Cảm nhận khổ thơ sau: "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa....Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"
Qua đoạn thơ "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa....Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa", ta có thể thấy được phần nào nỗi nhớ da diết của Quang Dũng đối với người đồng đội và thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ hoang sơ nhưng cũng rất thơ mộng Để hiểu rõ hơn về đoạn thơ, mời các bạn cùng Topbee tham khảo bài viết dưới đây.
Quang Dũng quê ở Đan Phượng, Hà Tây nay là Hà Nội, ông được biết đến là một nghệ sĩ đa tài, sẵn tố chất hào hoa của người trai đất Hà thành. Tây Tiến một trong số các bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ gợi vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng được thể hiện qua thiên nhiên Tây Bắc và hình tượng người lính- đây là hai nét đặc sắc trong cảm hứng và bút pháp nghệ thuật của Tây Tiến.Với đoạn thơ trên, Quang Dũng đã gửi gắm mọi tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ da diết của mình vào Tây Tiến, nổi bật hơn hết là những kỉ niệm đẹp cùng với hình ảnh đêm hội liên hoan và buổi chiều sương (Trích thơ)
“ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Quang Dũng vốn là đội trưởng của đoàn binh Tây Tiến, đó là một đơn vị được thành lập vào đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để giải phóng và bảo vệ miền biên cương phía Tây Tổ quốc. “ Tây Tiến” được Quang Dũng viết vào cuối năm 1948, tại làng Phù Lưu Tranh khi tác giả rời đơn vị Tây Tiến đi nhận nhiệm vụ khác. Nhớ lại những kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến, tác giả đã không dấu được những nỗi nhớ thương da diết về người và cảnh nơi đây mà viết lên bài thơ tuyệt bút. .Ban đầu bài thơ có tên là “ Nhớ Tây Tiến” in trong tập “Mây dầu ô”. Về sau khi cho in lại, tác giả đổi thành “Tây Tiến” đây một nhan đề hàm súc, cô đọng
Mở đầu đoạn thơ là những hình ảnh, kỉ niệm của những đêm liên hoan văn nghệ ấm , thấm đẫm tình quân dân
"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ"
Cụm từ "bừng lên hội đuốc hoa" gọi cho ta thấy cảnh doanh trại được sáng bừng lên bởi hình ảnh đuốc, hình ảnh ánh lửa bập bùng và trong hơi ấm giữa chiến sĩ Tây Tiến và người dân nơi đây. Trong ánh sáng lung linh của lửa đuốc, trong âm thanh réo rắt của tiếng khèn, người lính Tây Tiến phải ngạc nhiên đầy tình tứ, mà thốt lên hai tiếng "kìa em", đã gợi tả đầy đủ cho độc giả thấy một cái nhìn vừa ngỡ ngàng, ngạc nhiên mà lại mê say, vui sướng của các chiến sĩ. Những cô gái nơi núi rừng miền Tây xuất hiện với những nét đẹp lạ, khoác trên mình những bộ xiêm áo lộng lẫy (“xiêm áo tự bao giờ”), vừa e thẹn, vừa tình tứ (“nàng e ấp”) trong một vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ (“man điệu”) đã đã làm đắm lòng các chiến sĩ xa nhà, giây phút này đây họ như được rũ bỏ tất cả mọi mệt mỏi để rồi hòa mình vào với giai điệu của những bản nhạc nơi rừng núi .Và mặc dù biết rằng sẽ còn tiếp tục chịu những gian truân, vất vả, có thể là phải hi sinh, nhưng người lính Tây Tiến vẫn giữ một tinh thần lạc quan yêu đời, vẫn đùa vui, vẫn múa hạt, vẫn tận hưởng trọn vẹn những giây phút hạnh phúc này. Qua đó, ta thấy được, tâm hồn vốn hào , mơ mộng của người lính nay lại được tác giả làm phong phú thêm. Điều đó đã góp phần làm tăng thêm vẻ mới lạ, độc đáo cho bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng Tây Bắc
"Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"
Ban đầu Quang Dũng dùng đại từ nhân xưng là "em" sau đó lại đổi thành "nàng" và rồi lại là "em". Qua cách sử dụng , đã gợi cho chúng ta thấy được hình ảnh “em” như một nàng tiên kiều diễm và ta như lạc vào cõi thần tiên với không khí mê say đến ngây ngất. Chính trong không khí của âm nhạc, vũ điệu ấy đã chắp cánh cho tâm hồn những người lính Tây Tiến thực sự ngất ngây trước người và cảnh. Là một người nghệ sĩ đa tài, Quang Dũng chỉ viết nhạc, mà ông còn vẽ tranh,... chính điều đó đã khiến cho ngòi bút của Quang Dũng trở nên tài hoa, sống động hơn bao giờ hết. Trong thi có nhạc, có hoạ, từng nét vẽ, từng âm thanh, từng ánh lửa bập bùng cùng tiếng nhạc dân tộc dập dìu vui tươi làm cho ta tưởng chừng như mình cũng đang được hòa vào với bữa tiệc ấy. Những hình ảnh hiện lên thật chân , âm thanh vang lên thật rộn ràng, để chính lòng ta cũng phải rạo rực mà hoà theo không khí ấy. Chỉ với bốn câu , tác giả đã khắc hoạ rõ nét chân thực và lãng mạn buổi liên hoan doanh trại nơi vùng , qua đó đã làm hiện lên tâm hồn trẻ trung, hào hoa của những người lính Tây Tiến, họ anh dũng, họ phi thường nhưng cũng có những giờ phút, những cảm xúc hết sức đời thường. Không chỉ thế, đoạn thơ còn làm nổi bật tình cảm giữa những người chiến sĩ trên chiến trường gian lao, vất vả và người dân miền Tây Bắc, một tình cảm nồng ấm, chan chứa bao tình yêu thương. Đó cũng chính là nguồn động lực to lớn, tiếp thêm sức mạnh vững chãi cho đoàn binh Tây Tiến nói riêng, và những người lính đang chiến đấu hết mình vì tổ quốc nói chung
