image hoi dap
image hoi dap

Top 5 cảm xúc của em về bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão của tác giả Đặng Hiển

icon-time21/3/2023

Bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão của tác giả Đặng Hiển là một tác phẩm rất xúc động và đầy tình cảm, khi tác giả mô tả cảnh bão tố và đứa trẻ ở nhà với sự vắng mặt của mẹ. Bài văn mẫu Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão hứa hẹn sẽ mang lại thông tin chi tiết và thú vị về bài thơ này.

Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão của tác giả Đặng Hiển

Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão của tác giả Đặng Hiển - Mẫu số 1

      Bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” của Đặng Hiển là một tác phẩm vô cùng cảm động, thể hiện sự nhớ nhung, lo lắng và nỗi niềm trăn trở của một đứa trẻ khi mẹ vắng nhà trong cơn bão. Tác giả đã miêu tả chân thực hình ảnh cùng những hoạt động của mẹ trong cuộc sống gia đình để rồi từ đó tạo nên một bức tranh đầy sắc màu về tình mẹ con. Tuy nhiên, sự vắng mặt của người mẹ lại là điều khiến cho mọi thứ trở nên trống trải và cô đơn hơn rất nhiều. Trước sự thiếu vắng và trống trải ấy, chính bản thân đứa trẻ đã phải đối mặt với nỗi buồn và nỗi niềm lo toan khi người mẹ vắng nhà trong cơn bão.

      Qua bài thơ tác giả đã gửi gắm đến người đọc thông điệp sâu sắc về tình mẹ con nói riêng và giá trị của tình thân trong cuộc sống nói chung. Bằng sự thấu hiểu và cảm nhận sâu sắc tác giả đã khẳng định cho chúng ta thấy rằng tình cảm gia đình là điều vô giá và mẹ luôn là người đặc biệt quan trọng trong cuộc đời của con. Bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” đã để lại dấu ấn vô cùng sâu đậm trong lòng người đọc với thông điệp ý nghĩa về tình mẹ con và sự trân trọng những giá trị tinh thần trong cuộc sống.

      Cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cũng êm đền và rạng rỡ, đôi khi cuộc sống sẽ là chặng đường đầy chông gai và thử thách khắc nghiệt buộc bản thân chúng ta phải vùng mình để cứu rỗi chính bản thân mình. Trước những thử thách đầy gian truân ấy điều quan trọng là chính bản thân chúng ta phải lấy những khó khăn, thách thức ấy trở thành bàn đạp và là bệ phóng để bản thân được trau dồi, trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Đôi khi chúng ta quá dễ dãi với bản thân, buông lỏng cảnh giác để rồi từ đó làm mất đi những giá trị quan trọng của đời mình. Nhưng chính bài thơ đã nhắc nhở chúng ta rằng, khi chúng ta đối diện với những khó khăn, đau đớn thì chính tình yêu thương, tình cảm gia đình mới là niềm hy vọng và là sự ấm áp cho cuộc sống của mỗi người .

      Từ đó em nhận ra rằng niềm hy vọng và niềm tin trong cuộc sống không thể tồn tại một cách đơn độc. Chúng ta cần nhìn nhận giá trị của gia đình, sự quan tâm và tình yêu thương từ người thân để trưởng thành và sống đầy đủ ý nghĩa. Đây là những yếu tố không thể thiếu để vượt qua mọi khó khăn, thử thách và là yếu tố quyết định những giá trị quan trọng của cuộc sống.

      Qua bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”, tác giả Đặng Hiển đã đem lại cho người đọc nhận thức rõ hơn về giá trị cuộc sống, tình cảm gia đình, niềm hy vọng và niềm tin trong cuộc sống. Các thông điệp và cảm xúc được truyền tải từ bài thơ này chắc chắn sẽ giúp mỗi người chúng ta nhận ra trách nhiệm của mình đối với gia đình, đất nước và xã hội, để từ đó hướng đến những giá trị tốt đẹp vươn tới sự phát triển bền vững và xây dựng một xã hội hạnh phúc, bình yên và ý nghĩa.

Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão của tác giả Đặng Hiển

Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão của tác giả Đặng Hiển - Mẫu số 2

     "Mẹ vắng nhà ngày bão" là một tác phẩm văn học đặc sắc, dù thuộc một chủ đề vô cùng quen thuộc nhưng tác giả lại không đi theo lối mòn thường thấy. Bằng tầm nhìn sâu rộng về cuộc sống và thế giới quan, tác giả đã khắc họa nên một bức tranh đầy cảm xúc, tình cảm giúp độc giả hiểu rõ hơn về tình mẫu tử cùng với những khó khăn mà người mẹ phải đối mặt trong cuộc sống. Bài thơ đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc và được đánh giá là một tác phẩm đáng để người đọc trải nghiệm và suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống và tình cảm gia đình.

      Trong bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” của nhà thơ Đặng Hiển, chúng ta có thể thấy được bức tranh về gia đình, nơi mẹ là trụ cột, người chăm sóc, lo toan cho các thành viên trong gia đình. Và khi mẹ vắng nhà, đó là khoảng thời gian đầy khó khăn và vất vả đối với ba bố con. Cơn bão kéo đến cùng với gió to và mưa lớn đã khiến nhà cửa bị dột nát, buộc ba bố con phải nằm chung để đỡ lạnh và tránh ướt. 

      Trong khoảnh khắc thiếu vắng mẹ, những ký ức ấm áp về gia đình tràn ngập trong lòng mỗi người. Tưởng như một chút nắng nhưng lại làm say đắm trong tâm trí những kí ức về mẹ, về những ngày sum vầy bên nhau. Dù mẹ không ở bên cạnh nhưng cảm giác được yêu thương của mẹ vẫn đong đầy trong tim. Ba cha con cũng cố gắng làm mọi việc, chị em trong gia đình cũng chung tay giúp đỡ, chăm lo cho nhau. Những giây phút đó khiến mỗi người trong gia đình hiểu rõ hơn giá trị của sự đoàn kết và tình yêu thương vốn có trong mỗi con người. Tác giả đã sử dụng hình ảnh của ngày bão và ngày nắng để tạo ra một bức tranh về sự vắng mặt của mẹ. Nhưng khi cơn bão qua đi, bầu trời trong xanh lại đó cũng là lúc mẹ trở về và không khí ảm đạm, u buồn ấy lại một lần nữa trở nên ấm áp và bình yên khi có bóng dáng mẹ hiền. Đó là thời điểm mọi người trong gia đình ai nấy cũng đều hạnh phúc và vui mừng. Từ đó, ta có thể thấy rằng, gia đình luôn là nơi để ta tìm kiếm sự ủng hộ và tình yêu thương.

      Ta có thể thấy trong bài thơ "Mẹ vắng nhà ngày bão" tác giả đã sử dụng ngôi kể, những hình ảnh hoạt động đời thường và biện pháp nghệ thuật để nâng cao tầm quan trọng của người mẹ trong tác phẩm. Qua bài thơ, tác giả cũng đã truyền tải thành công ý nghĩa tôn vinh những người mẹ và tình cảm của gia đình trong cuộc sống. Từ đó, giúp người đọc có thể cảm nhận được sức mạnh của tình mẫu tử và giá trị của gia đình trong cuộc sống của mỗi người.


Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão của tác giả Đặng Hiển - Mẫu số 3

Đề tài về mẹ luôn được nhiều thi sĩ khai thác trong đó có bài thơ Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão của nhà thơ Đặng Hiển lại để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả nhất. Bài thơ dung dị với lối kể chuyện tự sự thật cảm động khi hiện lên một tình huống mẹ vắng nhà để nổi bật tầm quan trọng của người mẹ. Đồng thời ca ngợi đức hi sinh và tình cảm của người phụ nữ trong gia đình. Phải đọc hết chúng ta mới có thể cảm nhận sâu sắc được sự độc đáo trong sáng tác của nhà thơ. Vậy ngay bây giờ mình cùng nhau trầm lặng cảm nhận những ý nghĩa và thông điệp của nhà thơ muốn gửi đến chúng ta nhé!

Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối
Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức
Nghĩ giờ này ở quê
Mẹ cũng không ngủ được
Thương bố con vụng về
Củi mùn thì lại ướt
Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sớm lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua…
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Ấm áp cả gian nhà

Trong gia đình Việt Nam, người mẹ có một vị trí rất quan trọng. Người phụ nữ Việt Nam mang trong mình những đức tính quý báu từ lâu đời, đó là: trung hậu, đảm đang, thuỷ chung, yêu thương chồng con hết mực, chăm lo cuộc sống hằng ngày chu đáo…

Nhà thơ Đặng Hiển đã chọn một tình huống khá đặc biệt: Mẹ vắng nhà ngày bão. Mẹ vắng nhà đã là một thiếu thốn lại đúng ngày bão thì sự thiếu hụt này càng tăng lên gấp bội. Bài thơ dung dị với lối kể chuyện tự sự thật cảm động khi hiện lên hình ảnh: “Hai chiếc giường ướt một – Ba bố con nằm chung”.

Bây giờ, cuộc sống đã khá hơn nhưng cách đây vài chục năm trước ở thời điểm nhà thơ viết bài thơ này thì đời sống còn khá chật vật nhất là những Khu tập thể công nhân viên chức.

Ba bố con nằm chung rất ấm mà vẫn thấy thiếu một khoảng trống: “Vẫn thấy trống phía trong – Nằm ấm mà thao thức”. Tình yêu thương là thế, người này nghĩ về người kia có một linh giác nào đó giao cảm nối họ với nhau: “Nghĩ giờ này ở quê – Mẹ cũng không ngủ được”.

“Cơn mưa dài” ở đầu bài không những dài về khoảng cách không gian mà cả thời gian tâm trạng nữa. Ta hình dung ra hình ảnh người mẹ bồn chồn lòng như lửa đốt: “Thương bố con vụng về – Củi mùn thì lại ướt”. Bây giờ chúng ta nấu bằng bếp ga, bếp điện; ngày đó cuộc sống thiếu thốn phải nấu bằng củi gỗ, mùn cưa – thứ nhiên liệu thô sơ này ướt đẫm thì khó mà nhen đỏ được.

Tác giả chọn chi tiết thật đắt, thật sống động nói về cái ăn, cái ngủ thiết thực của con người làm bối cảnh để nổi bật lên tình thương yêu gắn bó với nhau, nương tựa vào nhau vượt lên những khó khăn vật chất.

Nhà thơ Đặng Hiển tiếp tục cái mạch kể thật thà về chuyện chị hái lá cho thỏ, em chăm đàn ngan và: “Bố đội nón đi chợ – Mua cá về nấu chua”. Bố đội nón hay bố đang tập làm mẹ, học theo mẹ biết nấu cả canh chua cho con – Một món ngon ẩm thực rất quen thuộc ở nông thôn. Hình ảnh “Bố đội nón” thật ngồ ngộ thương thương mà thẫm đẫm tình người.

Bài thơ là một loạt ứng xử về các mối quan hệ giữa: Bố và con, con và mẹ, vợ và chồng giữa con người và thế giới và vật nuôi thật ấm cúng. Vắng mẹ, nhưng mẹ vẫn phảng phất đâu đây trong mỗi việc làm của con, của bố.

Khổ cuối bài thơ chuyển mạch, ảo hoá lung linh bừng sáng khi: “Thế rồi cơn bão qua – Bầu trời xanh trở lại”. Đây là quy luật của tự nhiên, nhưng “Mẹ về như nắng mới – Sáng ấm cả gian nhà”. Là sự đột biến của cảm xúc con người đẩy lên thành cảm giác. Nắng có thể là ánh mặt trời nhưng cao hơn là hơi ấm thương yêu toả ra từ lòng mẹ.

