image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận về bài thơ Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai

icon-time7/9/2023

Mẹ là cảm hứng bất tận trong thơ ca, cuộc sống mà không có mẹ thì thật buồn bã và chán nản biết bao nhiêu. Mẹ như một ánh sao rực rỡ soi đường dẫn lối cho con, tiêu biểu trong những bài thơ về mẹ, ta nhớ đến bài thơ Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai. Sau đây, mời các em tìm hiểu bài viết cảm nhận của em về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai.


Dàn ý cảm nhận về bài thơ Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai

Cảm nhận về bài thơ Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai - ảnh 1

a. Mở bài: 

  • Giới thiệu về bài thơ mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai
  • Giới thiệu khái quát về nhà thơ Đỗ Trung Lai

b. Thân bài:

  • Phân tích hình ảnh người mẹ khi được so sánh với cây cau, những hình ảnh đối lập giữa cây cau và mẹ để có thể thấy rõ được rằng mẹ đang già đi theo năm tháng, sức lực của mẹ đã dần yếu đi vì những ngày chăm lo cho con của mình lớn lên thành người.
  • Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ của mình, đó là những tình cảm trân trọng, xót xa, buồn bã, đau lòng khi nhìn mẹ ngày một già đi trước mắt mình.

c. Kết bài:

  • Khẳng định lại những tâm tư, tình cảm của chính tác giả.
  • Rút ra thông điệp mà tác giả muốn truyền tải sau khi đọc xong tác phẩm.

Cảm nhận về bài thơ Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai

“Lòng mẹ bao la như biển thái bình”, từ xưa đến nay hình ảnh người mẹ trở thành niềm cảm hứng bất tận trong văn chương và thi ca. Bởi lẽ, mẹ là một người phụ nữ vô cùng quan trọng, vô cùng gắn bó và quan trọng đối với mỗi con người. Viết về đề tài người mẹ, ta nhớ đến bài thơ Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai, bài thơ Mẹ được trích từ tập thơ Đêm sông Cầu, tác giả viết nên bài thơ để bày tỏ nỗi buồn bã và xót xa của mình đối với người mẹ tuổi tác ngày một lớn dần của mình. Đỗ Trung Lai là một nhà thơ tài ba với vô số các tác phẩm tiêu biểu, ngoài ra ông còn là một nhà báo.

Bài thơ Mẹ là một bài thơ xuất sắc viết về hình ảnh người mẹ, mở đầu bài thơ tác giả đã so sánh người mẹ với cây cau: 

Lưng mẹ còng rồi

Cau thì vẫn thẳng

Cau – ngọn xanh rờn

Mẹ - đầu bạc trắng

Cau ngày càng cao

Mẹ ngày một thấp

Cau gần với giời

Mẹ thì gần đất!”

Cảm nhận về bài thơ Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai - ảnh 2

Tác giả đã miêu tả sự đối lập của mẹ mình với hàng cây cau, Đỗ Trung Lai đã sử dụng hàng loạt các từ đối “còng – thẳng”, “xanh rờn – bạc trắng”, “cao – thấp”, “gần với giời- gần đất” để cho thấy được sự tương phản giữa người mẹ và hàng cau. Trong khi cây cau vẫn còn trẻ, tươi xanh mơn mởn, hiên ngang ngẩng cao đầu, đem những ngọn cây của mình vươn cao mà chạm đến bầu trời xanh trong ngắt thì người mẹ đã đến tuổi xế chiều, mẹ đã già đi tự lúc nào. Giờ đây, lưng của mẹ còng xuống, đầu tóc mẹ bạc trắng, câu nói “Mẹ thì gần đất” chính là mẹ đã lớn tuổi rồi, sức khoẻ cũng không còn dẻo dai như xưa, những ngày tháng của mẹ cũng không còn nhiều nữa.

Sau đó, nhà thơ không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hình ảnh người mẹ ngày một già đi mà còn đi sâu vào những tình cảm đặc biệt, những nỗi niềm xót xa và buồn bã mà mình dành cho mẹ qua những câu thơ:

Ngày con còn bé

Cau mẹ bổ tư

Giờ cau bổ tám

Mẹ còn ngại to

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay 

Không cầm được lệ

Ngẩng hỏi giời vậy

-Sao mẹ ta già?

Không một lời đáp

Mây bay về xa”.

Hình ảnh so sánh “mẹ” như một “miếng cau khổ” đã diễn tả rõ nhất sự khô gầy, héo úa, mệt mỏi của mẹ sau những năm tháng dài đằng đẵng cực khổ và vất vả nuôi con. Động từ “nâng” và “cầm” đã thể hiện thái độ trân trọng, nâng niu, tình cảm sâu nặng và yêu thương mà người con dành cho mẹ của mình, nhìn hình ảnh mẹ như vậy mà người con không thể ngăn bản thân mình rơi những giọt nước mắt.

Một câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già” khép lại toàn bộ bài thơ, một câu hỏi khắc khoải mà tác giả tự hỏi chính mình, không một ai đáp lại câu hỏi ấy. Hình ảnh “mây bay bề xa” giống như tóc của mẹ ngày càng thêm bạc, gợi lên nỗi niềm tha thiết, buồn bã vì những năm tháng đã qua.

Bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai xứng đáng là một bài thơ hay nhất viết về đề tài người mẹ, sau khi đọc bài thơ bạn đọc càng yêu thêm mẹ của mình và sẽ cố gắng dành thời gian để ở bên và chăm sóc cho mẹ của mình.

-----------------------------

Trên đây là bài viết cảm nhận bài thơ Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn văn!

Phạm Liên
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question