"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có nhớ hồn lau nẻo bến bờ
Có thấy dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"
Ngoài những lúc địa hình Tây Bắc khúc khuỷnh, hoang sơ như "dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm", hay "ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống" thì thiên nhiên nơi đây cũng mang trong mình nét đẹp hoang sơ, thơ mộng đến vậy. Bốn câu thơ với những nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều. Quang Dũng không chỉ đang làm thơ, mà tác giả còn như đang vẽ nên một bức tranh thiên nhiên quá đỗi nên thơ, quyến rũ. Châu Mộc buổi chiều với làn sương giăng móc che khuất tầm nhìn gợi mở cho độc giả một không gian huyền bí. Đại từ phiếm chỉ "ấy" càng làm cho khoảng thời gian trở nên mơ hồ không xác thực, thế nhưng nó lại rất rõ ràng, rất gợi, trong ký ức của nhà thơ. Câu chữ tuy không có từ nào trực tiếp diễn tả nỗi buồn nhưng vẫn gợi cho ta những nỗi buồn không nói nên . “Có nhớ hồn lau nẻo bến bờ” Câu thơ gợi nhớ đến hình ảnh lau của Mạc Phương
"Hoa lau già trước gió đã tả tơi.
Muốn gục ngã vì nỗi niềm thương nhớ.
Yêu dấu à, có hiểu lòng nức nở.
Nặng ân tình trong những giấc mơ đêm."
Đối với Quang Dũng, “ hoa lau” không chỉ là một bông, một nhành, một bờ, mà là "hồn lau", dường như ta chẳng thể hình dung cụ thể hình ảnh “ hồn lau” ấy, mà chỉ có thể ảm nhận ở đâu đây một chuyển động nhẹ nhàng, gợi cảm, phảng phất trong đó có chút đượm buồn nhưng không xao xác, lãng quên mà chất chứa đầy nối nhớ nhung da diết của tác giả. Giữa không gian tĩnh lặng ấy, hình ảnh con thuyền độc mộc hiện lên làm cho bức tranh thiên nhiên cũng mang một vẻ trầm tĩnh. Với sự tài hoa của mình, nét bút của Quang Dũng đã nắm được mộng mơ của cảnh, cái hư ảo của hoài niệm và cái tinh tế của tình cảm qua đó nhà thơ đã thành công phác hoạ lên bức tranh thuỷ mặc nhưng không tĩnh tại mà sống động, đậm chất thơ. Không chỉ tả mà Quang Dũng đã gợi tả cả cái hồn thiêng của cảnh vật, của quê hương, xứ xở bằng những câu thơ đầy chất thơ
Bằng tài năng trong việc sử dụng các biện pháp tu từ, Quang Dũng đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên miền sơn cước tuy hiểm trở ngập nghềnh như vẫn mang trong mình nét thơ mộng, cuộc sống sinh hoạt của người dân đầm ấm ,chứa chan yêu thương. Cũng chính đoạn thơ đã thể hiện rõ nét nhất cảm hứng lãng mạn, tâm hồn hào hoa của nhà thơ "xứ Đoài mây trắng". Đoạn thơ đã góp một phần không nhỏ vào thành công của tác phẩm, để diễn tả đầy đủ nhất nỗi nhớ của tác giả về những người đồng đôi, người và cảnh nới miền tây. Tác phẩm đã trở thành một bông hoa mãi tươi xanh trong dòng chảy của thời gian.
Bài thơ nhớ lại như một kỉ niệm đẹp của thời kháng chiến, gợi lên nỗi nhớ da diết và niềm tự hào về đồng đội thân yêu - những chiến sĩ hào hoa, dũng , anh dũng chiến đấu để giành về độc lập tự do cho đất nước. Bài thơ như là tiếng tiếng thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn của một thời đại anh hùng rực lửa, không thể nào quên. Qua đó đã thành công khắc họa bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp thơ mộng của Tây Bắc và những dấu ấn vui tươi của một thời chiến đấu bên đồng đội. Cảm hứng lãng mạn đã làm nên vẻ đẹp riêng và giá trị bền vững của bài thơ Tây Tiến, một vẻ đẹp của một thời hoa lửa hào hùng một đi không trở lại.
---------------------------------
Sau khi thưởng thức tác phẩm “ Tây Tiến", phần nào độc giả cũng đã thấy được tài năng trong việc sử dụng các búp phát tu từ của tác giả. Qua đó ta càng hiểu thêm được nối nhớ da diết mà tác giả giành cho đồng đội và thiên nhiên miền Tây sơn cươc. Trên đây là dàn ý và bài văn mẫu Cảm nhận khổ thơ sau: "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa....Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa" do Topbee biên soạn, rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, cảm ơn các em đã tham khảo.