image hoi dap
image hoi dap

Cảm xúc của em khi đọc bài thơ Quê hương của Nguyễn Đình Huân

icon-time17/8/2023

Thơ về quê hương thường trở thành một hộp đựng đầy những cảm xúc, chứa đựng tình cảm chân thành của người đọc. Trong số những tác phẩm ấy, bài thơ "Quê Hương" của Nguyễn Đình Huân đã tạo cho tôi một ấn tượng sâu sắc bởi sự đơn giản, ngôn từ mộc mạc mà vẫn thể hiện được tình yêu chân thành đối với quê hương.


Ý nghĩa của bài thơ "Quê Hương" của Nguyễn Đình Huân 

Bài thơ truyền tải thông điệp về sự kết nối mạnh mẽ giữa tác giả và quê hương thông qua hình ảnh mộc mạc, yên bình của miền quê. Qua từng đoạn văn, tác giả tạo nên bức tranh hình ảnh quê hương, nơi mà sự giản dị và yên bình được thể hiện một cách chân thực nhất. Từ bức tranh ấy, chúng ta cảm nhận được tình cảm chân thành và lòng thương nhớ mênh mông của tác giả dành cho quê nhà. 


Cảm xúc của em khi đọc bài thơ “Quê hương” của Nguyễn Đình Huân - Mẫu số 1

      Bài thơ "Quê Hương" của Nguyễn Đình Huân thực sự là một tác phẩm tuyệt vời về tình yêu và sự gắn kết với quê hương. Mỗi khổ thơ như là một bức tranh tượng hình đẹp về những ký ức, cảm xúc và tình cảm sâu sắc đối với ngôi làng, miền quê thanh bình. Bài thơ đã thể hiện một cách tinh tế tình yêu thương với quê hương thông qua những hình ảnh và cảm xúc sống động. Từ những tiếng ve kêu đến lời ru của bà, của mẹ, từ dòng sông, tiếng sáo diều bay bổng đến cánh cò trắng, tác giả đã khắc họa sự gần gũi và quý báu của quê hương trong lòng mỗi người. Khi đọc những dòng thơ này, người đọc như được đưa trở về thời thơ ấu, những khoảnh khắc tinh khôi và hồn nhiên nhất của cuộc sống. Bức tranh chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa cũng tạo nên hình ảnh tương phản, thể hiện sự hồi hộp, nhớ mong và tình cảm với những món ăn dân dã của quê hương. Những ký ức đáng nhớ, những giây phút chờ đợi hồn nhiên trong thời thơ ấu. Hình ảnh cánh đồng vàng, hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều đưa chúng ta trở lại với cảm giác hạnh phúc và tự do của việc thả diều vào buổi chiều nắng. Cũng là lúc chúng ta nhớ về những kỷ niệm ngọt ngào và đôi lúc thơ ngây dưới ánh mặt trời. Những dòng thơ cuối cùng đã thể hiện sự tương đồng giữa quê hương và người cha, người mẹ. Quê hương là nơi gắn kết, nuôi dưỡng và khắc ghi những giá trị đích thực trong tâm hồn. Tác giả nhắc nhở chúng ta luôn giữ mãi trong tâm khả năng tình cảm, hình ảnh và âm thanh đặc biệt của quê hương, vì đó chính là hạt giống của tình yêu và tôn trọng đối với nguồn gốc.

