image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận hình tượng người mẹ trong Người mẹ Go-rơ-ki

icon-time27/3/2024

Hình tượng người mẹ trong Người mẹ Go-rơ-ki là một người mẹ rất đáng yêu những cũng đáng kính, hết mực dịu dàng nhẹ nhàng, luôn vị tha, yêu thương gia đình, nhất là đối với đứa con trai của mình. Hãy cùng Topbee đến với bài Cảm nhận hình tượng người mẹ trong Người mẹ Go-rơ-ki để hiểu rõ hơn về tác phẩm nhé!


Dàn ý Cảm nhận hình tượng người mẹ trong Người mẹ Go-rơ-ki

Mở bài: 

Giới thiệu khái quát được về tác giả và tác phẩm. 

Nêu được suy nghĩ của bản thân về hình tượng người mẹ.

Thân bài: 

- Cảm nhận hình tượng nhân vật người mẹ được nhà văn khắc họa: 

Hoàn cảnh của người mẹ: là một người phụ nữ có số phận đáng thương, đau khổ khi mà suốt ngày phải làm lụng vất vả, luôn bị người chồng đánh đập, hành hạ khi ông ta còn sống.

Ngoại hình của người mẹ: in đậm trên mặt và thân thể đầy dấu ấn của một cuộc đời cơ cực, vất vả và nét tính cách nhẫn nhục, dịu dàng chịu đựng mọi hoàn cảnh. 

Thể hiện ra bên ngoài về lời nói, thái độ hay hành động, cư xử với con trai khi con say rượu trở về là sự dịu dàng, yêu thương con, chăm sóc cho con hết mực, chỉ dùng những lời hay lẽ phải để khuyên răn con, không hề nóng nảy hay chửi bới, trách móc con…

Nội tâm bên trong với những suy nghĩ, cảm xúc đan xen giữa sự mừng vui và lo lắng cho người con khi thấy con trai thay đổi đột ngột.

Nhà văn đã thể hiện thái độ ca ngợi, kính trọng người mẹ – đó chính là nguồn yêu thương to lớn, tạo động lực và tiếp thêm sức mạnh cho con trai trên những chặng đường đấu tranh cách mạng về sau này.

Luôn đồng hành cùng con cho dù con có như thế nào, chọn con đường nào đi nữa dù nguy hiểm…

- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật đặc sắc: 

Hình tượng nhân vật được hiện lên rõ nét qua các yếu tố như ngoại hình, lời nói, hành động, nội tâm và qua sự cảm nhận của con trai.

Kết bài: 

Bày tỏ thái độ, sự đánh giá để phù hợp với nhân vật và rút ra được ý nghĩa của văn bản.


Cảm nhận hình tượng người mẹ trong Người mẹ Go-rơ-ki

Trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Gorki ông đã sáng tác ra rất nhiều tác phẩm nhưng cuốn tiểu thuyết “Người Mẹ” đã chiếm một vị trí quan trọng nhất. Vì đó là tác phẩm đầu tiên của phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, đánh dấu bước ngoặt cǎn bản trên con đường phát triển của nền vǎn học nghệ thuật thế giới. “Người mẹ” đã vẽ ra trước mắt bạn đọc về một bức tranh rộng lớn của xã hội Nga những nǎm đầu thế kỷ XX với cái quá khứ nặng nề, âm u trong đời sống của vợ chồng các công nhân Mi-khai-in cho thấy hiện tại đấu tranh gian khổ và anh dũng của mẹ con anh công nhân Paven. Cuốn tiểu thuyết còn thấm nhuần sâu sắc về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy nên mà khi “Người mẹ” đã kết thúc bằng cảnh Người mẹ bị bắt thì truyện vẫn làm cho người đọc tin tưởng, lạc quan ở tương lai tươi sáng phía sau. 

Cảm nhận hình tượng người mẹ trong Người mẹ Go-rơ-ki

Tác phẩm nói về bà Nilopna - người mẹ của một công nhân Nga có tên Paven Vlaxop. Ở cái tuổi đã lớn của cuộc đời, đáng lẽ thì người mẹ phải được hưởng hạnh phúc và hiếu thảo chăm lo từ người con trai duy nhất của mình. Với tư cách là người mẹ bà chỉ mong muốn ở Paven là anh có một cuộc đời yên ổn bình thường như người khác, cưới vợ và sinh con. Người mẹ có số phận đáng thương, đau khổ khi mà suốt ngày phải làm lụng vất vả, luôn bị người chồng đánh đập, hành hạ khi ông ta còn sống. Ngoại hình trên mặt và thân thể đầy dấu ấn của một cuộc đời cơ cực, vất vả và nét tính cách nhẫn nhục, dịu dàng chịu đựng mọi hoàn cảnh. Thể hiện ra bên ngoài về lời nói, thái độ hay hành động, cư xử với con trai khi con say rượu trở về là sự dịu dàng “Con lâm vào cảnh rượu chè… thì làm sao còn nuôi nổi mẹ?”, yêu thương con, chăm sóc cho con hết mực. Chỉ dùng những lời hay lẽ phải để khuyên răn con “Con thì con không nên uống! Bố con trước kia đã uống luôn cả cho phần con rồi, đã làm khổ khá nhiều rồi… Con cũng phải biết thương mẹ với chứ…”, không hề nóng nảy hay chửi bới, trách móc con, nhẹ nhàng khuyên nhủ và mong con thay đổi bản thân để hướng đến con đường tốt. Nội tâm bên trong với những suy nghĩ, cảm xúc đan xen giữa sự mừng vui và lo lắng cho người con khi thấy con trai thay đổi đột ngột. Và cho dù người con có thế nào đi nữa thì vẫn sẽ có người mẹ bên cạnh ủng hộ mọi bước đi của con. 

Hình tượng nhân vật người mẹ được hiện lên rõ nét qua các yếu tố như ngoại hình, lời nói, hành động, nội tâm và qua sự cảm nhận của người con trai trong tác phẩm. Ta thấy một người mẹ rất đáng yêu những cũng đáng kính dù vất vả, khổ cực, nhưng luôn nhẫn nhục chịu đựng bị chồng đánh và hết mực dịu dàng nhẹ nhàng, luôn vị tha, yêu thương gia đình, nhất là đối với đứa con trai của mình, người mẹ luôn đồng hành bên con trên mọi nẻo đường không hề trùng bước. Tình mẹ vẫn luôn bao la, vĩ đại như thế luôn dành cho con cái điều hoàn thiện nhất.

Mai Hồng Nhung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question