Viết về mẹ là một đề tài quen thuộc dễ có sự trùng lặp về cấu tứ. Nhà thơ Đặng Hiển đã dùng lối “đòn bẩy” để nâng hình ảnh người mẹ lên qua bóng dáng, việc làm, tình cảm của những người thân là một tứ thơ độc đáo. Đây là một thành công của anh góp vào trang thơ viết về mẹ một nốt trầm sâu thẳm, một gam màu sáng ấm, một bức tranh quê gần gũi yêu thương và cảm động.

Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão là một thi phẩm đặc sắc giàu ý nghĩa sâu sắc. Tác giả muốn tôn vinh vị trí và lòng biết ơn của những người mẹ đã hi sinh cho gia đình. Đồng thời thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên khi gặp khó khăn, trắc trở. Bài thơ đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị và được ca tụng mạnh mẽ.


Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão của tác giả Đặng Hiển - Mẫu số 4

Mẹ luôn là người chăm sóc, vun vén cho cả gia đình. Nên khi đọc bài thơ ” Mẹ vắng nhà ngày bão” của nhà thơ Đặng Hiến chúng ta thấy được hình bóng gia đình của mình trong đó. Mỗi ngày mẹ sẽ là người chăm lo cho bố con từng miếng ăn giấc ngủ. Nhưng khi một ngày mẹ về quê lại đúng ngày mẹ về quê thật là vất vả. Cơn bão gió to, mưa nhiều ngày này qua ngày khác.

Ở nhà ba bố con phải chịu cảnh dột nhà, thế nên ba bố con phải nằm chung để cho đỡ lạnh và không bị ướt. Trong lúc này trong lòng ai cũng nhớ về mẹ, nghĩ lúc này mẹ ở nhà cũng thao thức lo cho bố con ở nhà. Biết là dù mẹ có ở đâu cũng luôn trông ngóng về nhà và lo cho ba cha con. Dù thiếu vắng mẹ thì ba cha con vẫn làm những việc của riêng mình, chị thì đi hái lá cho thỏ ăn, còn em thì chăm đàn ngan. Bố phải đi chợ mưa thức ăn.

Và rồi cũng đến lúc cơn bão qua đi cũng là lúc bầu trời trong xanh trở lại và đó cũng là lúc mẹ về. Tác giả sử dụng hình ảnh ngày bão ngày nắng để thấy rằng vắng mẹ thì đó là ngày bão. Còn khi mẹ về ai cũng vui mừng thì đó là ngày nắng mới.


Cảm xúc của em về bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão của tác giả Đặng Hiển - Mẫu số 5

Bài thơ diễn tả cảm xúc vui mừng khôn xiết của gia đình sau nhiều ngày mong ngóng mẹ về. Mẹ đi vắng, cũng là lúc cơn bão ập đến. Cơn bão của thiên nhiên hay cơn bão trong lòng mỗi người khi không có mẹ? Hình ảnh so sánh “Mẹ về như nắng mới – Sáng ấm cả gian nhà” là hình ảnh giàu sức gợi, nhiều ý nghĩa. Nắng mới là nắng ấm, tươi sáng, rạng ngời.

Mẹ về, cả gian nhà không chỉ sáng mà còn ấm áp, vui tươi lạ thường. Mẹ trở về, thời gian xa vắng đã kết thúc, giống như cơn bão đã qua đi, trời lại quang mây, lặng gió. Hình ảnh “nắng mới” là hình ảnh của mẹ, mẹ đã trở về xua đi sự trống trải, sự mong mỏi của mọi người trong gia đình. Sự so sánh đó giúp ta hiể được một điều sâu sắc là: Mẹ cần thiết cho cả gia đình chẳng khác nào ánh nắng cần thiết cho sự sống! Khổ thơ kết thúc nâng cao hẳn bài thơ lên.

Mẹ về như nắng ấm về, chẳng có hình ảnh so sánh nào đẹp hơn thế. Bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão nói được đầy đủ các mối quan hệ thương yêu trong một gia đình. Tình huống cơn bão nâng cao hơn một mức về tình cảm của các mối quan hệ ruột thịt. Vai trò của người mẹ trong gia đình thật quan trọng và đáng trân quý biết bao! Em sẽ luôn chăm ngoan học giỏi để mẹ vui lòng.

Huyền Trang
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question