image hoi dap
image hoi dap

Cảm xúc của em khi đọc bài Cây Dừa của Trần Đăng Khoa

icon-time11/1/2024

Bài thơ “Cây dừa” mang đến cho ta những cung bậc cảm xúc khác nhau về làng quê yên bình, cùng những hình ảnh tươi đẹp. Để tìm hiểu rõ hơn mời các em tham khảo Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ “Cây dừa” của nhà thơ Trần Đăng Khoa dưới đây nhé!

Cảm xúc của em khi đọc bài Cây Dừa của Trần Đăng Khoa (ảnh 1)

Cảm xúc của em khi đọc bài Cây Dừa của Trần Đăng Khoa

      Trần Đăng Khoa là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông được mệnh danh là “thần đồng thơ trẻ”, bắt đầu làm thơ từ rất sớm khi mới lên 4 tuổi. Lên 10 tuổi ông là một trong những tác giả hiếm hoi có xuất bản tập thơ “góc sân và khoảng trời”. Bài thơ “cây dừa” là tác phẩm hay, xuất sắc trong sự nghiệp sáng tác của ông được rút ra từ tập “góc sân và khoảng trời”. Bằng tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, Trần Đăng Khoa đã sáng tác ra bài thơ khi còn nhỏ vì vậy tác phẩm toát lên sự hồn nhiên ngây thơ, bình dị gần gũi với người dân Việt Nam. Hình ảnh cây dừa đã từ lâu đi vào thơ ca Việt Nam. Cây dừa vốn là hình ảnh quen thuộc xuất hiện nhiều ở các vùng nông thôn Việt Nam. Bởi thế nó gắn liền với tuổi thơ ấu của lũ trẻ chăn trâu. Mỗi chi tiết trong tác phẩm đều được Trần Đăng Khoa tô vẽ, khắc họa bằng những ngôn từ đắt giá và đặc sắc. Qua tác phẩm cây dừa, với lối ngôn ngữ hồn nhiên tươi vui hình ảnh cây dừa hiện lên như tâm hồn của những con người Việt Nam với những nét đẹp phẩm chất cao quý. Đó là tấm lòng nồng nàn yêu nước, dũng cảm, lương thiện, chịu thương, chịu khó. Hình ảnh cây dừa gợi những kỷ niệm về tuổi thơ hồn nhiên cùng đám bạn chăn trâu, thả diều trên cánh đồng quê hương. Gợi trong lòng ta biết bao kỉ niệm về một thời thơ ấu, là một món quà tinh thần quý giá mà Trần Đăng Khoa muốn gửi gắm. Những rặng dừa che chở bao bọc mang lại sự yên bình cho làng quê yêu dấu đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong văn học nói riêng và trong đời sống người dân Việt Nam nói chung. Khơi gợi trong ta ý thức bảo vệ giữ gìn những gì tốt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng. Bài thơ là một minh chứng cho thấy năng lực quan sát hết sức nhạy bén, cùng những cảm nhận tinh tế bằng mọi giác quan giúp ta mở rộng vốn phong phú tâm hồn, luôn yêu mến quê hương và đất nước của mình hơn nữa.

Cảm xúc của em khi đọc bài Cây Dừa của Trần Đăng Khoa (ảnh 2)

Cảm xúc của em khi đọc bài Cây Dừa của Trần Đăng Khoa

      Trần Đăng Khoa đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam nói chung và nền văn học thiếu nhi nói riêng nhiều bài thơ độc đáo, có giá trị. Những tác phẩm của ông thường viết về đề tài thiên nhiên với những cảm nhận ấm áp tình người, tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc. Bài “cây dừa” được rút ra từ tập “góc sân và khoảng trời”, được sáng tác khi Trần Đăng Khoa còn nhỏ. Vì vậy lời thơ hiện lên rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh và gần gũi, mang đến cho ta những cảm xúc chân thực. Cây dưới hiện lên với vẻ đẹp của người lao động: lam lũ, dầm mưa dãi nắng nhưng vẫn rất khỏe khoắn, cứng cỏi và tràn đầy sức sống. Qua đó tác giả muốn ca ngợi tâm hồn nơi những người lao động trên vùng quê Việt Nam. Bài thơ “cây dừa” được nhà thơ Trần Đăng Khoa sáng tác khi còn rất nhỏ, nhưng qua đó chúng ta thấy được sự gắn kết hòa quyện giữa vẻ đẹp nhiên và cuộc sống con người. Tác giả đã cho ta thấy cảnh đẹp của làng quê Việt Nam thanh bình, với con người giản dị cùng những phẩm chất cao quý. Dưới ngòi bút độc đáo của Trần Đăng Khoa con người hiện lên với tất cả những đức tính tốt đẹp: hào hiệp, thân thiện, hiền hậu, thích kết bạn, chăm chỉ lam lũ vất vả nhưng luôn mang trong mình sự vui tươi, lòng yêu nước nồng nàn, luôn tự hào, dũng cảm để bảo vệ quê hương. Không những vậy đọc bài thơ ta còn cảm nhận được sự liên tưởng độc đáo của cây dừa với người mẹ, mẹ hiện lên với tấm lòng vị tha, luôn che chở bảo vệ những đứa con của mình. Đọc xong bài thơ chúng ta càng cảm thấy yêu mến và tự hào về những hình ảnh bình dị nơi thôn quê. Qua đó ta càng cảm nhận sâu sắc hơn về tình yêu thương gia đình, yêu thương giữa con người với nhau, yêu quê hương yêu đất nước. Bài thơ gợi nhắc ta về trách nhiệm cần phải giữ gìn và bảo vệ quê hương đất nước, bảo về những gì tốt đẹp mà cha ông ta đã hy sinh mang lại cho chúng ta.

Hoàng Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question