image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận tình cha con Cha lại dắt con đi trên cát mịn

icon-time6/9/2023

Cha, người đàn ông vĩ đại trong cuộc đời của tôi, người đã định hình và ảnh hưởng đến tôi từ những khoảnh khắc đầu tiên. Qua bài cảm nhận tình cha trong đoạn thơ Cha lại dắt con đi trên cát mịn…(đến) Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con

Đề bài

Cảm nhận tình cha con trong đoạn thơ:

Cha lại dắt con đi trên cát mịn,

Ánh nắng chảy đầy vai

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời

Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:

Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi!

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con

Cảm nhận tình cha con Cha lại dắt con đi trên cát mịn…

‘’Khi con tát cạn Biển Đông
Thì con mới hiểu tấm lòng của cha’’

Thật vậy, chẳng có một thước đo giá trị nào có thể đo được tình cảm cha con. Tuy không được nhắc đến nhiều trong thơ văn, trong cuộc sống, thế nhưng, tình cha con cũng là một thứ tình cảm mà chẳng ngôn từ nào có thể diễn tả được. Và nhà thơ Hoàng Trung Đông, người đã thả hồn vào những áng thơ tuyệt đẹp đã nói về tình cảm cha con thắm thiết, nghĩa tình. Đoạn thơ làm nên tên tuổi nhà thơ Hoàng Trung Đông phải kể đến:

Cha lại dắt con đi trên cát mịn,

Ánh nắng chảy đầy vai
                                      .......
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh người cha và đứa con đang bước đi trên cát. Khung cảnh bờ biển sau một đêm mưa rả rích hiện ra tràn đầy sức sống. Ánh mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ, nước biển trong xanh và cát thì mịn màng. 

Cha lại dắt con đi trên cát mịn 

Ánh nắng chảy đầy vai

Chỉ với hai câu thơ ngắn gọn người đọc đã có thể cảm nhận được tình cha con ấm áp và vô cùng nghĩa tình này. Cha chính là người dẫn đường, từng bước tạo điều kiện và cổ vũ, chắp cánh cho ước mơ của con. Cha sẽ giúp chúng ta đi đúng con đường của mình giữa hàng trăm con đường ở cuộc đời bộn bề sóng gió này. Người mà luôn thầm lặng dõi theo chúng ta trên mọi nẻo đường. Rồi khi vấp ngã, cha sẽ nâng ta dậy, dạy ta những bài học quý, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Cha cũng là người đồng hành cùng con thực hiện ước mơ, giống như hiện tại cha cùng con bước đi trên cát trong bình minh. Từng bước đi của con đều luôn có cha đồng hành.

Câu thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” gợi cho người đọc cảm thấy ánh nắng tràn ngập khắp mọi nơi đây, khiến ánh nắng hiện lên sống động hơn. Ta thấy được hình ảnh ánh nắng hiện lên hữu hình, nó như một chất lỏng thành dòng, thành giọt trên vai người cha, bao trùm lên đôi vai hao gầy mà tần tảo của người cha khiến hình tượng người cha thiêng liêng vô cùng. Qua đó giúp người đọc hình dung được khung cảnh đẹp đẽ khi cha con dắt nhau đi xem những cánh buồm trên biển vào một buổi chiều đầy nắng. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ ấn dụ giúp câu thơ trở nên tinh tế, sinh động vô cùng. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cảnh sắc thiên thiên tuyệt đẹp lạ thường. Đồng thời thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả với tình cảm yêu thương gắn bó nghĩa tình với quê hương đất nước.

Tiếp theo, hiện ra trước mắt người đọc là hình ảnh hai cha con thủ thỉ chuyện trò về những mục đích và dự định của người con về tương lai sắp tới và những điều đó sẽ có người bố luôn cạnh bên cổ vũ và đồng hành:

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời

Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:

Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi!’

