image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận khổ thơ 1+ 2 bài thơ Viếng Lăng Bác

icon-time8/2/2023

Sau nhiều tháng ngày mong mỏi, năm 1976 Viễn Phương đã cùng đoàn cán bộ miền Nam ra viếng thăm lăng Bác ngoài Hà Nội. Trong không khí lịch sử tâm trạng và xúc động ấy, nhà thơ đã sác tác bài thơ để tưởng nhớ về những công lao to lớn của Người. Đặc biệt qua bài văn mẫu Cảm nhận khổ thơ 1 + 2 bài thơ Viếng Lăng Bác càng thể hiện rõ niềm tự hào cùng tâm trạng nghẹn ngào, xúc động của tác giả khi đứng trước lăng Bác.


Dàn ý Cảm nhận khổ thơ 1 + 2 bài thơ Viếng Lăng Bác

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả tác phẩm

II. Thân bài

- Khổ 1: Lời tâm sự của người con nơi mảnh đất miền Nam xa xôi, sau bao ngày mong ngón cuối cũng cúng đã được ra thăm Bác.

- Khổ 2: Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ và tình cảm của em sau khi học xong bài thơ

Dàn ý Cảm nhận khổ thơ 1 + 2 bài thơ Viếng Lăng Bác

Cảm nhận khổ thơ 1 + 2 bài thơ Viếng Lăng Bác

Sau nhiều tháng ngày mong mỏi, năm 1976 Viễn Phương đã cùng đoàn cán bộ miền Nam ra viếng thăm lăng Bác ngoài Hà Nội. Trong không khí lịch sử tâm trạng và xúc động ấy, nhà thơ đã sác tác bài thơ như để tưởng nhớ về những công lao to lớn của Bác Hồ. Đặc biệt khổ thơ 1 và 2 đã thể hiện rõ nét tâm trạng nghẹn ngào, xúc động của tác giả khi đứng trước lăng Bác. 

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng” 

Chỉ với một câu thơ ngắn gọn, nhà thơ đã thể hiện tấm chân tình không chỉ của bản thân mà còn là của hàng triệu người con nơi mảnh đất miền Nam xa xôi. 

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” 

      Một tiếng “con” vang lên thật ấm áp, thân mật, gần gũi, thể hiện lòng kính yêu vô bờ bến của nhà thơ Viễn Phương đối với Bác. “Con ở miền Nam” lời thơ vừa chứa đựng một nỗi xót xa vừa bộc lộ niềm tự hào to lớn. Đặc biệt trong câu thơ này, tác giả đã khéo léo sử dùng biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh. Ông dùng từ “thăm” chứ không phải là “viếng”, qua đó đã làm giảm đi nỗi đau thương mất mát, đồng thời gợi nên cảm giác gần gũi, thân quen, tác giả ra Bắc như là để trở về thăm nơi nghỉ ngơi của Người cha già kính yêu. Đây không chỉ là một cuộc viếng thăm, mà còn là sự trở lại của người con miền Nam xa xôi để hội ngộ để gặp gỡ cho thỏa lòng ước mong bấy lâu. Chính từ “thăm” tinh tế và dung dị ấy khiến người đọc không còn cảm giác xa cách nữa.

Cảm nhận khổ thơ 1 + 2 bài thơ Viếng Lăng Bác

      Khi đứng bên ngoài, hình ảnh những hàng tre xanh bát bao quanh lăng bát ngát đã gây ấn tượng rất mạnh mẽ cho nhà thơ. Hình ảnh ấy đã được nhà thơ ghi lại và hình tượng hoá, làm nó trở nên kì vĩ lạ thường:

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

      Tre là loài cây rất thân thuộc, gần gũi ở thường xuất hiện trên quê hương Việt Nam, đây là loại cây có sức sống bền bỉ, kiên cường, từ thời xa xưa nó đã trở thành biểu tượng tiêu biểu cho dân tộc Việt nam – những con người mạnh mẽ, anh dũng, không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù, dẫu cho điều kiện sống có gian nan, vất vả, khó khăn, khắc nghiệt đến nhường nào. Rễ tre ăn sâu bám chắc chắn vào trong lòng đất, “dẫu có bão táp mưa sa” nó vẫn “đứng thẳng hàng” đây chính là hình ảnh những người con đất Việt dẻo dai, đoàn kết, cùng ý chí kiến cường, bất khuất, cho dù phải đối mặt với mọi kẻ thù hung bao thì tinh thần chiến đấy vẫn không hề lung lay 

      Nếu như khổ đầu, Viễn Phương đã gợi ra những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt kiên cường bất khuất qua hình ảnh hàng tre xanh ngát, thì sang tới khổ thứ hai nhà thơ đã thể hiện niềm xúc cảm của mình khi được vào viếng thăm lăng Bác. Khi ngẩng đầu ngước nhìn lên bầu trời trong xanh ấy, ánh mặt trời đi qua chiếu những tia nắng chói lọi đã làm cho nhà thơ liên tưởng đến Người cha già vĩ đại:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân… "

     Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Viễn Phương đã ví Bác Hồ với mặt trời, qua đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, vừa nhấn mạnh được tư tưởng sáng ngời đồng thời thể hiện tấm lòng kính yêu Bác của nhà thơ nói riêng và toàn thể đồng bào Việt Nam nói chung. Bác Hồ- Người luôn soi đường chỉ lối dẫn dắt nhân dân ta chiến đấu anh dũng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà. 

      Hình ảnh dòng người tiến vào vào thăm lăng Bác cũng được nhà thơ miêu tả lại một cách độc đáo:

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân… "

      Từ láy “ngày ngày” diễn tả vòng thời gian tuần hoàn một cách liên tục. Những người con từ khắp mọi miền Tổ Quốc mang theo bao nỗi niêm thương nhớ mà về đây để xếp hàng, lặng lẽ cùng nhau vào thăm Người cha già. “tràng hoa” là một hình ảnh ẩn dụ đẹp, đó là những bông hoa tươi thắm được kết thành những vòng hoa từ mọi miền đất nước, gửi về và dâng lên Bác để bày tỏ tấm lòng nhớ thương, da diết cùng sự tự hào về người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 

      Bài thơ là tấm lòng, tình cảm thương nhớ da diết cùng sự tự hào của nhà thơ Viễn Phương dành cho Bác- Người cha già vĩ đại của dân tộc ta.

Trên đây Topbee đã vừa cung cấp tới các em dàn ý và bài văn mẫu Cảm nhận khổ thơ 1 + 2 bài thơ Viếng Lăng Bác. Rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, cảm ơn các em đã tham khảo. Chúc các em học tập tốt và đạt điểm cao bộ môn Ngữ Văn.

Nguyễn Phương Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question