image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận giá trị bài thơ Ánh trăng (ngắn gọn)

icon-time7/1/2023
(1 đánh giá)

Lời thơ chân thành, giản dị, giọng thơ mộc mạc hồn nhiên chứa đựng nhiều tâm sự sâu kín. Sự kết hợp linh hoạt giữa trữ tình và tự sự, hình ảnh thơ sinh động, hấp dẫn. Cảm nhận giá trị bài thơ Ánh trăng để hiểu được cách sống nghĩa tình, thủy chung, ghi nhớ và thực hiện tốt truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.


Dàn ý Cảm nhận giá trị bài thơ ánh trăng

I. Mở bài

- Tác giả Nguyễn Duy ( quê quán, tiểu sử cuộc đời, con đường sự nghiệp, phong cách nghệ thuật,….)

- Tác phẩm Ánh trăng ( hoàn cảnh ra đời, nội dung khái quát,…)

II. Thân bài

* Nội dung bài thơ

- Khổ 1: Dòng hồi ức về vầng trăng gắn với tuổi thơ tươi đẹp ùa về.

- Khổ 2: Hình ảnh vầng trăng nghĩa tình mang một vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, hồn nhiên.

- Khổ 3: Sự vội vã ở thành phố xô bồ đã làm con người vô tình bỏ quên vầng trăng .

- Khổ 4: Khẳng định vầng trăng tình nghĩa chẳng bao giờ bỏ quên con người.

- Khổ 5: Cảm xúc của tác giả khi gặp lại người bạn tri kỉ giữa nơi thị thành.

* Giá trị mà bài thơ mang lại

- Giá trị nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, giọng điệu thủ thỉ, chân thành, hình ảnh thơ sinh động giàu tính biểu cảm .

- Giá trị nội dung: là sự gợi nhắc về những ngày tháng gian lao có ánh trăng làm bạn. Qua đó nhắc nhở mọi người phải luôn ghi nhớ đạo lí “uống nước nhớ nguồn”

* Đánh giá, nhận xét tình cảm của nhà thơ

III. Kết bài

Bày tỏ tình cảm của bản thân dành cho bài thơ 

Dàn ý Cảm nhận giá trị bài thơ ánh trăng

Cảm nhận giá trị bài thơ Ánh trăng

Nguyễn Duy là một nhà thơ trẻ tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Ánh trăng là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông, qua đó gợi nhắc đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” và nhắn nhủ mọi người về lẽ sống nghĩa tình, thủy chung.

Bài thơ mở đầu với bốn câu thơ, qua đó những kỉ niệm thời thơ ấu đã tràn về trong tâm trí nhà thơ:

“Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ.”

Giọng thơ tâm tình, thủ thỉ, gợi nhắc về tuổi thơ lớn lên nơi đồng quê yên ả. Nguyễn Duy nhớ về một tuổi thơ hồn nhiên, ngay từ khi còn nhỏ cậu đã làm bạn với ánh trăng. Rồi khi lớn lên trở thành người chiến sĩ, ánh trăng vẫn dõi theo từng bước chân cậu đi. Vầng trăng đã thành một người “ tri kỉ” luôn đồng hành với cậu trên những bước đường đời

“Tri kỉ” vì bởi trăng hiểu người; trăng đồng cảm với người trong tháng ngày gian nan, với tình cảm thủy chung son sắt trăng luôn bên cạnh con người không chút phô trương, toan tính, mà bình dị tự nhiên cả khi đắng cay, hay lúc ngọt bùi

"Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ".

Trong thời kì kháng chiến gian khổ ấy, phải chăng vì gian khổ, vì khó khăn mà con người ta sống và đối xử với nhau chân thành hơn. Đó lá cái thời con người sống hết mình với thiên nhiên, một tình cảm chân thành, thắm thiết. Cứ tưởng rằng thứ tình cảm ấy sẽ mãi trường tồn, nhưng từ “ngỡ” hiện lên đã đưa ý thơ đi theo một hướng khác. Chiến tranh kết thúc, hòa bình được lập lại, giống như những chiến sĩ khác, Nguyễn Duy cũng đã trở về. Nhưng không phải về nơi đồng quê có sông có bể, mà là về với thành phố, về với nơi tấp nập xô bồ. Và trong khoảnh khắc ấy, Nguyên Duy đã quên người bạn tri kỉ của mình:

“Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”.

