image hoi dap
image hoi dap

Cảm nhận về hình tượng người lái đò trong đoạn trích "Còn một trùng vây thứ ba nữa... Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo"

icon-time6/5/2024

Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò trong đoạn trích sau “Còn một trùng vây thứ ba nữa...Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo”. Từ đó bình luận ngắn gọn về suy nghĩ, tình cảm của nhà văn Nguyễn Tuân đối với con người lao động Việt Nam trong tùy bút Người lái đò sông Đà.

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò trong đoạn trích sau:

Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác. Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh. Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với Sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ... Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo.

(Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.189, 190)

Từ đó bình luận ngắn gọn về suy nghĩ, tình cảm của nhà văn Nguyễn Tuân đối với con người lao động Việt Nam trong tùy bút Người lái đò sông Đà.

Bài làm

1. Mở bài

- Đặt vấn đề: "Người lái đò sông Đà” nằm trong tập "Tùy bút sông Đà" của nhà văn Nguyễn Tuân ra đời năm 1960.

=> Là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, trong đó hình ảnh ông lái đò được nhà văn xây dựng mang vẻ đẹp của sự bản lĩnh, mưu lược và cũng đậm chất tài hoa thông qua đoạn trích sau (trích lược đoạn trích).

2. Thân bài

- Phân tích vẻ đẹp bản lĩnh, mưu lược và đầy quyết đoán của ông lái đò.

+  Đó là hình ảnh ông lái đò một mình vượt qua dòng thác nước=> Từ đó bộc lộ phẩm chất của mình.

+ Sông Đà bày thạch trận trên sông "Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả"

=> Người lái đò tỉnh táo, nhanh nhẹn, quyết đoán khi "Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó", "thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước" nhằm điều khiển con thuyền qua vượt qua trùng vây thứ ba.

Cảm nhận về hình tượng người lái đò trong đoạn trích "Còn một trùng vây thứ ba nữa... Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo"

- Sử dụng biện pháp nghệ thuật: Có sự quan sát, miêu tả tinh tế;  động từ mạnh "Vút”, “xuyên”, “phóng”, “chọc”…; phép so sánh "thuyền như một mũi tên" .

=> Tốc độ lái thuyền nhanh mạnh nhưng người lái đò vẫn vững vàng tay chèo.

=> Như một người viên tướng dũng cảm, tả xung hữu đột, người lao động chân điều khiển công việc quen thuộc đến trình độ siêu phàm.

- Vẻ đẹp tài hoa, đầy tính nghệ sĩ thể hiện qua:

+ Các chi tiết: "Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ", "Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua ", "Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với Sông Đà", "ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác"...

=> Dù đương đầu với hiểm nguy mỗi ngày nhưng lại xem như chuyện "thường nhật" cho thấy sự khiêm tốn với thành quả lao động của mình.

+ Các chi tiết “Đốt lửa trong hang đá", "nướng ống cơm lam", "bàn tán về cá anh vũ"...

=> Niềm lạc quan, hồn nhiên của những người lái đò, người lao động luôn lạc quan, tận hưởng những thú vui của cuộc đời.

- Bàn về suy nghĩ, tình cảm của nhà văn Nguyễn Tuân đối với con người lao động Việt Nam:

+ Giữa cái cuộc sống độc dự và nham hiểm, giữa cạm bẫy và sự sống man dại, người lao động vẫn đủ trí tuệ để vượt lên.

+ Bày tỏ niềm tự hào, ngợi ca những con người bình thường, công việc bình thường luôn âm thấm đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng đất nước.

=> Qua hình tượng người lái đò sông Đà cho thấy, tài hoa không chỉ ở lĩnh vực nghệ thuật mà ngay trong đời sống lao động thường nhật. Phẩm chất anh hùng và chất nghệ sĩ thể hiện ngay ở cách họ đối mặt với khó khăn trong công việc hàng ngày.

3. Kết bài

Người lái đò là hình ảnh về một người lao động mới mang vẻ đẹp khác thường. Thông qua hình tượng, nhà văn thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào, ngợi ca sự vĩ đại của người lao động Tây Bắc và người lao động Việt nam nói chung.

Hoàng Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question