Cảm xúc của em khi đọc bài thơ “Quê hương” của Nguyễn Đình Huân

Cảm xúc của em khi đọc bài thơ “Quê hương” của Nguyễn Đình Huân - Mẫu số 2

      Bài thơ "Quê Hương" của Nguyễn Đình Huân khiến em cảm nhận một tình cảm thật sự mạnh mẽ và chân thành đối với quê hương. Khi đọc từng dòng thơ, em thấy mình được đưa trở về với những ký ức dường như đã bị quên lãng, nhưng lại vô cùng quý báu. Hình ảnh trong bài thơ như một tấm bức tranh sống động, mỗi chi tiết đều tạo nên một cảm xúc tươi sáng và ấm áp. Những tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng... Tất cả tạo ra một không gian thanh bình và mộc mạc, nơi mà tâm hồn em như được thả lỏng, an nhiên và hồn nhiên như thời thơ ấu. Mùi vị, âm thanh và cảm xúc trong đoạn thơ này như là một phần không thể thiếu của quá khứ, một phần ký ức đẹp và ấm áp. Câu thơ về cánh đồng vàng, hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều khiến em nhớ đến những ngày hạnh phúc và tự do thả diều, khi những lo âu và mệt mỏi thường không thể nào tiếp cận. Những dòng thơ cuối cùng gợi lên một cảm giác mãnh liệt về tình yêu và lòng biết ơn đối với quê hương. Tình cảm đó là nguồn động viên, là sự kết nối với nguồn gốc, và cũng là lời nhắc nhở để luôn giữ trong lòng mình những giá trị, hình ảnh và âm thanh đặc biệt của quê hương.


Cảm xúc của em khi đọc bài thơ “Quê hương” của Nguyễn Đình Huân - Mẫu số 3

Thơ về quê hương đất nước thường chất chứa rất nhiều những cảm xúc, chiếm được tình cảm của bạn đọc. Trong số đó, tôi ấn tượng với bài thơ “Quê hương” của Nguyễn Đình Huân bởi sự dung dị, ngôn từ mộc mạc, bộc lộ tình yêu quê hương chân thành.

Với thể thơ lục bát truyền thống có âm điệu êm đềm, tác giả Nguyễn Đình Huân đã làm sống dậy tình cảm dạt dào về quê hương qua hàng loạt kỷ niệm hồi còn thơ bé. Điều đó thể hiện rõ ngay từ những câu mở đầu:

“Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ”.

Tác giả đưa ra liên tiếp những khái niệm về quê hương thật cụ thể, và gần gũi – với cái nhìn hồn nhiên của con trẻ. Theo đó, “Quê hương là”: tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông uốn lượn, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng nổi bật trên triền đê xanh cỏ. Quê hương ngày bé sao mà gắn bó, thân thương đến thế? Đó cũng là dấu ấn kỷ niệm của hầu hết những ai đã từng sống ở chốn thôn quê, ruộng đồng.

Chưa hết, vào những buổi chợ phiên, quê hương là nỗi niềm thấp thỏm chờ mong mẹ đi chợ mua về quà bánh đa. Hay nhất trong bài là những câu:

“Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều”.

Chỉ hai câu thơ, cả một không gian rộng lớn về quê hương được mở ra sống động với bề rộng là “cánh đồng vàng” mênh mang lúa chín; chiều cao bầu trời thoảng thơm hương lúa được tái hiện.

Hình ảnh “cánh đồng vàng” vừa gợi tả màu của lúa chín vừa là ẩn dụ để chỉ giá trị to lớn, thái độ trân quý đồng đất quê hương “tấc đất tấc vàng”. Không yêu quý quê hương thì sẽ không có cách nhìn và lối viết ấy.

Trong bài thơ, ngôn từ thuần Việt dung dị,  nghệ thuật liệt kê được tác giả sử dụng thành công xuất sắc nên rất nhiều hình ảnh gợi nhớ về quê hương xuất hiện nhưng không đơn điệu, không nhàm chán. Trái lại, tác giả đã chọn lựa được những chi tiết  nghệ thuật đặc trưng chỉ vùng thôn quê mới có như: tiếng gà gáy lúc bình minh, cánh đồng lúa chín, dáng mẹ áo nâu liêu xiêu đi về trong bóng chiều chạng vạng.

Chưa hết, quê hương còn là những cơn mưa, hàng dừa soi bóng ven sông nước… Tất cả đều gắn bó thân thương vô cùng.

Khép lại bài thơ là hai câu: “Quê hương ta đó là nơi/ Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về” vừa để khẳng định tình cảm sắt son vừa như nhắn gửi tha thiết tới mỗi chúng ta hãy luôn nhớ về quê hương.

