Trướng rủ màn che: ở đây có nghĩa là kín đáo, không phô trương, lộ liễu; cảnh sống êm đềm, đài các của con gái nhà quyền quý thời xưa.Trong truyện Kiều Nguyễn Du viết:

“Phong lưu rất mực hồng quần

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê

Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai”

Trong đoạn thơ trên, chúng ta thấy tuổi của Thúy Kiều và Thúy Vân tuy đã “tới tuần cập kê”, đến độ tuổi lấy chồng nhưng hai nàng sống rất kỉ cương, lễ giáo. Cuộc sống “Êm đềm tướng rủ màn che” đã nói lên tính tình thùy mị, nết na, tư thế đài các. Còn thái độ “Tường đông ông bướm đi về mặc ai” để thể hiện thái độ trang trọng, lễ giáo của người đẹp. Đây cũng là cách ngợi ca kín đáo của nhà thơ về tâm hồn và phẩm hạnh của hai chị em.

Hoài Thanh từng có câu: ”Truyện Kiều là một tiếng kêu thương, một bản tố cáo, một giấc mơ… một cái nhìn bế tắc”. Đoạn trích trên đã miêu tả thành công vẻ đẹp tuyệt sắc của hai chị em Thúy Kiều. Đồng thời, dự cảm không lành về số phận Thúy Kiều một vẻ đẹp tựa như hoàn mỹ khiến người ta ghen ghét, đố kị.

---------------------------------

Trên đây là bài Cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn văn!

Trần Thùy Dương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question