Nếu như từ  "đi" trong câu "Cha lại dắt con đi trên cát mịn" là nghĩa gốc nói về hành động của chân đang di chuyển thì tới câu thơ này nhà thơ Hoàng Trung Đông đã thành công khi khắc họa từ ‘’ đi ‘’với ý nghĩa khác với câu thơ: "Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé".Từ ‘’mượn’’ cho thấy người con đã sẵn sàng trên hành trình tìm kiếm những chân trời mới và luôn hướng đến tương lai con sẽ là người cầm lái chiếc thuyền ra khơi để vươn tới chân trời tri thức, gặt hái những thành công trong cuộc đời và trong tương lai. Ba từ ‘’ Để con đi’’ tuy ngắn gọn nhưng rất hay và giàu ý nghĩa. Với nghĩa chuyển, nhà thơ đã cho ta thấy được hình ảnh người con giờ đây đã trưởng thành, chủ động tìm ra những chân trời mới cũng là lúc có sự xa cách của người cha với người con. Giờ đây con đã sẵn sàng đi một mình để tìm kiếm những điều tốt đẹp mà cuộc sống hướng tới, dám vất vả, chịu khó để vượt qua mọi giông tố của cuộc đời mà không cần người cha phải chỉ dẫn. Người cha bây giờ chỉ có thể là người ở bên âm thầm cổ vũ, động viên cho con và chứng kiến những ngày tháng người con trưởng thành. Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến khát vọng của con cũng chính là khát vọng của cha từ những ngày thơ ấu hôm nay người con đã có thể giúp khát vọng của cha trở thành hiện thực. Một khổ thơ khép lại chứa đựng biết bao cảm xúc của người viết, ông viết thơ mà như viết chính tâm trạng của người con đối với cha của mình.

Khổ thơ thứ hai nói về ước mơ của người cha qua những ước mơ của con 

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con

Bốn câu thơ là lời tâm sự của cha với con. Có thể trước đây người cha cũng từng có ước mơ được sống và gắn bó với biển cả. Khi gặp ước mơ bây giờ của con, người cha bỗng nhiên như tìm lại được mình ngày xưa rồi  tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Một ước mơ được sống trở về biển cả để cống hiến cho cuộc sống ngày càng trở nên tươi đẹp. Đồng thời qua đây ta thấy được tấm lòng của tác giả dành cho quê hương, ông cũng giống như bao nhà thơ khác luôn lấy quê hương để nói lên tiếng lòng của mình. Có câu văn tôi từng nghe:’’ Đối với tôi, biển như một con người – như một đứa trẻ tôi quen biết từ lâu. Nghe thật điên rồ, tôi biết, nhưng khi tôi bơi trên biển, tôi nói chuyện với biển. Tôi chưa từng cảm thấy cô đơn khi tôi ở đó’’. Tấm lòng của người con miền biển hẳn không thể nào đong đếm nổi, biển cho ta thức ăn, cho ta tiền bạc là một phần máu thịt của Tổ quốc. Tình yêu ấy nở hoa và trỗi dậy mạnh mẽ theo tiếng gọi của những con sóng biển, được tác giả nâng niu trên những áng thơ tuyệt đẹp của mình. Cánh buồm là một phương tiện chắp cánh cho con người bay xa trong chân trời rộng mở bao la như biển cả. Nhà thơ  đã “thổi” cho “cánh buồm” một phần nào đó hơi gió của  cuộc sống mà mai sau chúng sẽ càng phổng vượt xa trong chân trời mới đang mở rộng. 

Đoạn thơ khép lại với biết bao cảm xúc đã ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn. Có thể nói, nhà thơ muốn gieo vào lòng ta một khát vọng mới với những điều tốt đẹp hơn đang mở ra trước mắt ta. Để đạt được điều đó đòi hỏi con người phải không ngừng nỗ lực, chinh phục những ước mơ như cái cách mà cậu bé trong đoạn thơ mà nhà thơ muốn gửi gắm.

Trần Thùy Dương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question