Bài thơ ngôn từ đôi chỗ còn mộc mạc nhưng thể hiện rõ tình yêu quê hương của chủ thể trữ tình. Tình yêu quê chính là động lực, là bệ phóng để mỗi người người chúng ta được chắp cánh để bay cao, bay xa vào bầu trời cuộc sống.


Cảm xúc của em khi đọc bài thơ “Quê hương” của Nguyễn Đình Huân - Mẫu số 4

Sau khi đọc bài thơ Quê Hương của tác giả Nguyễn Đình Huân em cảm thấy bài thơ rất hay, rất cảm xúc. Tác phẩm nói về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của ta, ở bài thơ này tác giả còn bày tỏ lòng yêu quê hương sâu sắc qua 4 câu thơ đầu tiên.

Quê hương ở bài thơ này thật gần gũi đối với mỗi người, nào là tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng,… khi ta đọc được những dòng thơ này ký ức như ùa về gợi lên cảm giác dễ chịu, an toàn và hồn nhiên như một đứa trẻ.

Ở khổ thơ “Quê hương là phiên chợ quê. Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa.” Quê hương ở khổ thơ này như những xúc mong chờ, hồi hộp để đợi mẹ mang về bánh đa thơm lừng.

Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

Khi đọc đến câu thơ này em lại nghĩ đến những buổi chiều thả diều rồi ngã vào đống bùn về nhà thì bị mẹ mắng cho một trận vì cái tội làm bẩn quần áo. Ở câu thơ này tác giả muốn nói rằng Quê hương là bầu trời, cánh diều chứa đựng cả tuổi thơ của ta.

Quê hương ta đó là nơ
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về

Ở câu thơ này tác giả muốn nói rằng Quê hương như cha như mẹ, vì vậy đừng bao giờ quên những cảm xúc, những hình ảnh, những âm thanh ở quê hương. Quê hương nuôi dưỡng ta nên người, nếu quên thì sẽ không bao giờ có thể trưởng thành, không bao giờ có thể trở thành một người tốt. Hãy yêu quê hương như yêu chính cha mẹ ta!


Cảm xúc của em khi đọc bài thơ “Quê hương” của Nguyễn Đình Huân - Mẫu số 5

Tình quê chân thật, bình dị, tinh tế giúp Nguyễn Đình Huân ghi được đôi nét cảnh sắc rất chân tình, cảnh sinh hoạt chốn làng quê yêu dấu. Đây là bài thơ về chủ đề quê hương – một trong những bài thơ thành công nhất của thơ Nguyễn Đình Huân. Nhan đề “quê hương” có phần chung chung, dễ gây nhầm lẫn với các tác phẩm khác như “quê hương” của Tế Hanh hay “Quê nhà” của Đỗ Trung Nam. Vậy điều khác biệt của Nguyễn Đình Huân là gì so với các nhà thơ khác, hãy cùng phân tích ngay sau đây:

Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Mở đầu bài thơ, không cần lời tựa đề, tác giả liền dẫn người đọc vào việc lý giải “quê hương là gì?”. Một đặc trưng ở các miền quê Việt Nam vào ngày hè không thể không nhắc đến tiếng ve kêu. Dòng sông êm ả trôi, cuốn theo cả góc trời tuổi thơ.

Quê hương ngày ấy như mơ

Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu

Quê hương là tiếng sáo diều

Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về

Tác giả lần lượt miêu tả cảnh quê hương với những “chất liệu” quen thuộc: từ tiếng sáo diều, những cánh cò trắng cho đến cánh đồng lúa. Một hình tượng mà có lẽ mãi mãi không quên đó là “dáng mẹ” hiền mặc trên mình chiếc áo nâu, đầu đội nón lá đi về. Từ bao đời nay, Việt Nam là một nước chuyên về nong nghiệp, hình ảnh ruộng lúa luôn gắn liền với những bài văn, bài thơ về quê hương.