Sống trong bình yên đủ đầy, ánh trăng tri kỉ hôm nào đã trở thành “ người dưng”.

“Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện, cửa gương

Vầng trăng đi qua ngỡ

Như người dưng qua đường”.

Từ cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, giờ đây con người đã chuyển về nơi phố phường đông đúc, hiện đại, cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn, với một điều kiện sống đủ đầy cùng những ánh điện sáng chói.  Ánh trăng vẫn luôn hiện hữu bên ta, trăng vẫn vậy, vẫn sáng và tròn đầy như hôm nào, chỉ tiếc lòng người đã đổi, đã không còn nhớ đến trăng. Từ “tri kỉ” trăng hóa “người dưng”, chỉ một câu so sánh ấy đã cho thấy thái độ thờ ơ, vô tâm của con người, lúc hoạn nạn có trăng làm bạn, nay sướng rồi lại lãng quên trăng. 

Cảm nhận giá trị bài thơ ánh trăng

Nhưng không phải lúc nào những giá trị vật chất kia cũng ở bên ta, một tình huống đột ngột xảy ra, đã tạo nên bước ngoặt cảm xúc của nhân vật trữ tình

“Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn-đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ”

Đột ngột vầng trăng tròn”.

Trong khoảnh khắc tối tăm ấy, vầng trăng tròn đã đột ngột xuất hiện, cứ nguy cho con người. Nhân vật trữ tình không khỏi ngỡ ngàng khi nhận ra người tri kỉ năm nào vẫn tròn đầy, vẹn nguyên. Với tình huống này, bao nhiêu kí ức thời ấu thơ đã hiện về. Qua đó đã gợi lên bao niềm ân hận khôn nguôi khi đã nhận ra sự lạnh lùng, vô tâm của mình đối với trăng. 

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng

Như là đồng là bể

Như là sông là rừng”.

Ngỡ như một giấc chiêm bao, nhà thơ lặng lẽ “ ngửa mặt” lên nhìn trăng. Trong khoảng khắc ấy, nhân vật trữ tình đã không kìm nén nổi sự xúc động, những kỉ niệm đẹp xưa kia đã tràn về trong tâm trí. Nhìn trăng, tác giả như thấy bóng dáng mình lúc còn nhỏ, hay hồi chiến đấu gian khổ nơi chiến khu. Và cuối cùng, Nguyễn Duy cũng đã nhận ra được giá trị và vẻ đẹp ở người bạn tri kỉ của mình.

Mặc cho con người ấy đã từng lãng quên mình, ánh trăng vẫn cứ “tròn vành vạnh”, chẳng than thở hay trách móc bất cứ điều gì:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình.”

Bao năm qua đi, vầng trăng vẫn cứ thế, vẫn tròn đầy và đẹp đẽ như năm nào. Trằn chẳng hờn dỗi, chẳng oán hờn người đã từng quay lưng với mình. Nhưng chính sự bao dung ấy của trăng đã làm cho nhân vật trữ tình càng thêm ân hận vì thái độ và hành động của mình. Câu thơ cuối chính là sự thức tỉnh của con người, qua đó ta càng khẳng định được rằng con người có thể bỏ quên thiên nhiên, nhưng thiên nhiên muôn đời vẫn sẽ vẹn nguyên .

Với lời thơ chân thành, giản dị, giọng thơ mộc mạc hồn nhiên nhưng vẫn chứa đựng nhiều tâm sự sâu kín. Sự kết hợp linh hoạt giữa trữ tình và tự sự, hình ảnh thơ sinh động, hấp dẫn. Bài thơ là lời nhắc nhở con người luôn phải sống nghĩa tình, thủy trung và ghi nhớ và thực hiện tốt truyền thống đạo lí  “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

-------------------------------------

Trên đây là bài văn mẫu Cảm nhận giá trị bài thơ Ánh trăng do Topbee biên soạn .Rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, cảm ơn các em đã tham khảo.

Nguyễn Phương Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question