Cảm thụ văn học bài Chú đi tuần
image hoi dap
image hoi dap

Cảm thụ văn học bài Chú đi tuần

icon-time3/6/2023

Bài thơ “Chú đi tuần” của nhà thơ Trần Ngọc được sáng tác vào đầu năm 1956, ban đầu có tiêu đề là “Đêm nay đi tuần” . Về sau khi được in trong sách giáo khoa thì đổi tên thành “Chú đi tuần”. Bài thơ đã khắc hoạ thành công hình ảnh người lính đi tuần trong đêm để bảo vệ giấc ngủ cho các cháu nhỏ, cũng là vì sự bình yên của dân tộc. Để hiểu hơn về vẻ đẹp và giá trị của tác phẩm các em hãy cùng Cảm thụ văn học bài Chú đi tuần nhé.


Cảm thụ văn học bài Chú đi tuần - Mẫu 1.

 Cảm thụ văn học bài Chú đi tuần

     Bài thơ Chú đi tuần được sáng tác theo thể thơ tự do. Bài thơ có ba khổ và được triển khai chủ yếu theo mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người lính đang đi tuần trong đêm. Trên con đường đêm đông lạnh buốt, anh lặng lẽ với công việc của mình để mang đến giấc ngủ ngon lành cho các cháu thiếu nhi cũng là cho nhân dân, đất nước. Ấn tượng nhất với em trong bài thơ là hình ảnh của các chú đi tuần:

Trong đêm khuya vắng vẻ,

Chú đi tuần đêm nay,

Nép mình dưới bóng hàng cây,

Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!

- Rét thì mặc rét, cháu ơi!

Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.

Trời càng về khuya thì càng lạnh nhất là đêm đông miền Bắc cái lạnh như buốt thấu xương, ngấm vào da thịt. Giữa đêm đông vắng vẻ chú đi tuần trong đêm lạnh giá, đôi bàn tay chú buốt cóng vì sương gió nhưng không một tiếng thở than, rét thì mặc rét cháu ơi. Vì chú có một mục tiêu, lý tưởng kiên định “chú đi giữ ấm mãi nơi cháu nằm” Hình ảnh tương phản giữa trời đông rét buốt và tinh thần thép kiên cường, mạnh mẽ của người lính cho thấy vẻ đẹp và phẩm chất đáng tự hào của họ. Người lính luôn đặt trách nhiệm bảo vệ sự bình yên cho nhân dân là mục tiêu và lý tưởng sống của mình.


Cảm thụ văn học bài Chú đi tuần - Mẫu 2.

 Cảm thụ văn học bài Chú đi tuần ảnh 2

    Bài thơ Chú đi tuần của Trần Ngọc đã khắc hoạ hình ảnh tuyệt đẹp của người lính trong một lần làm nhiệm vụ. Công việc hàng ngày lặng lẽ nhưng vô cùng ý nghĩa đó là đi tuần trong đêm để mang đến giấc ngủ ngon lành cho nhân dân. Hoàn cảnh làm việc của các chú vô cùng khó khăn, vất vả. Đó là đêm đông rét mướt, đôi bàn tay chú buốt cóng vì gió lạnh. Thế nhưng vì mục tiêu và lý tưởng chiến đấu chú vẫn kiên trì, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của mình.

Mai các cháu học hành tiến bộ,

Đời đẹp tươi, khăn đỏ tung bay.

Cháu ơi! Ngủ nhé, cho say!

Chú không mong gì nhiều chỉ mong các cháu nhỏ sẽ chăm chỉ học hành, tiến bộ vượt bậc để xây dựng non sông, gấm vóc. Hãy cứ yên tâm ngủ cho thật sâu, thật ngon giấc nhé vì ngoài này đã có các chú thay nhau đứng gác, đi tuần trong đêm rồi. Hình ảnh “Đời đẹp tươi, khăn đỏ tung bay” chính là một điểm nhấn làm bừng sáng cả bài thơ, xua tan đi không khí giá lạnh trong đêm đông. Đó cũng chính là mong ước, là lý tưởng chiến đấu của người lính.Vì sự bình yên của tổ quốc để khăn quàng đỏ tung bay, vì tương lai rạng rỡ của dân tộc.

---------------------------------------------

Trên đây là Cảm thụ văn học bài Chú đi tuần. Bài thơ ngắn với hình ảnh trong sáng đã thể hiện vẻ đẹp của những người lính bộ đội cụ Hồ. Hy vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp các em có thêm tài liệu bổ ích cho việc học đạt kết quả.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question