Quê hương nhắc tới nhớ ghê

Ai đi xa cũng mong về chốn xưa

Quê hương là những cơn mưa

Quê hương là những hàng dừa ven kinh

Mang trong mình tình yêu quê hương, yêu đất nước mãnh liệt nên khi bất kì ai, bất kì điều gì cũng có thể khiến ta bồi hồi nhớ quê. Mong muốn lại được một lần nữa trở về quê hương, được biết mùi vị của những cơn mưa, ngắm nhìn hàng dừa ven kinh.

Quê hương mang nặng nghĩa tình

Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời

Quê hương ta đó là nơi

Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

Cho nên, dù đã lớn, đi học, đi làm xa, mỗi lần nhớ về quê hương — một làng quê sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, trồng dừa, Nguyễn Đình Huân lại bồi hồi. Những câu cuối của bài thơ cất lên như đang nhắc nhở chúng ta ý nghĩa thực sự của quê hương, không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn, mà còn là nơi để mỗi đứa con dù đi xa nhưng vẫn mong có ngày trở về.


Cảm xúc của em khi đọc bài thơ “Quê hương” của Nguyễn Đình Huân - Mẫu số 6

Quê hương tôi đất vải thiều

Thanh Hà hai tiếng thân yêu vô cùng

Dân quê tôi rất anh hùng

Chống Pháp đánh Mỹ lẫy lừng chiến công

 

Lúa ngô xanh thắm trên đồng

Các cô thôn nữ má hồng đảm đang

Đi đâu cũng nhớ về làng

Thôn Cổ Chẩm đẹp ngỡ ngàng trong tôi

 

Việt Hồng quê mẹ ta ơi

Trong tim ghi dấu một thời ấu thơ

Con sông quê nước lững lờ

Con đò nhỏ nối đôi bờ yêu thương

 

Tuổi thơ cắp sách tới trường

Mùa đông đi bộ con đường dài ghê

Chiều hè lội dưới chân đê

Cùng bạn đánh dậm nón mê đội đầu

 

Tôi về kiếm bạn trẻ trâu

Giờ đây tóc đã phai màu thời gian

Xưa bên nhau thuở cơ hàn

Mà sao vẫn thấy ngập tràn niềm vui.

Với thể thơ lục bát truyền thống có âm điệu êm đềm, tác giả đã làm sống dậy tình cảm dạt dào về quê hương qua hàng loạt kỷ niệm hồi còn thơ bé. Điều đó thể hiện rõ ngay từ những câu mở đầu: "Quê hương là một tiếng ve/ Lời ru của mẹ trưa hè à ơi/ Dòng sông con nước đầy vơi/ Quê hương là một góc trời tuổi thơ". Tác giả đưa ra liên tiếp những khái niệm về quê hương thật cụ thể, và gần gũi - với cái nhìn hồn nhiên của con trẻ. Theo đó, "Quê hương là": tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông uốn lượn, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng nổi bật trên triền đê xanh cỏ. Quê hương ngày bé sao mà gắn bó, thân thương đến thế? Đó cũng là dấu ấn kỷ niệm của hầu hết những ai đã từng sống ở chốn thôn quê, ruộng đồng. Chưa hết, vào những buổi chợ phiên, quê hương là nỗi niềm thấp thỏm chờ mong mẹ đi chợ mua về quà bánh đa. Hay nhất trong bài là những câu: "Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều".

Chỉ hai câu thơ, cả một không gian rộng lớn về quê hương được mở ra sống động với bề rộng là "cánh đồng vàng" mênh mang lúa chín; chiều cao bầu trời thoảng thơm hương lúa được tái hiện. Hình ảnh "cánh đồng vàng" vừa gợi tả màu của lúa chín vừa là ẩn dụ để chỉ giá trị to lớn, thái độ trân quý đồng đất quê hương "tấc đất tấc vàng". Không yêu quý quê hương, không có cách nhìn và lối viết ấy. Trong bài thơ, ngôn từ thuần Việt dung dị, nghệ thuật liệt kê được tác giả dụng thành công xuất sắc nên rất nhiều hình ảnh gợi nhớ về quê hương xuất hiện nhưng không đơn điệu, không nhàm chán. Trái lại, tác giả đã chọn lựa được những chi tiết nghệ thuật đặc trưng chỉ vùng thôn quê mới có như: tiếng gà gáy lúc bình minh, cánh đồng lúa chín, dáng mẹ áo nâu liêu xiêu đi về trong bóng chiều chạng vạng.

Chưa hết, quê hương còn là những cơn mưa, hàng dừa soi bóng ven sông nước... Tất cả đều gắn bó thân thương vô cùng. Khép lại bài thơ là hai câu: "Quê hương ta đó là nơi/ Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về" vừa để khẳng định tình cảm sắt son vừa như nhắn gửi tha thiết tới mỗi chúng ta hãy luôn nhớ về quê hương.

Bài thơ ngôn từ đôi chỗ còn mộc mạc nhưng thể hiện rõ tình yêu quê hương của chủ thể trữ tình. Tình yêu quê chính là động lực, là bệ phóng để mỗi người người chúng ta được chắp cánh để bay cao, bay xa vào bầu trời cuộc sống.


Cảm xúc của em khi đọc bài thơ “Quê hương” của Nguyễn Đình Huân - Mẫu số 7

Bài thơ "Quê hương" của Nguyễn Đình Huân đã làm sống dậy tình yêu chân thành, tha thiết dành cho quê hương qua hàng loạt kỷ niệm hồi thơ bé.

"Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ".

Mở đầu bài thơ, tác giả đã đưa liên tiếp những khái niệm về quê hương là những hình ảnh thật gần gũi trong cái nhìn hồn nhiên của con trẻ. Quê hương là tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông uốn lượn, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng nổi bật trên triền đê xanh cỏ... Đó là những dấu ấn kỷ niệm của hầu hết những ai đã từng sống ở chốn thôn quê, ruộng đồng.

"Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều".

Tiếp đó, cả một không gian rộng lớn về quê hương được mở ra với cánh đồng vàng mênh mang lúa chín. Cánh đồng vàng ấy vừa gợi tả màu của lúa chín vừa là ẩn dụ để chỉ giá trị to lớn, thái độ trân quý đồng đất nơi quê hương "tấc đất tấc vàng".

"Quê hương ta đó là nơi

Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về"

Khép lại bài thơ, tác giả đã khẳng định tình cảm sắt son và nhắn gửi tới mỗi chúng ta hãy luôn nhớ về quê hương. Tình yêu quê chính là động lực, là bệ phóng vững chắc để mỗi người người chúng ta được chắp cánh bay cao, bay xa.


Cảm xúc của em khi đọc bài thơ “Quê hương” của Nguyễn Đình Huân - Mẫu số 8

Sau khi đọc bài thơ Quê Hương của tác giả Nguyễn Đình Huân em cảm thấy bài thơ rất hay nó nói về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của ta, ở bài thơ này tác giả còn bày tỏ lòng yêu quê hương sâu sắc qua 4 câu thơ đầu tiên.

Quê hương ở bài thơ này thật gần gũi đối với chúng ta nào là tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng, khi ta đọc được những dòng thơ này ký ức như ùa về gợi lên cảm giác dễ chịu, an toàn và hồn nhiên như một đứa trẻ. Ở khổ thơ Quê hương là phiên chợ\Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa. Quê hương ở khổ thơ này như những xúc mong chờ, hồi hộp để đợi mẹ mang về bánh đa thơm lừng.Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều, khi đọc đến câu thơ này em lại nghĩ đến những buổi chiều thả diều rồi ngã vào đống bùn về nhà thì bị mẹ mắng cho một trận vì cái tội làm bẩn quần áo. Ở câu thơ này tác giả muốn nói rằng Quê hương là bầu trời, cánh diều chứa đựng cả tuổi thơ của ta.

Quê hương ta đó là nơi\Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về, ở câu thơ này tác giả muốn nói rằng Quê hương như cha như mẹ vì vậy đừng bao giờ quên những cảm xúc những hình ảnh những âm thanh ở quê hương và cũng đừng quên những gì mà quê hương đã cho bạn nói chung là " Hãy luôn nhớ về quê hương!"

Tô Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question